ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Tuyển tư vấn viên du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản tháng 07/2016



Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty đối với thị trường du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản trong giai đoạn tới, Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC cần tuyển gấp số lượng lớn cán bộ tư vấn du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản trong tháng 7/2016.

I. Quyền lợi khi làm việc với ABC

- Được làm việc trong tập đoàn đầu ngành xuất khẩu lao động, có quy mô lớn, chuyên nghiệp.

- Được hưởng các chế độ theo luật lao động: BHXH, BHYT, BHTN.

- Được nghỉ các ngày lễ theo quy định của luật Lao động.

- Có cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao của Công ty và tập đoàn.

- Cơ hội thu nhập cao: Lương cơ bản + thưởng theo doanh số + thưởng theo đơn hàng + thưởng lao động xuất cảnh cao

- Có cơ hội tham dự những khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ trong và ngoài nước.

- Được hưởng các chế độ đãi ngộ riêng theo quy định của Công ty.

II. Mô tả công việc

- Tuyển nguồn lao động đáp ứng các đơn tuyển chọn lao động do xí nghiệp Nhật làm việc với công ty yêu cầu.

- Làm việc với các cơ quan chức năng để triển khai công tác tư vấn, tuyển dụng lao động tại địa phương.

- Làm việc với các trường nghề, đơn vị môi giới để tuyển lao động.

- Xây dựng các kênh tuyển dụng, cộng tác viên tại địa phương để tuyển dụng lao động.

- Nghiên cứu thị trường, đối thủ đề xuất các giải pháp tuyển dụng lao động hiệu quả.

- Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng nguồn lao động mình tuyển được.

- Giải quyết các vấn đề phát sinh của người lao động trước và sau xuất cảnh.

- Các công việc khác theo sự phân công của quản lý.

- Chi tiết công việc sẽ trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

III. Yêu cầu

- Độ tuổi: 23 - 35

- Giới tính: Nam/nữ

- Tốt nghiệp Cao đẳng; Đại học, có kinh nghiệm về kinh doanh, marketing; tài chính, ...

- Có ngoại hình ưa nhìn, nói năng lưu loát, nhanh nhẹn, hoạt bát

- Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình tốt.

- Có khả năng đi công tác tỉnh ngắn ngày.

- Nhiệt huyết trong công việc, chịu được áp lực công việc.

- Có kinh nghiệm và đam mê các công việc liên quan tới ngoại giao, marketing, sales,....

- Tin học: Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, các phần mềm thông dụng và các phần mềm chuyên dụng.

- Hình thức, tác phong, tính cách: Ngoại hình khá, nhanh nhẹn, cởi mở, có kỹ năng đàm phán.

- Ưu tiên

+ Ứng viên có kinh nghiệm tuyển dụng lao động các thị trường, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.

+ Các ứng viên đã từng làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, đàm phán khách hàng, marketing, phát triển thị trường.

Hạn nộp hồ sơ: 31/07/2016

Ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV về cho chúng tôi:

Cách 1:  Gửi CV vào e-mail: trungabcvietnam@gmail.com 

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp theo địa chỉ: Tòa nhà ABC, số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Thông tin chi tiết liên hệ: 09. 4567. 3586 (Mr Trung)

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586

Tại sao nên đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3

Du học tại Nhật sớm nhất sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian học tập, cơ hội nghề nghiệp cũng tốt hơn.



Theo giới chuyên gia, học sinh nên đi du học sớm nhất có thể, đặc biệt là ngay sau khi tốt nghiệp cấp ba.  Khi sang Nhật du học, các bạn sẽ học tiếng Nhật trong 1,5 năm đến hai năm tại trường tiếng Nhật (xem tại đây). Sau khi có trình độ tiếng Nhật tốt, các bạn có thể học tiếp một trường nghề (hai năm) hoặc đại học của Nhật (4 năm). Như vậy, sau khi ra trường (22 - 24 tuổi), các bạn sẽ được trang bị ngoại ngữ, kiến thức, kinh nghiệm để có thể bắt đầu sự nghiệp. Đó là con đường rút ngắn thời gian học hành mà vẫn hiệu quả.

Nhiều bạn sau khi học xong đại học hoặc đi làm mới quyết định du học Nhật Bản khiến thời gian học bị kéo dài. 

Ưu điểm khi du học Nhật Bản 

Cổng trường đại học là ước mơ của phần lớn học sinh. Tuy nhiên, thực tế là nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học xong vẫn không kiếm được việc làm hoặc có việc nhưng mức thu nhập chưa đáp ứng được nguyện vọng. Trong những năm gần đây, một số lượng không nhỏ thanh niên Việt Nam chọn con đường ra nước ngoài học tập, trong đó du học Nhật Bản đang được nhiều gia đình lựa chọn.

Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế... Điều đó được tạo nên bởi nền giáo dục có chất lượng hàng đầu thế giới. Khá nhiều đại học của Nhật Bản (xem tại đây) đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới như Đại học Tokyo ở vị trí 23, Đại học Kyoto ở vị trí 59. Còn tại châu Á, Đại học Tokyo trong 3 năm liên tiếp (năm 2013 - 2015) luôn đứng ở vị trí số một.

Nền giáo dục của Nhật Bản đào tạo ra những con người không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn có tính kỷ luật và hết lòng trong công việc, vì tập thể chung. Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Theo con số thống kê, có tới 30% các doanh nghiệp Nhật đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu về những người biết tiếng Nhật khá lớn. Do đó, "đầu ra" cho các bạn sau khi học xong sáng sủa, rõ ràng. 

Du học Nhật Bản không quá khó

Trước thực trạng dân số liên tục giảm sút trong những năm qua do tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản đề ra định hướng thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Điều này vừa để "cứu" các trường học của Nhật Bản đang thiếu học sinh, vừa để đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước. Năm 2008, Nhật Bản đưa ra kế hoạch đến năm 2020 sẽ thu hút 300.000 sinh viên quốc tế.

Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ đã triển khai một loạt các biện pháp như cải thiện thủ tục nhập quốc, nhập học, kỳ thi vào trường; đơn giản hóa thủ tục kiểm tra nhập cảnh; tăng cường các chế độ học bổng; tạo điều kiện du học sinh vừa học vừa làm, hỗ trợ tìm việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp sau khi ra trường... Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp thu hút sinh viên quốc tế, số lượng du học sinh tại đây tính đến ngày 1/5/2015 là gần 210.000 người, tăng 13,2% so với năm 2014.

Tất cả những bạn tốt nghiệp trung học phổ thông đều có thể đăng ký đi du học. Tuy nhiên, học sinh cần nhận thức đúng đắn động cơ, mục đích và quyết tâm trước khi đi du học để đạt được thành công. Du học Nhật Bản chỉ dành cho những bạn có nghị lực, ý chí, bản lĩnh, quyết tâm tạo dựng tương lai.

Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
----------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 35876



Món ăn cực độc mà chỉ 12 đầu bếp trên khắp nước Nhật được phép nấu

Các đầu bếp Nhật phải mất từ 2-3 năm đào tạo nghiêm ngặt mới được cấp phép chế biến món cá nóc có độc tố gấp 1.200 lần chất độc cyanua.

Những ai đã từng đọc tác phẩm văn học kinh điển "Ông già và biển cả" của đại văn hào Ernest Hemingway, hẳn cũng mường tượng ra được sự nguy hiểm của con cá kiếm khổng lồ trên vùng biển Giếng Lớn, và đàn cá mập hung dữ. Thế nhưng ngoài đời thực, nơi đại dương mênh mông khốc liệt kia, còn có một loại cá kích thước chỉ bằng bắp tay người lớn, mà nguy hiểm gấp trăm lần con cá kiếm của ông lão Santiago.

Loại cá được mệnh danh độc nhất hành tinh này chính là cá nóc. Không ngoa chút nào khi nói những người dám liều mạng thưởng thức cá nóc, là những người dám đặt cược mạng sống của mình với tử thần. 


