ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Top 5 nghề có thu nhập hot nhất năm 2016

Xã hội ngày càng phát triển mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, đặc biệt cho các bạn trẻ. Dưới đây là 5 nghề hot theo bảng xếp hạng của năm 2016 mà bạn nên cân nhắc lựa chọn nếu muốn có cơ hội nhận mức lương từ 8 con số trở lên.

Giải trí - Truyền thông đa phương tiện

Với sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là sự phát triển ồ ạt của các thiết bị di động cá nhân như smartphone, tablet..., ngành thiết kế truyền thông đa phương tiện càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình.

Từ các bao bì sản phẩm, báo - tạp chí, các ấn phẩm quảng bá, đến giao diện website, kỹ xảo phim ảnh đều cần khối óc nhạy bén, tinh tế và khả năng thẩm mỹ khéo léo của những người thiết kế đồ họa.


Theo bảng lương của JobStreet công bố, mức thu nhập của một sinh viên mới ra trường từ 7.000.000 – 12.000.000 đồng/ tháng. Còn với chức vụ quản lý thu nhập dao động từ 24.000.000 – 34.000.000 đồng/ tháng.

Đặc biệt, trong nhóm ngành này, thị trường đang “hot” với chuyên ngành thiết kế Game 3D. Tính đến thời điểm này, với sự nở rộ các của các công ty Game 3D hàng đầu trong và ngoài nước như VTC, VNG, Gameloft, GlassEgg…, nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng đang tăng cao. Trong khi số lượng học viên tốt nghiệp các trung tâm đào tạo uy tín như Arena hàng năm hiện vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Lập trình viên

Trong 3 năm gần đây, nhân sự ngành lập trình luôn được các công ty săn đón, và sẵn sàng chi trả lương mức lương hậu hĩnh. Theo JobStreet, mức thu nhập của một quản lý ngành lập trình từ 28.000.000 – 40.000.000đồng/ tháng, đối với lập trình viên từ 6.000.000 – 12.000.000 đồng/ tháng.



Dự kiến, đến năm 2020, nước ta sẽ cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực lập trình - CNTT. Con số này cho thấy nhu cầu lớn về lao động của ngành. Thực tế, đây cũng là ngành đang hấp dẫn các bạn trẻ khi họ sẽ có nhiều cơ hội sang nước ngoài làm việc hoặc làm các dự án toàn cầu ngay tại Việt Nam.

Ngoài ra, phải đề cập đến việc ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài sang Việt Nam đầu tư và muốn tuyển dụng nhân sự trực tiếp tại nước sở tại.

“Các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả mức lương xứng đáng cho một lập trình viên phần mềm giỏi và thông thạo tiếng Anh với mức lương trung bình 2.000 USD/ tháng”, ông Lê Trường Tùng – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Aptech khẳng định.

Quản lý Nhân sự

Bảng thống kê mức lương theo Salary Guide (Cẩm nang lương bổng) của tập đoàn Adecco cho thấy, nhân sự đang là một trong những nghề lương “khủng” ở Việt Nam hiện nay.


Mức lương dành cho vị trí quản lý nhân sự là từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng; quản lý ngân hàng – dịch vụ tài chính thu nhập khoảng 35.000.000 đồng cho đến 65.000.000 đồng/tháng. Mức lương của nhân viên tư vấn trung bình từ 10.000.00 đồng – 14.000.000 đồng.

Do vậy, 1 sinh viên mới ra trường nếu làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng. Tùy theo chức vụ ngành nghề mà mức lương có thể tăng thêm.

Công nghệ sinh học

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp.. đang được xã hội quan tâm. Đó là cơ sở để ngành Công nghệ sinh học trong nước có điều kiện phát triển và dần trở thành một ngành khá "hot". Qua các năm, tỷ lệ thí sinh thi vào ngành này đã tăng đáng kể.


Sau khi ra trường, đa phần các bạn sinh viên sẽ làm ở phòng R&D (nghiên cứu và phát triển) hay P.QC (Kiểm soát chất lượng). Nếu trình độ tiếng Anh giỏi, họ thường chọn làm tại các công ty sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm thuộc ngành công nghệ cao. Lương rất cao lên đến hàng nghìn USD và việc làm chủ yếu là nghiên cứu.

Tuy vậy, nếu so với các nước phát triển như Mỹ, Đức, Úc…, Công nghệ sinh học ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Dự báo, ngành này sẽ thực sự bùng nổ trong vòng 5 năm tới.

Dầu khí

Đây là nghề có mức lương cao và ổn định trong nhiều năm trở lại đây tại Việt Nam. Tính bình quân, thu nhập 2014 tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt khoảng 16,2 triệu đồng/ tháng. Năm 2015, mức thu nhập này dự kiến tăng 8% lên 17,5 triệu đồng/ tháng.



Trong ngành dầu khí, lương tại PVN chưa phải cao nhất. Theo công bố của báo giới cuối năm 2014, trên thị trường lao động Việt Nam, nhân viên PVN vẫn đứng sau nhân viên Tập đoàn tư vấn thiết kế dầu khí Việt Nam PVE trả cho người lao động trung bình 18 triệu đồng/ tháng.

Mặc dù trong hơn 1 năm qua, giá dầu mỏ đã giảm liên tục và ảnh hưởng phần nào đến mức lượng của nhân viên trong ngành dầu khí. Tuy vậy, mức lương trong ngành này vẫn là “mơ ước” đối với nhiều người.

Theo Saga / Trí Thức Trẻ

6 ngành báo động đỏ đang khát nhân lực tại Việt Nam cũng như trên thế giới

Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng kéo theo những thay đổi nhu cầu nhân lực trong một số ngành nghề nhất định. Chính vì vậy, khi quyết định con đường sự nghiệp tương lai phía trước thiết nghĩ các bạn sinh viên nên cân nhắc một cách cẩn trọng, không nhất thiết phải chọn cho mình những ngành nghề hot mà nên mở rộng với nhiều tiêu chí khác nhau. Trong bài viết  này, ABC xin gửi đến các bạn thông tin về 6 ngành báo động đỏ đang khát nhân lực tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1. Kỹ thuật y sinh


Quốc tế: Đây là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong khoa học, đời sống, kỹ thuật và y học. Sinh viên ra trường luôn tìm được một công việc tốt với mức lương rất cao. Cục thống kê lao động Mỹ ước tính các lĩnh vực kỹ thuật y sinh sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ công việc lên đến 62% trong khoảng 2010 và 2020.

Việt Nam: Tại hội thảo “Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh và định hướng tới năm 2020”, Bộ Y tế cho biết có khoảng 80% các thiết bị y tế đang sử dụng tại Việt Nam phải nhập khẩu mỗi năm với giá trị hàng trăm tỉ đồng. Từ đó, vấn đề nghiên cứu chế tạo các trang thiết bị phục vụ sự phát triển ngành y tế trong nước được xem là một chương trình trọng điểm quốc gia và rất cần nhân lực”.

Cục thống kê lao động Mỹ ước tính các lĩnh vực kỹ thuật y sinh sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ công việc lên đến 62% trong khoảng 2010 và 2020.


2. Sinh trắc học


Học sinh trắc học các sinh viên sẽ được dạy cách tạo ra thiết bị nhận dạng tự động, chẳng hạn như hệ thống nhận dạng khuôn mặt, thiết bị đeo giám sát nhịp tim - tất cả đang trở thành những sự lựa chọn bảo mật nhằm thay thế mật khẩu truyền thống. Ngành công nghiệp sinh trắc học được dự kiến sẽ tăng đến $ 363,000,000 vào năm 2018, theo nghiên cứu của Transparency Market Research tại New York.

Tại Việt Nam, Sinh trắc học là một ngành mới và có xu hướng phát triển rất nhanh, tập trung vào các thành phố lớn, được nhiều phụ huynh quan tâm bởi sinh trắc học có thể giúp họ hiểu về con cái hơn từ đó định hướng cho cuộc sống của các em theo đúng bản ngã. Nếu theo học ngành này ngay tư bây giờ, chắc chắn trong tương lai, sinh viên sẽ có được những công việc tốt với mức lương cạnh tranh.

3. Khoa học Pháp Y

Sinh viên khoa học pháp y được học cách sử dụng công nghệ để phân tích và tìm bằng chứng. Khi công nghệ phát triển, các chuyên gia ngày càng có nhu cầu tạo ra nhiều thiết bị điện tử tinh vi hơn để ngăn ngừa và điều tra tội phạm.

Tại Việt Nam hiện nay có có 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và 11 tổ chức giám định pháp y. Viện Pháp y Quốc gia đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020 nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt trầm trọng bác sĩ pháp y. Theo đề xuất, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II đăng ký hoặc về làm việc lâu dài trong chuyên ngành pháp y sẽ được trợ cấp ưu đãi ban đầu với số tiền bằng 50 lần mức lương tối thiểu; với thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp I là 40 lần. Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi sẽ được hỗ trợ ngay 20 tháng lương tối thiểu nếu đăng ký làm việc và cam kết làm việc lâu dài.

Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi sẽ được hỗ trợ ngay 20 tháng lương tối thiểu nếu đăng ký làm việc và cam kết làm việc lâu dài.

4. Thiết kế game

Quốc tế: Ngành game trực tuyến tại Mỹ dự kiến sẽ đạt 82 tỷ $ vào năm 2017, theo DFC Intelligence, một công ty nghiên cứu thị trường tại San Diego.