Cá nóc - kẻ được mệnh danh độc nhất hành tinh.

Tất cả các cơ quan nội tạng của cá nóc như ruột, buồng trứng, gan, ..vv.. đều chứa loại chất độc có tên là tetrodotoxin (TTX), một chất độc độc gấp 1.200 lần cyanua. Nếu ai là fan hâm mộ của bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan chắc sẽ nắm rõ, cyanua là chất hoá học được liệt vào hàng kịch độc, gây chết người.

Chất độc trong cá nóc mạnh đến nỗi, chỉ cần 1 liều nhỏ hơn đầu cây kim cũng đủ gây chết người. Một con cá nóc dư sức hạ đo ván 30 người đàn ông trưởng thành khoẻ mạnh trong đau đớn tột cùng, mà chẳng cần đến phòng tập gym ngày nào. 

Độc tố TTX có trong cá nóc không bị phân hủy trong quá trình nấu chín. Và đặc biệt là hoàn toàn chưa có thuốc giải cho loại độc khủng khiếp này khi đã ngấm vào máu.


Cận cảnh con cá nóc độc gấp 1.200 lần cyanua.

Nhưng ngặt một nỗi, thịt cá nóc lại không độc và ngon vô cùng. Ở đất nước mặt trời mọc, sushi hay sashimi cá nóc là một trong những món ăn đắt đỏ nhất trên mỗi bàn tiệc. Không những phải đánh cược tính mạng của bản thân mỗi khi thưởng thức món ăn xa xỉ này, người dân Nhật Bản còn sẵn sàng bỏ ra một số tiền khá lớn để ăn chúng. 

Các đại gia xứ hoa anh đào không tiếc tay chi 200 USD (gần 4,5 triệu đồng) cho 8 miếng sashimi cá nóc cắt lát mỏng tang (mà vị chẳng khác gì thịt gà), tại nhà hàng 3 sao vàng Michelin. 


Phải trải qua 2-3 năm đào tạo nghiêm ngặt, các đầu bếp mới được cấp giấy phép chế biến cá nóc.

Do nhu cầu thưởng thức thịt cá nóc rất lớn nên nhiều đầu bếp ở xứ sở hoa anh đào vẫn luôn đam mê chinh phục được kỹ năng chế biến cá nóc. Tuy nhiên, vì quá trình đào tạo cũng như học tập đều rất khó khăn, nghiêm ngặt nên hiện nay trên khắp nước Nhật chỉ có 12 đầu bếp được cấp phép chế biến loại cá này.

Và để trở thành một trong số ít các đầu bếp nổi tiếng với món cá nóc, các đầu bếp bắt buộc phải tham gia khoá đào tạo, rèn luyện kỹ năng mổ cá từ 2 đến 3 năm. Sau đó, những người chắc tay này phải thực hành trên hàng trăm con cá, chấp nhận bỏ ra chi phí hàng trăm nghìn yên, vượt qua kỳ thi khó khăn với chỉ 60% cơ hội thành công, để được cấp giấy phép chế biến cá nóc an toàn.



Điều đặc biệt trong quá trình chế biến cá nóc mà mỗi đầu bếp đều phải ghi nhớ là sau khi mổ và làm sạch cá nóc, toàn bộ những phần có độc của con cá sẽ phải cho vào khay kim loại có dán dòng chữ "Không ăn được" và khóa kín. Sau đó, người ta sẽ mang chiếc khay này đến chợ cá và tiêu hủy chúng trong lò bằng củi vụn. Trong quá trình mổ cá, tuy thịt cá không hề có độc nhưng chỉ cần chạm khẽ vào nội tạng của chúng thôi, là cả người lẫn cá dắt tay nhau đi gặp Diêm Vương luôn...


Sự hấp dẫn khó cưỡng của cá nóc cắt lát khiến nhiều người sẵn sàng chi hàng trăm USD để thách thức tử thần!

Cá nóc nguy hiểm là thế và phải những người đã trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt mới được chế biến cá, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người coi thường sự nguy hiểm của loại cá này. Nhiều trường hợp bị ngộ độc cá nóc dẫn đến những cái kết đầy thương tâm, khiến chúng ta phải chú ý hơn đến sự an toàn của bản thân và xã hội.

Vào tháng 10 năm 2014, 11 người trong cùng một gia đình ở thành phố Rio de Janerio, Brazil đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Chỉ trong vài giây sau khi cắn miếng đầu tiên, các thành viên của gia đình trên bắt đầu nôn, sau đó mất cảm giác ở mặt, cánh tay và chân. Hầu hết các nạn nhân đều bị tê liệt.

Không chỉ ở nước ngoài, mà tại Việt Nam, ngộ độc cá nóc cũng khá phổ biến. Cụ thể, vào tháng 1 năm 2015, gia đình 3 mẹ con chị Um ở huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã bị ngộ độc cá nóc phơi khô. Ngày 20, tháng 7 năm 2015, một gia đình 4 người ở Hà Tĩnh cũng phải nhập viện trong tình trạng chóng mặt, buồn nôn vì đã ăn canh cá nóc nhưng may mắn được các y bác sĩ cứu sống nhờ rửa ruột kịp thời.

Phải có kỹ năng nhất định mới được chế biến cá nóc để tránh những trường hợp ngộ độc vì thiếu hiểu biết.

Hiện nay, ở Nhật Bản, nổi tiếng nhất là đầu bếp Kunio Miura - một bậc thầy về cá nóc. Ông đã học cách xẻ thịt loài cá này từ năm 15 tuổi. Trải qua khoá đào tạo nghiêm ngặt và những buổi thực hành trên hàng trăm con cá, Kunio Miura đã trở thành người phục vụ cá nóc được cấp phép khi ông vừa tròn 20 tuổi.

Đến nay, dù đã có 60 năm kinh nghiệm thử sức với cá nóc, người đầu bếp tâm huyết này vẫn cực kỳ thận trọng mỗi khi xử lý một con cá. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy hiểm về tính mạng cho khách hàng. 

Ông Toshiharu Hata hiện điều hành một trong những công ty bán sỉ cá nóc lớn nhất ở thành phố Shimonoseki - nơi được mệnh danh là "Kinh đô cá nóc của Nhật Bản". Công ty gia đình này được thành lập cách đây 40 năm và cho đến ngày nay vẫn vô cùng nổi danh bởi những con cá nóc tươi ngon cũng như quy trình vận chuyển, chế biến cá cẩn trọng, khắt khe và an toàn tuyệt đối. 

(Theo Ngọc Vũ / Trí Thức Trẻ)

Nếu ngày mai bạn đi du học

Bạn sẽ làm gì nếu hôm nay là ngày cuối cùng bạn còn đứng trên dải đất hình chữ S? Và ngày mai, đôi chân bạn không phải ở đây nữa mà đặt lên một vùng đất khác lạ nơi xứ người.



Hoàn cảnh khá đặc biệt nhưng đó là một hiện thực, một trạng huống với những ai có dự định du học tại một quốc gia khác. Một ngày cuối cùng khi còn ở đây chắc hẳn rất nhiều bạn mong muốn được làm nhiều thứ nhất có thể. Và không phải không có những bạn chỉ nghĩ tới ngày mai sẽ hiện diện trên một miền đất không phải xứ sở, quê hương thôi thì lại chẳng muốn làm gì.

Nhưng dù bạn thuộc nhóm nào đi chăng nữa thì tất cả hãy nên dành một ngày ý nghĩa, trọn vẹn nhất cho những gì thiêng liêng, quan trọng nhất đời mình, xung quanh mình.

Nói lời cảm ơn và dành yêu thương nồng nàn nhất với những đấng sinh thành

Có một nguyên lí tồn tại trong phạm trù những mối quan hệ rằng, những gì ở gần ta đã trở nên thân thuộc hàng ngày, như không còn khoảng cách thì ta vô tình vô tâm với điều ấy. Những năm tháng được sống, được chăm sóc bởi vòng tay yêu thương của gia đình là những gì bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời nhất khi nghĩ về nó và nghĩ về chuyến đi ngày mai.



Gia đình, cụ thể là những bậc sinh thành, là những người bạn nên dành sự quan tâm đặc biệt trước khi nói lời tạm biệt lên đường tới phương xa học tập. Lời cảm ơn chân thành, vòng tay ôm hôn âu yếm hay những chia sẻ, tâm sự hẳn sẽ là những điều bạn nhớ nhất và cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều ở nơi xứ lạ kia mỗi khi nhớ về.

Quẩy tưng bừng cùng lũ bạn thân


Nói là "quẩy" nhưng không đồng nghĩa với việc bạn vui chơi quá đà mà quên đi hành trình dài của ngày mai nhé.

Cùng với gia đình, những người bạn thân thiết nhất chắc chắn là những người bạn không thể quên trong ngày cuối cùng trước khi lên đường du học. Hãy tận dụng chút thời gian ít ỏi trong một ngày đó để cùng "xõa" với chúng bạn. Mở một bữa tiệc nhỏ, tìm một địa điểm ngoài trời thú vị hay đơn giản là gửi những lời yêu thương tới đám bạn có thể sẽ cho bạn thêm động lực cho ngày "cất cánh" đấy.

Một góc đặc biệt cho "người ấy"

Đây có lẽ cũng là khoảng thời gian đặc biệt giữa bạn và "người ấy". Trong hoàn cảnh bạn tới phương xa học tập còn "người ấy" ở lại trong nước thì hãy dành thời gian, có thể không nhiều cũng được, nhưng cố gắng tạo nên và nắm giữ những gì ý nghĩa nhất, sâu đậm nhất bởi ngày mai bạn và "người ấy" không chỉ xa về không gian mà còn cả thời gian nữa.



Ấn tượng tốt đẹp bao nhiêu thì sợi dây giữa hai bạn, dù có vấn đề không gian, thời gian sau này, vẫn sẽ nối kết, gắn kết hai người với nhau.

Nơi chốn bạn sẽ nhớ về khi ngước nhìn lên bầu trời xứ lạ


Dành sự quan tâm, nhắn gửi và trao yêu thương nồng nàn nhất cho những người thân thiết nhất với bạn trong cuộc đời, bạn cũng đừng quên dành một chút gì đó cho chính bản thân mình nhé.

Nhiều bạn sẽ có những lựa chọn riêng cho bản thân: đọc lại quyển sách mình yêu thích, chăm chút cho con thú cưng, săn sóc lại chậu hoa mình trồng… Ngoài ra nếu có thể bạn nên tìm một nơi riêng tư, có thể là nơi gắn bó với bạn nhiều kỉ niệm nhất: một quán cà phê, một công viên, một khu lưu niệm.... Hãy tới đó, chọn một chỗ và suy tư, nghĩ về con đường, hướng đi sắp tới. Đó sẽ là giây phút giúp bạn sống chân thành, thành thực với mọi điều và có thể là nơi bạn nhớ về trong những tháng ngày học tập ở phương xa kia.

Du học không chỉ là một định hướng trên con đường học tập mà có khi là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của một ai đó khi muốn tiếp cận một nền giáo dục nước ngoài. Trước khi lên đường mỗi người hẳn có nhiều điều ấp ủ. Ngày cuối trước khi lên đường thực hiện hoài bão, ước mơ, bạn sẽ làm gì?

(Nguồn: Kênh 14)

10 điều khiến người Nhật luôn tự hào

Mỗi người dân của mỗi nước trên thế giới đều có niềm tự hào riêng về đất nước của họ. Đó có thể là một món ăn, địa điểm du lịch hay một đặc điểm tính cách của con người. Với nhiều người Nhật có rất nhiều điều đơn giản khiến họ rất tự hào khi được sinh ra tại đất nước này.

Khi thực hiện một cuộc khảo sát 1.000 người dân Nhật Bản, thì người Nhật Bản chỉ ra 10 điều họ cảm thấy tự hào nhất về đất nước mình. Mời các bạn thực tập sinh, du học sinh cùng tìm hiểu xem 10 điều khiến người Nhật luôn cảm thấy tự hào trong bài viết này nhé.

1. Đồ ăn Nhật

Khi được hỏi về đồ ăn Nhật, người Nhật Bản đều trả lời rằng "Tôi tự hào là người Nhật Bản khi thưởng thức món Sushi và rượu sake". Đây là lời khen của chính những người Nhật dành cho món ăn truyền thống của đất nước họ.



Với người Nhật, linh hồn của nền ẩm thực xứ Phù Tang chính là Sushi, Sashimi, Sake… và rất nhiều món ăn truyền thống. Dù bạn đến bất cứ thành phố nào trên thế giới thì bạn đều bắt những nhà hàng Nhật Bản luôn đông khách với hàng trăm món ăn Nhật Bản.

2. An ninh xã hội

Mặc dù có rất nhiều tranh luận về điều này khi gần đây, những vụ giết người tại nơi công cộng vẫn xảy ra, nhưng với nhiều người Nhật Bản thành phố họ sinh sống vẫn rất an toàn. Họ có thể ngủ trên tàu điện, đi bộ một mình trong buổi tối mà không thấy sợ hãi.

Hơn nữa, người dân Nhật Bản rất yêu thích cuộc sống bình yên, nơi mà người ta có thể kiên nhẫn hàng giờ để xếp hàng hay ngồi thưởng thức 1 tách trà đào với nhiều công đoạn pha chế phức tạp. Đây là điều mà không dễ tìm thấy tại các quốc gia khác, đức tính kiên nhẫn của người Nhật Bản khiến bất kỳ ai biết đến cũng phải khâm phục.

3. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ



Sẽ không thấy lạ lẫm khi một người phụ nữ Nhật Bản nói rằng cảm thấy tự hào khi sử dụng toilet tại đất nước mình. Nhà vệ sinh tại Nhật luôn được đánh giá là sạch nhất thế giới. Việc người Nhật bị ám ảnh bởi việc giữ vệ sinh sạch sẽ cũng mang lại nhiều lợi ích cho họ, khi nhà vệ sinh luôn được giữ sạch sẽ, sáng bóng khiến họ cảm thấy thoải mái ngay cả trong nhà vệ sinh.

4. Suối nước nóng Onsen



Không phải ở đâu trên thế giới cũng có suối nước nóng tuyệt vời như Nhật Bản. Rất nhiều du khách trải nghiệm và khám phá đất nước này sẽ không trọn vẹn nếu không một lần ghé Onsen. Chính vì vậy mà người Nhật Bản luôn thấy tự hào khi thiên nhiên đã ban tặng nguồn nước nóng quý giá cho cuộc sống của họ.

5.Thiên nhiên 4 mùa

Khách du lịch khi đến với Nhật Bản luôn lựa chọn thời điểm mùa xuân hay đông để đi du lịch. Đây là lúc mọi nẻo đường tại Nhật bản ngập tràn trong sắc hoa anh đào hay lảng bảng trong tiết trời cuối thu với khung cảnh rừng phong thay áo, trải thảm các cánh rừng. Chính vì thế, Nhật Bản được ví là xứ sở hoa anh đào, con người Nhật Bản luôn tự hào vì vẻ đẹp trời phú độc đáo của đất nước mình.



6. Phong cách cư xử lịch thiệp

Nếu như bạn hỏi bất kỳ ai về vấn đề người dân đất nước nào có cách cư xử lịch thiệp nhất trên thế giới thì 90% câu trả lời đều là Nhật Bản.

Từ cách cúi đầu chào hỏi đến trò chuyện, người Nhật Bản rất nổi tiếng với những quy chuẩn và phong cách sống rất lịch sự. Ngay từ những ngày còn bé, trẻ em Nhật Bản đã được học những bài học về tự lập, giữ yên lặng ở nơi công cộng, tôn trọng người già, biết giúp đỡ người khác. Những điều này đã đi theo người Nhật Bản từ bé đến lúc trưởng thành, tạo nên một xã hội đầy nề nếp, lịch sự.