Việt Nam: Sự xuất hiện các thiết bị thông minh như smartphone, tablet… tạo cơ hội cho ngành công nghiệp game phát triển ngày càng mạnh trên nhiều phân khúc: game trực tuyến, ứng dụng game trên di động, game offline… Theo thống kê của công ty Appota, game là loại hình được quan tâm bậc nhất trong số các ứng dụng trên mobile, tổng số lượng ứng dụng game nhiều gấp 5 lần các ứng dụng khác. Trong khi đó, các chỉ số hiện nay cho thấy Việt Nam là quốc gia đứng thứ 17 trên thế giới và đứng thứ 4 tại châu Á về mức độ sử dụng mobile internet. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 10.000 nhân lực làm thiết kế đồ họa, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 4 .000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 2.000 sinh viên tốt nghiệp đồ họa và các ngành liên quan. Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

5. An ninh mạng



Quốc tế: Các công ty lớn cũng như chính phủ luôn ưu tiên hàng đầu vấn đề bảo vệ thông tin mật trong hệ thống máy tính của họ.Bằng chứng cho thấy từ năm 2012-2016, Lầu Năm Góc đã có những kế hoạch bổ sung hơn 4.000 chuyên gia.

Việt Nam: Theo bảng báo cáo về hiện trạng bảo mật mới nhất công bố của Symantec, Việt Nam đứng vị trí 18/20 quốc gia có số người sử dụng internet đông nhất trên thế giới và đứng thứ 11 trên toàn cầu về các nguy cơ tấn công mạng. Số lượng các vụ tấn công có chủ đích gia tăng từ 77 cuộc tấn công mỗi ngày lên 82 cuộc tấn công mỗi ngày. Với thực trạng các hacker đang tung hoành hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải thận trọng hơn về bảo mật thông tin và đầu tư cho lĩnh vực này. Cụ thể từ sáng ngày 13/10, người dùng Internet không truy cập được các website như Dân Trí, Soha News, Kenh14, VNEconomy, CafeF, Muachung, Người lao động, Giadinh.net.vn… hoặc tải trang quá chậm, nhận được thông báo "Không tìm thấy", hoặc "Data center đang gặp sự cố, vui lòng quay lại sau".

Từ những vấn đề trên, nhu cầu nhân lực ngày càng có xu hướng tăng mạnh, theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, giai đoạn 2015 - 2020, mỗi năm, thành phố cần từ 10.000 đến 15.000 nhân sự CNTT, trong đó, ngành Hệ thống thông tin - An ninh mạng được đặt ưu tiên hàng đầu.

Giai đoạn 2015 - 2020, mỗi năm, thành phố cần từ 10.000 đến 15.000 nhân sự CNTT, trong đó, ngành Hệ thống thông tin - An ninh mạng được đặt ưu tiên hàng đầu.

6. Chế tạo Robot

Từ năm 2012 đến 2020, lĩnh vực chế tạo robot có thể tạo ra từ 2 triệu đến 3,5 triệu việc làm mới, theo Metra Martech, một công ty nghiên cứu thị trường London. Nếu theo học ngành này, sinh viên hoàn toàn có thể làm việc linh hoạt nhiều lĩnh vực khác nhau như: học máy tính, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, tâm lý học và nhiều ngành khác.

Chủ trương hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, trên cơ sở tự động hóa công nghiệp của Việt Nam, đã đưa chuyên ngành Tự động hóa trở thành ngành kỹ thuật mũi nhọn cực kỳ quan trọng, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong hiện tại lẫn tương lai.


(Nguồn: Linkedin)

Lưu ý khi đăng ký điện thoại tại Nhật

Có rất nhiều bạn gửi câu hỏi đến ABC để hỏi về vấn đề về dịch vụ điện thoại tại Nhật Bản. Hầu hết các bạn đều là không trực tiếp đến cửa hàng đăng ký mà được trung gian dẫn đi hoặc photo hồ sơ và sau đó nộp tiền, nhận điện thoại. Đến khi các bạn nhận được giấy báo cước điện thoại hàng tháng mới tá hỏa với số tiền trong hóa đơn. Khi đó thì không liên lạc được với trung gian kia nữa. Sau đây là 3 trường hợp thường gặp nhất.

Không giao giấy tờ cho người quen đăng ký

Trường hợp nguy hiểm nhất là các bạn do tin tưởng người quen nên giao thẻ ngoại kiều và 1 số giấy tờ khác để nhờ đăng ký điện thoại. Giấy tờ của các bạn có thể bị đăng ký nhiều máy nhưng bạn lại chỉ được nhận 1 máy. Khi nhận được hóa đơn lên tới cả chục man, liên lạc với người trung gian thì không liên lạc được hoặc không nhận được lời giải thích hợp lý cũng như cách giải quyết. Đi báo cảnh sát thì không thể giải thích rõ ràng hoặc không chứng minh được mình là người bị hại. Có bạn nghĩ đơn giản là bỏ sim đó đi và đăng ký số điện thoại khác là xong, nhưng không đơn giản như vậy. Ở Nhật Bản, khi bạn đã có hồ sơ nợ mạng thì bạn sẽ không đăng ký được bất kỳ sim nào của 1 trong 3 nhà mạng Docomo, Au hay Sofbank nữa.