7. Thảm Tatami



Những niềm tự hào không phải chỉ tự hào về những điều quá to lớn, đôi khi có những niềm tự hào thật đơn giản như sở hữu tấm thảm Tatami truyền thống. Nhiều người vẫn thích dùng tấm thảm truyền thống này mặc dù có rất nhiều loại sàn hiện đại có tại Nhật Bản.

8. Anime và Manga


Không chỉ tại nước Nhật Bản, mà rất nhiều người trên toàn thế giới có tuổi thơ gắn liền với bộ truyện tranh hay các nhân vật hoạt hình Nhật Bản như Pokemon, mèo máy Doremon, …Từ trước đến nay, chưa bao giờ các bộ truyện tranh và phim hoạt hình hết hot không chỉ ở Nhật Bản. Đây là quê hương của những nhân vật được rất nhiều trẻ em yêu thích, và đến bây giờ nó vẫn làm nên tên tuổi cho đất nước mặt trời mọc này. Vậy nên, không có gì đáng kinh ngạc khi người Nhật Bản cảm thấy tự hào khi sống tại một quốc gia sản sinh ra những nhân vật nổi tiếng.

9. Bàn sưởi Kotatsu


Những đồ dùng trong gia đình của Nhật Bản luôn được các mẹ bỉm sữa mọi nơi ưa chuộng, không chỉ vì những hình dáng đáng yêu, rất đẹp mà còn vì những tính năng, chất lượng của những sản phẩm Nhật Bản làm ra. Chúng ta không thể bỏ qua bàn sưởi kotatsu là một loại bàn sưởi vừa giúp tiết kiệm điện, bạn không cần bật hết công suất mà trong nhà vẫn giữ ấm ở những nơi cần thiết.

10. Máy bán hàng tự động

Nhật Bản được xem là nơi có ý thức tốt nhất, khi đến với Nhật Bản bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cửa hàng không người bán chỉ có những gian hàng để sẵn giá cả và không có người trông coi. Những chiếc máy bán hàng tại Nhật luôn mang đến cho khách hàng rất nhiều lựa chọn, từ các mặt hàng cao cấp đến những đồ dùng hàng ngày.

Trên đây là 10 điều người Nhật luôn tự hào về đất nước họ, nếu có cơ hội hãy một lần ghé thăm đất nước xinh đẹp này để trải nghiệm những nét đẹp của đất nước mặt trời mọc.

(Nguồn: Sưu tầm)

Chia sẻ kinh nghiệm nộp học bổng ADB, Nhật Bản

Với kinh nghiệm apply thành công học bổng Asian Development Bank (ADB) vào trường Đại học Tokyo anh V.T.T đã gửi bài chia sẻ kinh nghiệm nộp hồ sơ xin học bỏng ADB . Cùng đón đọc để lấy kinh nghiệm đi săn học bổng nhé!



Trước hết, mình xin được giới thiệu: học bổng ADB do ngân hàng phát triển châu Á tài trợ dành cho các nước đang phát triển theo học tại các nước có trong danh sách của ADB. Các bạn vào trang web này để đọc về nội dung học bổng nhé: ADB . Các lĩnh vực trong chương trình đào tạo bao gồm: economics, management, health, education, agriculture, environment, natural resource management, science and technology, other development-related fields (kinh tế, quản lý, sức khỏe, giáo dục, nông nghiệp, môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, và các lĩnh vực liên quan đến phát triển khác)

Trình tự xin học bổng (đối với cá nhân người viết, cũng có thể áp dụng trong đa số trường hợp):

– Bước 1: Xác nhận xem bạn có đủ điều kiện apply học bổng ADB-JSP tại ADB website (http://www.adb.org/JSP/faq.asp#eligibility)

– Bước 2: Tìm giáo sư nghiên cứu

– Bước3: Nộp hồ sơ lên Khoa đào tạo (ví dụ là: Division of Environmental Studies or GPSS) (vào khoảng tháng 12 hàng năm)

– Bước 4: Trường ĐH sẽ xét tuyển xem bạn có đủ điều kiện (tháng 01)

– Bước 5: Chỉ những thí sinh đủ tiêu chuẩn mới được nộp học bổng ADB qua trường

– Bước 6: Nếu được nhận sẽ nhập học vào tháng 10

Cụ thể hơn, 6 bước sau có nội dung như sau: Với các bạn muốn xin học bổng như mình, các bạn nên đọc các lĩnh vực đào tạo ở trên sau đó các bạn vào danh sách các khoa của các trường được liệt kê mà ADB đưa ra. Sau đó, các bạn nên tìm các thầy trong các khoa đấy xem thầy nào có lĩnh vực giống hoặc có liên quan rồi viết thư liên hệ với các thầy đấy bày tỏ nguyện vọng cũng như sở thích nghiên cứu của mình rồi viết thư liên hệ với các thầy để xin các thầy nhận làm thầy hướng dẫn. Hoặc bạn nào có thể nhờ người giới thiệu đến các thầy ấy như các thầy trong trường Việt Nam thường rất hay có quan hệ với các thầy bên Nhật. Thêm nữa các thầy bên Nhật cũng cần người để hướng dẫn cho đủ chỉ tiêu. ‘’Nếu’’ các bạn có sẵn một ‘Study Plan’’ mà các thầy thấy phù hợp thì họ sẵn sàng nhận làm thầy hướng dẫn ngay còn không có thì liên hệ bày tỏ mình như thế nào. Như mình có cái study plan cộng với người giới thiệu bên Việt Nam (may mắn) nên thầy nhận mình luôn. Nếu các thầy nhận các bạn rồi, thì các bạn nên viết thư liên hệ với các khoa ấy để hỏi thêm về học bổng này (mà vào web các khoa ấy nó cũng đưa ra schedule cũng như tiêu chuẩn và các giấy tờ trong hồ sơ để nộp).

Như trường Tokyo mình bắt đầu liên hệ từ tháng 10, đến tháng 12 bắt đầu nộp hồ sơ tháng 3 có kết quả sơ bộ để được gửi lên ADB (một khi bạn được trường đề cử trong danh sách lên ADB coi như bạn đã trúng học bổng này vì mỗi khoa có chỉ tiêu mà), tháng 4 thì có kết quả chính thức, sau đó trường (cụ thể là khoa) sẽ liên hệ hướng dẫn thủ tục để tháng 10 nhập học. Các bạn lưu ý là có thể có trường ban đầu cho gửi bản scan nhưng có trường nộp hồ sơ lúc đầu chỉ nhận bản cứng gửi qua đường bưu điện (mình nộp bản cứng ), các bạn nên chủ động thời gian nên chuyển phát nhanh trong vòng 1 tuần (cũng tốn kém đấy) sẽ đến được, khi trường nhận được rồi thì sẽ gửi mail cho bạn là họ đã nhận được. Trong quá trình từng bước nộp hồ sơ, mỗi khi nhận được thông báo của trường mình đều reply ngay và trước thời hạn họ quy định nên có kết quả rất nhanh (họ coi mình nhiệt tình trong việc xin học bổng: như mail thông báo thì đầu tháng 5 mình mới có kết quả nhưng mình đều nộp hồ sơ sớm sau mỗi bước nên đến giữa tháng 4 mình đã có kết quả tức là sớm hơn nửa tháng).”

Vậy đó, chìa khóa nộp học bổng luôn là tìm hiểu kĩ, và be proactive!

(Nguồn: Gakutomo)

Quy trình du học Nhật Bản mới nhất

Bạn đang ấp ủ giấc mơ đi du học Nhật Bản?

Bạn đã lập kế hoạch cho bản thân mình chưa?

Bạn nên bắt đầu từ đâu?

Quy trình thủ tục hồ sơ và chi phí như thế nào?

Cần mất bao nhiêu thời gian để hoàn tất thủ tục du học Nhật Bản? 

Chắc hẳn, các bạn đang rất đau đầu với rất nhiều câu hỏi và chưa tìm được cho mình câu trả lời thích hợp nhất. Hãy cùng tìm đọc bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!



Trước khi đi du học thì việc quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu các thông tin đa chiều về các vấn đề dưới đây:

– Mục đích đi du học của bạn là gì? Bạn cần có tư cách, năng lực gì cho nghề nghiệp tương lai?

– Bạn sẽ học ở đâu? Học ở trường nào?

– Cần bao nhiêu thời gian?

– Muốn học gì? Chuyên ngành, lĩnh vực?

– Khi nào sẽ đi? Thời gian chuẩn bị bao lâu?

– Tổng chi phí là bao nhiêu? Vé máy bay? Sinh hoạt phí? Tiền nhà? Tiền ăn? Tiết kiệm có đủ không? Gửi tiền từ nhà? Làm thêm? Học bổng?…

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc nắm được những thông tin trên là rất dễ dàng, nhưng quan trọng là việc chọn lọc thông tin cho chính xác, bạn có thể liên hệ với ABC để được tư vấn chi tiết nhất.

Trong bài viết này, ABC sẽ gửi đến các bạn một số thông tin cần thiết về thời gian nhập học, về quy trình, thủ tục và chi phí cụ thể để làm hồ sơ du học Nhật Bản. Hồ sơ trước hết sẽ được gửi đến các trường tiếng Nhật. Tại đây, hồ sơ du học của bạn sẽ được trường tiếng Nhật sẽ xét duyệt, phỏng vấn để xét duyệt so với tiêu chuẩn tuyển sinh của trường. Sau đó, khi bạn đạt tiêu chuẩn của trường, trường sẽ gửi hồ sơ của bạn lên cục xuất nhập cảnh để xét duyệt tư cách lưu trú của bạn tại Nhật Bản. Việc chuẩn bị 1 bộ hồ sơ tốt và hoàn chỉnh là việc rất quan trọng.

1.Thời gian nhập học của du học sinh tại Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, tháng 4 sẽ là bắt đầu một năm học mới( đây cũng là kỳ chính của các du học sinh tại Nhật). Nên để tạo điều kiện cho các bạn du học sinh có cơ hội cũng như thời gian linh động để đến Nhật du học thì tại Nhật sẽ có 04 kỳ nhập học cho các bạn,



2.Quy trình đi du học Nhật Bản



+ Giấy tờ liên quan đến người có nguyện vọng đi du học bao gồm:

– Giấy khai sinh(bản sao )

– Chứng minh thư nhân dân (Bản sao công chứng).

– Sổ hộ khẩu (Bản sao công chứng).

– Bản gốc bằng tốt nghiệp cao nhất. Với những sinh viên sắp tốt nghiệp chưa nhận được bằng thì cần chuẩn bị giấy chứng nhận sắp tốt nghiệp.

– Bảng điểm (Bản sao công chứng).

– Học bạ (Bản sao công chứng).

– Giấy chứng nhận học tiếng Nhật.

– Giấy xác nhận nghề nghiệp (dành cho những người đi làm, nếu là sinh viên ĐH, CĐ chưa tốt nghiệp thì cần giấy xác nhận đã học tại trường, bảng điểm).

– Hộ chiếu (Khi chuẩn bị đi).

– 15 ảnh thẻ (3×4).

Lưu ý: tất cả bản sao công chứng không quá 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ về ABC.

+ Giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh.

– Sổ ngân hàng.

– Giấy chứng nhận số dư tài khoản.

– Giấy chứng nhận tại cơ quan làm việc và thu nhập trong 3 năm gần nhất(hoặc tương đương).

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng, thời gian làm không quá 15 năm).

– Giấy khai sinh(trong trường hợp người bảo là anh chị ruột).

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

9 thứ miễn phí khi đi máy bay bạn đã biết chưa?

Đây là những thứ hoàn toàn miễn phí khi đi máy bay mà đó giờ bạn chưa hề biết tới, bây giờ biết thì cũng chưa muộn đâu, mọi người hãy nhớ nhé.


1. Tham quan buồng lái

Nghe có vẻ lạ nhưng sau khi máy bay hạ cánh, nhiều hãng máy bay sẽ cho phép trẻ em (hoặc các hành khách khác) tham quan buồng lái máy bay. Nếu mọi người chưa biết buồng lái trông như thế nào thì nên nhớ để lần sau tham quan nhé.

2. Nhận thêm phần ăn miễn phí 

Đối với những chuyến bay có cung cấp bữa ăn cho hành khách, bạn có thể xin thêm một phần nữa vì sẽ có rất nhiều người bỏ qua bữa ăn đó, điều này là hoàn toàn có thể đấy nhé. Và nếu mọi người không thích uống cà phê hay trà, mọi người có thể đề nghị một cốc sô cô la nóng hoặc soda, nước ngọt.



3. Thuốc men

Đối với các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc sát trùng... thì hầu hết trên các máy bay đều có, bạn chỉ việc trình bày với tiếp viên hàng không và họ sẽ đưa cho bạn.

4. Tìm bác sĩ trợ giúp

Nếu trên chuyến bay bạn gặp một sự cố sức khỏe nào đó, các tiếp viên hàng không sẽ sẵn sàng tìm giúp bạn một vị bác sĩ đang có mặt trên chuyến bay. Và thường có một số hãng hàng không "tích điểm" cho những ai khai báo rằng họ là những chuyên gia y tế (bác sĩ, y tá...) trước khi lên máy bay, khi đủ điểm tích lũy, họ sẽ được bay miễn phí.

5. Giúp đổi chỗ ngồi

Nếu bạn và người thân/bạn bè có chỗ ngồi xa trên máy bay, bạn có thể nói với tiếp viên rằng bạn muốn ngồi gần họ, các tiếp viên sẽ sắp xếp chỗ ngồi cho bạn sau khi máy bay cất cánh và đạt độ cao an toàn.

6. Khăn giấy ướt khử trùng

Nếu bạn bị vấy bẩn hoặc muốn lau gì đó, hãy nói với tiếp viên hàng không, họ sẽ đưa cho bạn khăn giấy ướt khử trùng để sử dụng, và thường thì họ lúc nào cũng có trong người cả.

7. Thức uống có cồn

Trên một số chuyến bay quốc tế, tiếp viên sẽ cung cấp thức uống có cồn miễn phí cho bạn, bạn chỉ cần yêu cầu họ là xong.

8. Châm nước uống

Trước khi lên máy bay, bạn sẽ được yêu cầu bỏ hết các loại chất lỏng vượt quá quy định cho phép lại mặt đất, ví dụ như nước uống. Nhưng bạn đừng vứt vỏ chai đi nhé, nếu bạn muốn giữ cho cơ thể mình không bị mất nước hoặc bị khát, bạn hãy đưa vỏ chai nước cho tiếp viên và họ sẽ châm nước đầy chai cho bạn.

9. Những vật dụng khác

Đối với những chuyến bay dài, các hãng hàng không đều được trang bị những vật dụng hữu ích khác mà bạn chỉ cần xin là có như đồ bịt mắt, đồ bịt tai, bài, bàn chải cá nhân và kem đánh răng, kể cả vớ ngủ nữa. Ngoài ra còn có các vật dụng cho trẻ em như bút chì, sách tô màu...

Mọi người hãy lưu lại những dịch vụ miễn phí này để lần sau khi đi máy bay có thể sử dụng nhé.

(Theo Brightside)

Việt Nam đứng thứ 4 về số lượng visa vào Nhật Bản trong năm 2015

Việt Nam là quốc gia có số lượng visa được cấp vào Nhật Bản nhiều thứ tư trong năm 2015, sau Trung Quốc, Philppines và Indonesia.