Hiểu rõ hợp đồng trước khi đăng ký

Trường hợp thứ 2 cũng rất phổ biến là khi đăng ký điện thoại, các bạn không biết rõ về các gói cước, các dịch vụ phát sinh cước phí, và cũng không biết cách để kiểm tra nội dung hợp. Nhân viên cửa hàng và người trung gian đó tự động thêm rất nhiều dịch vụ phí phát sinh cho các bạn, dẫn đến cước phí sử dụng hàng tháng của các bạn có thể lên đến 2 man 1 tháng. Có một số nơi thì sẽ giải thích theo kiểu là dịch vụ bắt buộc phải đăng ký. Các bạn không được hưởng quyền lợi từ các dịch vụ đó mà vẫn phải trả tiền hàng tháng do việc sử dụng điện thoại ở Nhật là rất cần thiết. Có những bạn bị cài dịch vụ và không biết cách hủy, bên trung gian cũng vô trách nhiệm hoặc không biết cách hủy các dịch vụ đó, khi kiểm tra trên điện thoại thì các bạn đã sử dụng tới tháng thứ 7, tính tổng số tiền bị thanh toán đã lên đến 5 man, tương đương 11 triệu VNĐ.



Trường hợp thứ 3 là các bạn học sinh được người quen dẫn đi đăng ký, bạn đó lại thông qua 1 trung gian khác dẫn đi làm điện thoại. Các bạn vẫn mất số tiền 3 đến 4 man để mua điện thoại iPhone 6, do nghĩ là mình đăng ký mới và mua đứt điện thoại với giá rẻ thực chất giá đó là không hề rẻ. Khi cửa hàng kiểm tra điện thoại của các bạn thì mới phát hiện điện thoại của các bạn được đăng ký dưới hình thức chuyển mạng và nhận máy 0 đồng, kèm theo đó khách hàng sẽ không được hưởng khuyến mãi hàng tháng giống như đăng ký mới. Không chỉ vậy, họ còn đăng ký rất nhiều dịch vụ phát sinh cước phí. Trường hợp này tính tổng số tiền các bạn bị mất gồm tiền mua điện thoại ban đầu 3 đến 4 man, tiền khuyến mãi hàng tháng 1.350 yên x 24 tháng và các dịch vụ phát sinh cước khoảng 7.000 yên 1 tháng.

Đến các cửa hàng uy tín để được tư vấn trực tiếp

Các bạn nên trực tiếp đến các cửa hàng uy tín để đăng ký điện thoại. Cần hỏi rõ về gói cước bạn sẽ sử dụng, những vấn đề cần lưu ý. Và khi đăng ký dịch vụ tại các công ty có cửa hàng đại diện, trong quá trình sử dụng có vấn đề gì phát sinh hay cần tư vấn bạn hoàn toàn có thể đến cửa hàng để được nhân viên giải đáp nhé!

(Nguồn: Isenpai)

Cách sử dụng máy レジ(máy thanh toán tiền) tại Combini

Trong bài viết hôm nay, ABC sẽ giới thiệu với các bạn cách sử dụng máy レジ(máy thanh toán tiền) tại Combini nhé!



1.LÀM QUEN VỚI MÀN HÌNH レジ

Để có thể sử dụng thành thục máy tính tiền,điều đầu tiên các bạn cần làm quen với các kí hiệu,các ý nghĩa của các phím trên máy.Để thuận tiện và không trở nên rối khi có rất nhiều phím ,thì mình sẽ giải thích bằng cách đánh dấu các phím bằng các kí hiệu số và chữ như trên hình, các dấu ” * ” sẽ biểu thị cho các phím thường sử dụng nhất,số sao càng nhiều có nghĩa phím ấy cần đc nhớ nhất,tối đa *** nhé.

Đầu tiên nhìn vào hình bạn sẽ thấy máy có 2 phần gồm:

 Màn hình cảm ứng ( ở trên ) : dùng để lựa chọn các dịch vụ như thức ăn,báo… và hiển thị thông tin bán hàng.
 Bàn phím gõ ( ở dưới ): dùng để thao tác nhập số ,chọn cách thanh toán,và 1 vài dịch vụ tiện ích như loppi, hoá đơn điện nước..



Trước hết phần màn hình cảm ứng:

  • Phím số 1直前取引:ちょくぜんとりひき(*) phím này sẽ thể hiện giao dịch kết thúc trước đó,chả bao giờ dùng nên không bận tâm lắm.
  • Phím số 2 操作説明:そうさせつめい(*): hướng dẫn thao tác,không cần nhớ vì đọc đau đầu hơn là không đọc!
  • Phím số 3バック(**) trong tình huống khách đông và bạn không thể xoay sở và bối rối thì nút này sẽ gọi trợ giúp từ bên trong cửa hàng.
  • Phím số 4 お買上点数 /おかいあげてんすう(***):chữ này có nghĩa biểu thị số lượng hàng bạn đã check qua máy,đối với mấy bạn mới làm quen máy thì cần để ý số này khi thực hiện thanh toán vì đôi khi bạn sẽ thừa hay thiếu khi không chú ý dẫn đến tính tiền sẽ sai,tốt nhất đếm số sản phẩm đã check và kiểm tra lại số trên để xem có trùng khớp không.
  • Phím số 5 会計: có nghĩa tổng số tiền của các sản phẩm.
  • Phím số 6 預り/あずかり:có nghĩa số tiền bạn nhận từ khách.
  • Phím số 7 釣残/つりせん :có nghĩa số tiền thừa phải trả lại khách
  • Phím số 8 保留/ほりゅう ** :được dùng khi thanh toán cho vị khách số 1 nhưng vì 1 lý do nào đó mà đành tạm hoãn thì phím này sẽ tạm bảo lưu thông tin thanh toán đó để bạn có thể tiếp tục thanh toán cho vị khách khác trong thời gian chờ đợi.Đối với ai mới làm quen thì k nhất thiết phải nhớ vì ít khi sử dụng trừ khi quán bận.
  • Phím số 9 レジ入 ***: trước khi sử dụng máy bạn cần quẹt qua mã số trên thẻ hay nhập số nhân viên mới có thể sử dụng máy.
  • Phím số 10 からあげクン ***: món ăn đặc trưng tại lawson,có nhiều loại nhưng phổ biến gồm レギュラー、レット、チーズ hình ảnh các món ăn sẽ được đề cập tới trong bài tiếp theo.
  • Phím số 11:ホットFF ***: gồm các món ăn đã được hâm nóng như: Lチキン、Lボテ、あらびきフランク、なんこつ、鶏竜田楊げ…
  • Phím số 12:中華まん*** : bánh bao các loại.
  • Phím số 13、14:おでん ***gồm các loại おでん、có khá nhiều loại nhưng có mẹo cho các ban để dễ nhớ,mình sẽ hướng dẫn sau.
  • Phím số 15:競馬新聞 *: けいばしんぶん có nghĩa báo về đua ngựa.
  • Phím số 16:切手、はがき*: gồm các loại tem phiếu,tem thư bìa thư các loại
  • Phím số 17:ポイント利用 **: được dùng khi khách muốn sử dụng điểm tích luỹ từ thẻ thành viên sang thanh toán,1 điểm tương đương 1 ¥.
  • Phím số 18 *:hiện thị số tiền trong máy,k cần để ý vì không bao giờ xài!!!
  • Phím số 19 レジ出 *:thoát tài khoản nhân viên tại máy.
  • Phím số 20 :鳥から ***:Phần về món ăn về gà chưa được hâm nóng, các món về gà như 鳥から、鳥から塩、và các món que xiên ももタレ、もも塩….
  • Phím số 21 :FF 惣菜 ***:Phần về món ăn chưa được hâm nóng ( cách dễ nhớ thì cứ coi đây là phần thịt chiên ) コロッケ、ゲンコツメンチ、手作り野菜、春巻…
  • Phím số 22 ***:常温軽食 ***:Phần các món ăn chưa được hâm nóng ( cách nhớ cứ coi đây là phần bánh chiên ) アメリカソドック、マラサダ、カリバン ビーフ và チーズ..
  • Phím số 24 **:新聞 ** :gồm các báo đọc hàng ngày như 毎日新聞、東京新聞、朝日新聞….
  • Phím số 25 ** :スポーツ新聞:gồm các báo thể thao như 日刊スポーツ、スポーツニッポン、サンケイスポーツ…
  • Phím số 26 *ponta 会員携帯:điểm tích lũy qua điện thoại,rất hiếm khi gặp.

Như vậy là kết thúc phần kí hiệu phím số,giờ hãy xem phần kí hiệu chữ và các ý nghĩa của bàn phím gõ của máy nhé.