Hộ chiếu

Tổng số thị thực nhập cảnh vào Nhật Bản do các cơ quan đại diện ngoại giao của nước này tại nước ngoài cấp trong năm 2015 là 4.768.286 visa, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong đó, Việt Nam là quốc gia có số lượng visa được cấp nhiều thứ tư, sau Trung Quốc, Philppines và Indonesia.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tính theo quốc gia và vùng lãnh thổ, có 139.236 visa được Nhật Bản cấp cho công dân Việt Nam trong năm 2015, xấp xỉ 3% tổng số visa mà giới chức Nhật cấp cho công dân nước ngoài trong năm nay.

Cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản tại Việt Nam (gồm Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh) nằm trong nhóm 10 cơ quan đại diện ngoại giao cấp nhiều visa vào Nhật Bản nhất trong năm 2015.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết trong năm 2015, có 80.512 visa vào Nhật Bản được cấp tại Việt Nam, với đối tượng được cấp không chỉ riêng công dân Việt Nam mà còn có cả công dân các nước khác gửi đơn xin cấp visa tại các cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản ở Việt Nam.

Tổng cộng có 185.400 người Việt Nam vào Nhật Bản trong năm 2015, bao gồm cả những người có visa được phép nhập cảnh Nhật Bản nhiều lần.

Trung Quốc là quốc gia có số lượng visa vào Nhật Bản chiếm tỷ lệ áp đảo trong năm 2015 với 3.780.000 visa được cấp, chiếm xấp xỉ 80% tổng số visa Nhật Bản cấp cho người nước ngoài trong năm vừa qua.

Con số này thậm chí còn cao hơn cả tổng số 2.870.000 visa mà các cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản cấp cho mọi quốc tịch trong năm 2014.

Vị trí thứ hai thuộc về Philippines với tổng cộng 225.676 visa được cấp trong năm 2015. Indonesia đứng ở vị trí thứ tư với 162.273 visa vào Nhật Bản, chiếm 3%. Vị trí thứ năm thuộc về Ấn Độ với 74.088 visa, chiếm 2% tổng số visa vào Nhật Bản được cấp trong năm 2015.

Theo Tổng cục Du lịch Nhật Bản, trong nỗ lực nhằm thúc đẩy ngành du lịch của đất nước phát triển, với các chính sách như nới lỏng các quy định về nhập cảnh, mở rộng chương trình miễn thuế tiêu dùng đối với khách du lịch, đồng yen giảm giá và nhiều yếu tố khác, số lượng du khách vào Nhật Bản đã lên tới 19.740.000 người trong năm 2015.

Cùng với xu thế này, số visa vào Nhật Bản cũng đạt mức kỷ lục.

Theo: Nguyễn Tuyến (P/v TTXVN tại Tokyo)

http://isenpai.jp/viet-nam-dung-thu-4-ve-so-luong-visa-vao-nhat-ban-nam-2015/

Những từ đẹp nhất trong tiếng Nhật

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ vô cùng thú vị. Khi mới bắt đầu học, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có đôi lúc nản chí vì cho rằng tiếng Nhật khó học, không sao nhớ hết được, nhưng khi bước qua giai đoạn khó khăn đầu tiên đó rồi, tiếng Nhật lại trở thành một ngôn ngữ vô cùng hấp dẫn thôi thúc chúng ta học, học nữa, học mãi.

Và trong bài viết hôm nay, ABC muốn gửi đến cho các bạn những từ vựng tiếng Nhật được cho là đẹp nhất trong tiếng Nhật (theo kết quả khảo sát các du học sinh học tiếng Nhật tại Nhật Bản). Cùng tìm hiểu xem đó là những từ gì nhé!



Những từ đẹp nhất trong tiếng Nhật

1. 家族 (kazoku): gia đình

2. 頑張ってください (ganbattekudasai): hãy cố gắng lên

4. すみません (sumimasen): xin lỗi

5. おはよう (ohayou): chào buổi sáng

6. 凄い (sugoi): xuất sắc, tuyệt vời

7.愛 (ai): yêu



8. 忍耐 (nintai): sự nhẫn nại

9. 桜 (sakura): hoa anh đào

11. 将来 (shourai) : tương lai

12. 大丈夫 (daijoubu): ổn, không sao

13. ベトナム (betonamu): Việt Nam

14. お休みなさい (oyasuminasai): chúc ngủ ngon



15. 空 (sora): bầu trời

16. 心 (kokoro): trái tim, tâm hồn

17. ただいま/ おかえり(tadaima/okaeri): tôi đã về

18. 先生 (sensei): giáo viên

19. 幸せ (shiawase): hạnh phúc

20. 守る (mamoru): giữ gìn, bảo vệ

Những từ đẹp nhất trong tiếng Nhật

21. 一期一会(ichogo ichie): đời người chỉ có một lần

22. 運命 (unmei) : vận mệnh, định mệnh

23. お願い (onegai): yêu cầu, mong muốn, đề nghị

24. 可愛い (kawaii): khả ái, đáng yêu, xinh xắn

25. 気持ち (kimochi): cảm giác, tâm trạng

26. きれい(kirei): đẹp, sạch sẽ

27. 希望 (kibou): kỳ vọng, hy vọng

28. 素敵 (suteki): mát mẻ, đáng yêu

29. 夢 (yume): giấc mơ

30. 魂 (kon/tamashi): linh hồn

31. 好き (suki): thích, yêu mến

32. ありがとう (arigatou): cảm ơn

Đối với bạn, từ vựng tiếng Nhật nào là đẹp nhất? Hãy chia sẻ cùng ABC nhé!

Học bổng toàn phần tham dự Diễn đàn Lãnh đạo trẻ tại Nhật Bản 2016

IATSS Forum là chương trình học bổng toàn phần do Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed và Chủ tịch hãng HONDA Soichiro Honda sáng lập năm 1985, dành cho những nhà lãnh đạo trẻ tài năng đến từ các nước ASEAN. IATSS Forum sẽ chi trả toàn bộ tiền học phí, chi phí ăn ở, đi lại và mọi chi phí phát sinh (ngoại trừ chi phí cá nhân như mua quà lưu niệm, ăn uống riêng lẻ,..). Những ứng viên trúng tuyển có thể tìm hiểu thêm khi ký kết thỏa thuận tham dự.



“Điều đầu tiên đến với tôi khi nhớ về IATSS Forum là những nhân viên ở đây, họ rất giàu tình cảm. Họ dành phần lớn thời gian của mình để quan tâm chăm sóc từng thành viên của IATSS. Họ dậy sớm và thức muộn để chuẩn bị mọi thứ chu toàn cho chúng tôi. Và, 54 ngày ở Nhật cho tôi một gia đình thứ hai bao gồm những thành viên đến từ 10 quốc gia. Kể từ bây giờ, tôi biết rằng khi tôi muốn đến một nước ASEAN hay Nhật Bản, có ít nhất 2 thành viên trong gia đình đó đang đón chào tôi.” -(Cảm nhận  thành viên đại diện Việt Nam tham gia Diễn đàn lãnh đạo trẻ tại Nhật Bản.)



Trở thành một thành viên của IATSS Forum là một “ưu đãi lớn”:

Môi trường quốc tế để bạn có thể học hỏi kiến thức và phát triển kĩ năng lãnh đạo.

Nơi bạn có thể trải nghiệm những điều khác biệt về văn hóa vô cùng thú vị.

Nơi bạn có thể hiện thực hóa mong muốn giải quyết những vấn đề của quốc gia mình.

Nhưng quan trọng hơn hết, đến với IATSS, là nơi bạn có bạn bè thân thiết từ nhiều quốc gia để đi đâu cũng là nhà.

IATSS Forum đã khởi động tuyển sinh cho khóa 57&58, năm 2017. Chương trình do Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed và Chủ tịch hãng HONDA Soichiro Honda sáng lập năm 1985, dành cho các nhà lãnh đạo trẻ tiềm năng ở khu vực ASEAN.

Từ năm 2015, anh Nguyễn Cảnh Bình - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký cho học bổng này tại Việt Nam.

Chương trình sẽ nhận hồ sơ đến ngày 30/06/2016. Các bạn tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây và nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ để trở thành 1 trong 4 người trẻ Việt Nam xuất sắc nhất được lựa chọn nhé.