  • Phím chữ A: /IC カード***:dùng để lựa chọn thanh toán bằng các loại thẻ như suika,pasmo..và các thanh toán bằng thẻ visa card,master card,jcb.
  • Phím chữ B:ブリカ***: đây là 1 loại thẻ dạng như gift card,thay vì tặng tiền người sẽ dùng nó thay thế, và có rất nhiều mệnh giá,có thể thanh toán như tiền mặt tại các cửa hàng combini khác nhau.
  • Phím chữ C:
  • Phím chữ D:サービス受付***:Nút này gồm những dịch vụ như thêm tiền vào thẻ suika,coi tiền thừa trong thẻ…..
  • Phím chữ E:Loppi***:đây là dịch vụ thanh toán trực tuyến điện tử của lawson.Rất nhiều tiện ích như thanh toán amazon,đặt vé máy bay,đặt vé du lịch các địa điểm,trả tiền các món hàng internet…..nghe có vẻ khó nhưng thực ra đơn giản,khách hàng sẽ sử dụng máy loppi của cửa hàng để in hoá đơn và mang tới quầy thanh toán.phần này mình sẽ giới thiệu trong 1 phần khác.
  • Phím chữ F: 収納代行***:đây là nút thanh toán các hoá đơn như điện,nước,gas,bill điện thoại.
  • Phím chữ G: 取消返品 ***:Trong trường hợp bạn thanh toán sai hay khách đổi ý không muốn mua sản phẩm nữa thì nút này sẽ xoá,sửa thông tin mua hàng.Sẽ khá rắc rối và mất thời gian đối với những bạn lần đầu làm việc vì tên món hàng sẽ rất khó nhận biết,bởi vậy để không gặp tình trạng trên bạn nên nhẩm số sản phẩm mình đã check và kiểm tra lại số sản phẩm hiện thị tại màn hình レジ.
  • Phím chữ H: PLU* :ít khi sử dụng đến nên các bạn không nên quan tâm đến.
  • Phím chữ J :クリア***:Phiên âm của chữ clear,dùng để xoá bước thao tác mà bạn đã thực hiện trước đó,rất thường sử dụng.
  • Phím chữ K : DEPT*: trong các trường hợp sản phẩm chưa được niêm yết giá hay có lỗi trong hệ thống nên không thể xuất giá thì phím này sẽ giúp bạn nhập giá sản phẩm trực tiếp.Chắc chả giờ gặp nên không cần bận tâm.
  • Phím chữ L : 個 ***:nghĩa là cái hay chiếc,ví dụ khách mua 3 lon nước giống nhau thì thay vì check từng cái bạn sẽ check 1 lần + nhấn số 3+Phím 個=giá thành 3 lon nước.
  • Phím chữ M :万円 *** :giá thành mệnh giá xx万円,ví dụ 3 man = phím số 3 + phím 万円.
  • Phím chữ N:千円 ***:tương tự như trên nhưng với mệnh giá 千円。
  • Phím chữ R: ENT/登録 *** Đây là phím đăng kí、được dùng để đăng kí các dịch vụ,ví dụ khách thanh toán 2 bill tiền điện = phím 収納代行 + số 2 + và kết thúc bằng phím ENT này.
  • Phím chữ O: 領収書-りょうしゅうしょ***:Trường hợp khách muốn hoá đơn để về cho công ty hay ai đó quyết toán,thì dùng phím này để in ra và đưa cho khách nhưng nhớ lấy lại hoá đơn trước đó và đóng dấu cả 2 tờ.sẽ nói rõ thêm phần sau.cứ hiểu đai khái như tờ giấy hoá đơn đỏ ở Việt Nam đi.
  • Phím chữ P:両替***: phím này để kiểm tra tiền trong máy.
  • Phím chữ T:確認***: là phím xác nhận,rất thường sử dụng
  • Phím chữ S:*** phím này là phím bắt buộc phải sử dụng,vì trong mọi giao dịch đều phải kết thúc bằng phím này để xuất hoá đơn,nó chia ra làm 2 cột Nam và nữ và phân chia độ tuổi nhưng thực chất gõ đại thôi chả ai đi hỏi khách mấy tuổi bao giờ! Mổ thí phím nào cũng đc,trong các phím S đó
  • Trong hình có 1 phím to nhất màu xanh lá cây mà mình không đánh dấu chữ số nào nằm trên phím J: đó làm phím Xoá Tất Cả,các bạn cần phải rất cẩn thận nếu không các thao tác bán hàng phải thực hiện lại 1 lần.đặc biệt chú ý!!!!

Tổng kết và lời khuyên:

Các bạn khi đọc tới phần cuối này,thì mình đoán mọi người nãy giờ cũng tò mò cách đọc rồi mò cách đọc kanji, nhưng mình nghĩ không nên như vậy.Nếu các bạn làm theo hướng dẫn mình sau đây thì mình tin chắc các bạn mọi người sẽ nắm vững cách hiển thị レジ

Thứ 1: nhìn hình và để ý các kí hiệu dấu chữ và số được ghi bằng chữ đỏ.
Thứ 2:đọc và ghi lại các phím được đánh dấu *** ,vì nó sẽ thường sử dụng nhất.
Thứ 3: khoang tròn nó hay đọc vị trí nó trên hình ảnh.
Thứ 4:đối với món ăn,bạn chỉ cần nhớ món ăn gồm : đồ đã hâm nóng là các phím số 10 và 11,đồ ăn chưa hâm nóng là phím 20,21,22.Phần còn lại là bánh bao và おでん。

Rồi ở bài tiếp theo mình sẽ đưa hình ra,và cũng chia theo phân loại đó nên khi hình ảnh rõ ràng bạn chẳng cần nhớ tên chỉ cần nhớ nó ở chỗ nào rồi có thể lấy bán 1 cách dễ dàng.

Ngoài ra các bạn hãy tới các cửa hàng combini để xem lại các món ăn ,cũng như 1 cách đi học thực nghiệm vậy, ngày trước lúc thực tập lawson mình chỉ mua đồ tại cửa hàng lawson như vậy vừa nhớ các món hàng cũng nhưng cách bố trí sản phẩm. Sau đó các cửa hàng Sunkus cũng thế, tiện cả đôi đường vừa mua vừa học, vừa tích điểm thưởng ^.^

Có được kinh nghiệm cần 1 quá trình nhưng học kinh nghiệm từ người khác sẽ giúp bạn giảm một khoảng thời gian nhanh nhất, tối ưu nhất, tuy vậy nó không thể đưa bạn từ không biết gì đến trở nên thành thục lập tức vì điều quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm thực tiễn, hãy coi đây là bài nền, bởi vậy đừng quá nặng nề veefsuy nghĩ chữ Kanji này là gì, cách đọc ra sao... Điều mình muốn các bạn rút ra ở bài này đó là thực hiện 4 bước như mình nói ở trên, cứ suy nghĩ đơn giản ra không cần phức tạp làm gì.

Chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé! 

(Chia sẻ bởi An Nguyen – Cộng đồng Việt Nhật)

Tìm kiếm học bổng cho du học sinh nước ngoài tại Nhật

Học phí và sinh hoạt phí khi đi học đại học ở Nhật khá đắt đỏ so với Việt Nam nên việc xin được học bổng sau khi thi đỗ và các trường đại học ở Nhật là việc rất nên làm để bạn có thể giảm bớt áp lực kinh tế và tập trung hơn vào chuyện học hành.



Có nhiều cách để bạn tìm kiếm các học bổng dành cho đối tượng lưu học sinh tại Nhật, ABC xin giới thiệu một cách đó là sử dụng website jpss.jp doアジア学生文化協会 (Hiệp hội văn hoá sinh viên châu Á, ABK) vận hành.

Danh sách học bổng xem tại:

http://www.jpss.jp/ja/scholarship/ (Tiếng Nhật), http://www.jpss.jp/en/scholarship/ (Tiếng Anh), http://www.jpss.jp/en/scholarship/ (Tiếng Việt) (Lưu ý phần tiếng Việt dịch hơi tối nghĩa)

Bạn có thể sử dụng ô tìm kiếm để lọc bớt các điều kiện tìm học bổng (tìm theo tên học bổng, địa phương người nhận đang sống, bậc học, tên trường, trường thuộc địa phương nào, thời hạn kết thúc ứng tuyển)

スクリーンショット 2016-02-26 13.46.45
Danh sách học bổng bao gồm các thông tin ngắn gọn về tên học bổng, tổ chức trao học bổng, số tiền nhận được, số lượng cấp học bổng.
 スクリーンショット 2016-02-26 13.48.48

Khi bấm vào xem chi tiết một học bổng thì bạn sẽ xem được một số thông tin cơ bản như ví dụ


スクリーンショット 2016-02-26 13.56.39

Sau khi chọn được học bổng ưng ý thì bạn có thể tìm kiếm trang web chính thức của các học bổng này hoặc liên hệ qua văn phòng hỗ trợ du học sinh của trường để đăng ký ứng tuyển.

Nguồn: Isenpai

Nhật Bản vẫn hỗ trợ ODA cho Việt Nam sau năm 2017

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa chia sẻ về khả năng sau năm 2017, Việt Nam có tiếp tục được nhận nguồn vay ưu đãi theo cam kết của Chính phủ Nhật Bản.



Sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các khoản vay ưu đãi sẽ có nhiều điều kiện ràng buộc và gần với vốn vay thương mại. Ông Yasuo Fujita – Trưởng đại diện JICA – đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động về kế hoạch giải ngân nguồn vốn này.

Hỏi: Thưa ông, có nhiều nguồn tin nói rằng kể từ tháng 7.2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA mà phải chuyển sang vay ưu đãi, tiến tới vay thương mại do đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Xin ông giải thích rõ hơn về vấn đề này?

– Ông Yasuo Fujita: Các điều khoản và điều kiện vốn vay ODA củaNhật Bản được thiết lập dựa trên mức thu nhập của nước tiếp nhận. Hiện tại, Việt Nam đã được xếp vào nước có mức thu nhập trung bình thấp với thu nhập quốc dân trên đầu người trong khoảng từ 1.046 – 1.985 USD/năm (năm 2014). Mức lãi suất của vốn vay ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam dao động từ 0,1-1,4%/năm và thời gian trả nợ là 25-40 năm, thời gian ân hạn là 7-10 năm. Với tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam, JICA sẽ tiếp tục cung cấp vốn vay ưu đãi cho Việt Nam tới khoảng năm 2030.

Vì thế, từ tháng 7.2017, Việt Nam có thể không còn được vay ODA ưu đãi từ các tổ chức quốc tế khác, nhưng mức ưu đãi của vốn vay ODA Nhật Bản sẽ chỉ giảm một chút nếu Việt Nam được nâng bậc vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao hơn hiện nay (tức là mức thu nhập trung bình) và có thể tiếp tục vay vốn ODA của Nhật Bản với các điều kiện ưu đãi.

Hỏi: Có ý kiến chuyên gia kinh tế cho rằng chi phí đầu tư cho một dự án ODA, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng rất cao, nên so với lãi suất thấp và kỳ hạn dài chưa hẳn đã có lợi. Ông có ý kiến như thế nào về nhận định này?