----------------------------------------------------------------------------

THÔNG TIN HỌC BỔNG

IATSS Forum là chương trình dành cho lãnh đạo trẻ của Nhật Bản, thường kéo dài 55 ngày bao gồm những hoạt động được thiết kế nhằm hai mục đích:

1. Xây dựng kỹ năng lãnh đạo dựa trên việc trao đổi và bàn luận các vấn đề nổi cộm trong cộng đồng ASEAN, Nhật Bản và toàn cầu.

2. Học hỏi những kỹ năng căn bản về các lĩnh vực khác nhau,

Ngoài ra, IATSS Forum cũng bao gồm những hoạt động khác nhằm giúp người tham dự có được cái nhìn sâu sắc hơn về xã hội và văn hóa Nhật Bản.

IATSS Forum sẽ chi trả toàn bộ tiền học phí, chi phí ăn ở, đi lại và mọi chi phí phát sinh (ngoại trừ chi phí cá nhân như mua quà lưu niệm, ăn uống riêng lẻ,..). Những ứng viên trúng tuyển có thể tìm hiểu thêm khi ký kết thỏa thuận tham dự.

Yêu cầu:

Điều kiện ứng viên:

1. Là công dân Việt Nam từ 25 đến 35 tuổi vào thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ.

2. Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm với 1 công việc toàn thời gian tại thời điểm nộp hồ sơ và có khả năng sắp xếp công việc để tham dự chương trình.

3. Có đầy đủ sức khỏe về thể chất và trí tuệ để tham dự chương trình.

4. Có kỹ năng tiếng anh thuần thục để đáp ứng nhu cầu du học (Kỹ năng này sẽ được kiểm tra trong quá trình phỏng vấn, những bằng cấp Tiếng Anh nếu có sẽ là điểm cộng trong hồ sơ của bạn)

5. Có khả năng tham dự mà không có người đi kèm.

Hạn chót nộp hồ sơ: 30/06/2016

Phương thức nộp hồ sơ:

Quy trình tuyển sinh: 3 giai đoạn

1. First screening (07/2016): Xét duyệt hồ sơ lần 1 do IATSS Forum Việt Nam, trực thuộc VICC, thực hiện

2. Second Screening (08-09/2016): Xét duyệt hồ sơ lần 2 do Hội đồng xét tuyển IATSS Forum Nhật Bản thực hiện

3. Final Interview (11-12/2016): Phỏng vấn trực tiếp ở Việt Nam do Hội đồng xét tuyển Nhật Bản phối hợp với IATSS Forum Việt Nam thực hiện

Những quy định khác:

1. Hội đồng xét duyệt sẽ là người quyết định cuối cùng về ứng viên giành được học bổng.

2. Chỉ những ứng viên trúng tuyển mới được liên hệ.

Xem thêm thông tin:

Thông tin chi tiết và hồ sơ xem tại:http://www.iatssforum.jp/english/applications/index.html

(Nguồn: Scholarshipplanet)

Thông báo tuyển sinh du học Nhật Bản theo học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2017

Căn cứ Công hàm số J.F.271/2016 ngày 15/4/2016 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về Chương trình học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2017 (học bổng Monbukagakusho - MEXT), Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học tại Nhật Bản như sau:



1. Thông tin chung về chương trình học bổng

1.1. Số lượng ứng viên sơ tuyển, trình độ đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sơ tuyển 120 ứng viên, trong đó 80 ứng viên dự tuyển trình độ sau đại học, 30 đại học (gồm 15 ứng viên thuộc ngành kỹ thuật và 15 ứng viên thuộc ngành xã hội), 05 cao đẳng và 05 trung cấp chuyên nghiệp gửi cho phía Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức thi tuyển.

1.2. Thời gian đào tạo

Dự kiến ứng viên trúng tuyển chương trình sau đại học sẽ đi học trong tháng 4, tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2017; ứng viên trúng tuyển chương trình học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp sẽ lên đường đi học từ ngày 01 - 07/4/2017.

- Trình độ sau đại học: 03 đến 05 năm (bao gồm 06 tháng học tiếng Nhật);

- Trình độ đại học: 05 đến 07 năm (bao gồm 12 tháng học tiếng Nhật); 

- Trình độ cao đẳng: 04 năm (bao gồm 12 tháng học tiếng Nhật); 

- Trình độ trung cấp chuyên nghiệp: 03 năm (bao gồm 12 tháng học tiếng Nhật).

1.3. Chế độ học bổng

Ứng viên được tiếp nhận theo chương trình học bổng này sẽ được Chính phủ Nhật Bản cấp vé máy bay một lượt đi và về, sinh hoạt phí, học phí cho toàn bộ thời gian học tại Nhật Bản.

2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển

2.1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển chung

- Công dân Việt Nam có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;

- Quân nhân tại ngũ hoặc người đang làm việc cho quân đội và những người đã dự tuyển đi học nước ngoài theo các chương trình học bổng khác không thuộc đối tượng đăng ký dự tuyển;

- Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với ngành đang học đại học ở Việt Nam hoặc ngành đã đoạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia (đối với ứng viên học bổng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp), phù hợp với ngành đã học đại học/thạc sĩ, công việc đang làm (đối với ứng viên học bổng sau đại học);

- Chỉ được đăng ký dự tuyển trình độ đào tạo cao hơn trình độ đã có văn bằng.

- Người đã từng nhận học bổng của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản (MEXT) phải có tối thiểu 03 năm công tác tại Việt Nam sau khi về nước (tính từ ngày về Việt Nam đến thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển theo thông báo này) mới được tham gia dự tuyển.

- Thành thạo tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, ưu tiên những người có một trong các văn bằng/chứng chỉ sau đây:

+ Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật; 

+ Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Nhật tại Việt Nam;

+ Chứng chỉ TOEFL quốc tế/nội bộ, IELTS quốc tế hoặc chứng chỉ tiếng Nhật (Kyu) còn thời hạn sử dụng; Chứng chỉ đã đi thực tập tại nước ngoài tối thiểu 06 tháng với ngôn ngữ sử dụng trong khóa thực tập là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

- Không xét tuyển ứng viên thuộc các trường hợp sau: 

+ Đã từng được cơ quan Nhà nước cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học; 

+ Đang làm việc tại cơ quan trong nước nhưng không có văn bản của cơ quan công tác cho phép dự tuyển; 

+ Đã được các cơ quan, địa phương trong nước hoặc nước ngoài cấp học bổng đi học đại học/sau đại học ở nước ngoài, hiện có các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm chưa được phép đi học tiếp ở nước ngoài. 

Lưu ý: Ứng viên dự tuyển học bổng đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp phải là người có quyết tâm học tiếng Nhật vì sẽ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật.

2.2. Đối tượng, điều kiện dự tuyển cụ thể và hồ sơ dự tuyển

Học bổng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

+  Sinh từ 02/4/1995 đến 01/4/2000; 

+ Sinh viên năm thứ nhất của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng Việt Nam hoặc học sinh trung cấp chuyên nghiệp tại các cơ sở giáo dục Việt Nam; Có điểm trung bình học kỳ I năm thứ nhất đại học/cao đẳng/trung cấp chuyên nghiệp đạt 7,0 trở lên (theo thang điểm 10 hoặc tương đương);

+ Học sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2016, có điểm trung bình chung của 03 năm học phổ thông đạt 8,0 trở lên.

Học bổng  đại học

- Sinh từ 02/4/1995 đến 01/4/2000; 

- Sinh viên năm thứ nhất hoặc năm thứ hai của các đại học, học viện, trường đại học Việt Nam (hệ chính quy tập trung); Có điểm trung bình các học kỳ đến thời điểm hiện tại đạt từ 7,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10 hoặc tương đương);

- Học sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2016, đã đoạt giải tại các kỳ thi quốc tế, khu vực, quốc gia thuộc đối tượng được tuyển thẳng vào đại học theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2016 có kết quả học tập ở bậc THPT đến hết học kỳ I năm học 2015-2016 đạt từ 7,5 trở lên.

Học bổng sau đại học

- Sinh sau ngày 02/4/1982;

- Cán bộ biên chế hoặc hợp đồng, ưu tiên người đang công tác tại các đại học, học viện, trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu, các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước;

- Ứng viên học bổng thạc sĩ: Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên (7,0 điểm trở lên tính theo thang điểm 10, trường hợp tốt nghiệp ở nước ngoài thì áp dụng theo thang điểm đánh giá loại khá của nước đó); 

- Ứng viên học bổng tiến sĩ: Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, có kết quả điểm trung bình học đại học và thạc sĩ đạt loại khá trở lên. Riêng ngành Y (chương trình học 06 năm) có thể chấp nhận các trường hợp tốt nghiệp đại học loại giỏi đăng ký học thẳng tiến sĩ.

2.3. Hồ sơ dự tuyển

2.3.1. Hồ sơ bằng tiếng Việt

Danh mục hồ sơ chi tiết (01 bộ) theo Phụ lục 1 (đối với ứng viên dự tuyển học bổng trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học), Phụ lục 2 (đối với ứng viên dự tuyển sau đại học) và các mẫu kèm theo.

2.3.2. Hồ sơ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật

- Mẫu hồ sơ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật cần làm đúng theo mẫu của các file đính kèm.

- Danh mục giấy tờ cần có trong mỗi bộ hồ sơ phải xếp theo đúng thứ tự yêu cầu và số bộ hồ sơ cần nộp (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật), tham khảo bản hướng dẫn bằng tiếng Việt gửi kèm thông báo này (người dự tuyển cần ghi rõ tên của các bộ hồ sơ: A, B, C, D, E theo Phụ lục 3).

Lưu ý: Giấy khám sức khỏe phải sử dụng mẫu quy định của Chính phủ Nhật Bản và khám tại các bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện cấp tỉnh/thành phố.

3. Quy trình nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển

3.1. Nộp hồ sơ trực tuyến online tại: http://tuyensinh.vied.vn

Ứng viên phải quét (scan) lưu lại toàn bộ hồ sơ sang các files định dạng PDF (mỗi loại tài liệu quét thành 01 file riêng dung lượng không quá 1 MB) để đăng ký trực tuyến.

3.2. Nộp hồ sơ giấy

Ứng viên chuyển bộ hồ sơ giấy chính thức đăng ký dự tuyển bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm tới Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hồ sơ bằng tiếng Việt và hồ sơ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật cần đựng riêng trong 02 túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm, mặt ngoài ghi đầy đủ thông tin chi tiết theo phụ lục quy định đối với hồ sơ dự tuyển học bổng của Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2017.

Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ quy định đối với học bổng dự tuyển, được nộp trong thời hạn quy định của Thông báo tuyển sinh (bao gồm cả hồ sơ online và hồ sơ giấy). Người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo không trả lại hồ sơ dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào.

(Xem thêm thông tin, các mẫu văn bản liên quan tại các websites: www.vied.vn và www.moet.gov.vn; liên hệ hỗ trợ kỹ thuật khi đăng ký dự tuyển theo địa chỉ hotrodangky@vied.vn, tuyensinh@vied.vn và mext@vied.vn).

4. Thời hạn nộp hồ sơ:

Hồ sơ phải nộp trước ngày 20/6/2016 (tính theo dấu chuyển hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài và thời gian hoàn thành đăng ký online).

5. Quy trình xét tuyển

5.1. Sơ tuyển hồ sơ

- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ hồ sơ, kết quả học tập của ứng viên dự tuyển, ngành đăng ký học, các tiêu chí ưu tiên tuyển chọn của phía Việt Nam và Nhật Bản, sơ tuyển ứng viên theo từng đối tượng để giới thiệu và chuyển hồ sơ tới Đại sứ quán Nhật Bản xem xét, tổ chức thi tuyển. 

- Kết quả sơ tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được thông báo công khai trên các websites: www.vied.vn và www.moet.gov.vn trước ngày 20/6/2016.

5.2. Thi tuyển của Đại sứ quán Nhật Bản

- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ xem xét hồ sơ ứng viên và tuyển chọn những người đạt yêu cầu tham dự thi viết dự kiến vào cuối tháng 6 và thi vấn đáp dự kiến giữa tháng 7/2016 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, kết quả tuyển chọn vòng 1 dự kiến sẽ thông báo vào đầu tháng 8/2016.

- Các ứng viên đã đỗ qua vòng thi lần 1 sẽ được Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản tuyển chọn lần 2, kết quả tuyển chọn vòng 2 dự kiến sẽ thông báo sau tháng 12/2016. 

- Thông tin chi tiết về kế hoạch thi tuyển của Đại sứ quán Nhật Bản và kết quả tuyển chọn sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tại các websites: www.vied.vn và www.moet.gov.vn.

6. Thông tin chung

Người dự tuyển phải tự truy cập vào website dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về các khối ngành đăng ký dự tuyển cho từng trình độ đào tạo cụ thể: www.mext.go.jp .

Ứng viên dự tuyển chương trình sau đại học cần tích cực liên lạc với trường đại học có nguyện vọng vào học tại Nhật Bản để ngay sau khi có kết quả tuyển chọn của Đại sứ quán Nhật Bản, ứng viên được trường cấp “Giấy đồng ý tiếp nhận của trường đại học” và “Giấy nhập học của trường đại học” (lưu ý: các trường đại học Nhật Bản chỉ cấp giấy cho người có đơn đề nghị trước ngày 31/8/2016). Thông tin hỗ trợ tìm trường đại học và giáo sư hướng dẫn được đăng tải trên website của các trường đại học. Đối với những ứng viên chưa có văn bản đồng ý tiếp nhận hoặc giấy gọi nhập học của trường đại học Nhật Bản, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản sẽ trao đổi với các trường đại học, quyết định bố trí trường đại học tiếp nhận. Ứng viên trúng tuyển không được đề nghị thay đổi quyết định bố trí trường đại học của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản.

Ứng viên dự tuyển chương trình sau đại học sẽ chỉ được bố trí học tập và nghiên cứu tại những trường đại học đã đăng ký trong bản đính kèm Đơn xin cấp học bổng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Nếu ứng viên không được trường nào (đã đăng ký trong bản đính kèm nói trên) đồng ý tiếp nhận thì kết quả tuyển chọn sẽ không có giá trị cho dù đã đạt yêu cầu được tuyển chọn vòng 2 tại Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản.

Các cơ quan và ứng viên đăng ký dự tuyển học bổng này có trách nhiệm thường xuyên theo dõi để cập nhật thông tin dự tuyển, xét tuyển tại các websites: www.vied.vn và www.moet.gov.vn. Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại sứ quán Nhật Bản không gửi thông báo danh sách sơ tuyển và lịch thi, phỏng vấn bằng văn bản qua đường bưu điện đến từng cơ quan và từng ứng viên dự tuyển. Căn cứ kết quả xét trúng tuyển cuối cùng và thông báo tiếp nhận chính thức của Chính phủ Nhật Bản, các cơ quan cử ứng viên dự tuyển học bổng này chủ động giải quyết các thủ tục tiếp theo và chịu trách nhiệm quản lý cán bộ trong thời gian đăng ký dự tuyển và thời gian học tập tại Nhật Bản. Cơ quan cử đi học và cán bộ được cử đi học thỏa thuận về các điều kiện, quyền và nghĩa vụ đối với người được cử đi học và cam kết trở về cơ quan công tác sau khi hoàn thành khóa học của chương trình học bổng này theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị các cơ quan phổ biến thông báo này đến tất cả các đối tượng có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho người có đủ điều kiện được đăng ký dự tuyển đúng thời hạn quy định.

Nguồn: Bộ Giáo dục - Đào tạo / Cục Đào tạo với nước ngoài.

Top