– Dù Việt Nam đã được xếp vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, Nhật Bản vẫn dành nguồn ODA với những điều kiện rất ưu đãi cho các dự án hạ tầng của Việt Nam như lãi suất vay chỉ bằng 0,1-1,4% với kỳ hạn dài nhất lên đến 40 năm. Cho đến nay Chính phủ Nhật Bản luôn cung cấp ODA cho Việt Nam có cân nhắc kỹ về sự cần thiết và đóng góp có hiệu quả của dự án vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Việc sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản này đã được đánh giá cao cho những đóng góp trong cải thiện môi trường đầu tư tại TPHCM và Hà Nội. Có thể kể một số ví dụ như: Từ tháng 1.2015, Hà Nội đã khai trương và đưa vào sử dụng nhà ga T2 – Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân và đường dẫn nối cây cầu này với Sân bay Nội Bài. Điều này giúp cải thiện đáng kể tuyến đường giao thông huyết mạch từ cửa khẩu quốc tế đến trung tâm thành phố. Tương tự, việc đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây đã giúp cải thiện tình hình giao thông từ Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu về TPHCM. Dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây đã được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2011 cũng đã giúp giải quyết tình trạng gia tăng phương tiện cơ giới và tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên… So sánh chi phí tài chính theo nguồn vốn vay trái phiếu chính phủ với nguồn vốn ODA có thể thấy sự thật là chi phí đầu tư của dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản thấp hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư của dự án sử dụng trái phiếu chính phủ.

Mặt khác, gần đây, trên một số phương tiện truyền thông, ODA bị chỉ trích là một nguyên nhân làm gia tăng nợ công. Hiểu nhầm này có lẽ bắt nguồn từ những chậm trễ nghiêm trọng của một số dự án lớn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ quan điểm của chúng tôi, vấn đề chính cần xem xét là việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực công, trong đó có nguồn vốn ODA. Lý do lớn nhất và rõ ràng nhất cho việc đội vốn của dự án chính là sự chậm trễ trong mọi giai đoạn triển khai dự án, từ khâu hình thành, phát triển dự án đến khâu hoàn thiện dự án. Có thể thấy rằng nhiều cơ quan liên quan đến thực hiện dự án chưa ý thức được vấn đề chi phí cơ hội khi thực hiện các dự án đầu tư công. Một khi các cơ quan hữu quan chú trọng đúng mức đến tuân thủ các thủ tục hành chính cũng như quản trị thời gian thì hiệu quả đầu tư công chắc chắn sẽ được cải thiện.

Hỏi: Thông thường vốn vay ODA có lãi suất thấp, vay dài hạn. Vậy đi kèm với nó có những điều kiện gì ràng buộc chặt chẽ hay không? Liệu có phải các ODA Nhật Bản sẽ bắt buộc do các nhà thầu Nhật Bản thực hiện hay không?

– Các điều khoản của vốn vay ODA là ưu đãi với lãi suất cho vay thấp và thời hạn trả nợ dài, tuy nhiên, không phải lúc nào các điều kiện ràng buộc cũng được áp dụng kèm theo, và nhà thầu không bắt buộc mang quốc tịch Nhật Bản trong mọi dự án vay vốn ODA Nhật Bản. Trước hết, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, Nhật Bản tôn trọng quyết định của nước nhận viện trợ về việc có áp dụng các khoản vay kèm các điều khoản ràng buộc hay không. Vốn vay ODA Nhật Bản ràng buộc được gọi là “Điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế” (khoản vay STEP). Hình thức này áp dụng cho các dự án cần tận dụng công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản dựa trên yêu cầu của nước nhận viện trợ về việc sử dụng và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản.

Điều kiện chính của khoản vay STEP là nhà thầu chính sẽ là các công ty Nhật Bản hoặc là liên doanh giữa công ty Nhật và công ty Việt Nam do công ty Nhật đứng đầu liên doanh; không dưới 30% hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản. Tuy nhiên, các khoản vay STEP chỉ được dành cho các dự án có yêu cầu công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản. Trong tổng số vốn vay đã cam kết từ năm 2010-2014, tỉ trọng của các khoản vay STEP chỉ vào khoảng 38% và 62% số vốn vay còn lại được cung cấp mà không có bất kỳ hạn chế gì về quốc tịch nhà thầu hay nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

– Xin cảm ơn ông.

Theo Hồng Quân (Lao động)

10 hiểu nhầm phổ biến về Nhật Bản

Hãy thành thật rằng bạn ít nhất đã từng có một vài suy nghĩ như vậy trong đầu khi nghĩ về đất nước Nhật Bản, Nhật Bản có hoa anh đào và sushi, người Nhật có nghệ thuật cắm hoa và trà đạo truyền thống đây là những điều không thể phủ nhận. Và chắc chắn, mấy điều này thì không ai có thể nhầm lẫn được rồi.



Nhưng mà không phải người Nhật nào cũng thích ăn sushi và cắm hoa. Vậy mà  hỏi 100 người nước ngoài thì cả 100 người đều cho rằng người Nhật ăn sushi cả đời để sống.


Có thể đây chưa chắc là 10 hiểu nhầm lớn nhất mà cứ nhắc tới Nhật Bản là người ta lại gán mác cho nó, nhưng ít nhất, bạn cũng đã từng sống với những lầm tưởng to đùng này về Nhật Bản.




1. Tất cả đàn ông Nhật đều có tinh thần võ sĩ Samurai

Samurai là một trong những biểu tượng cho tinh thần Nhật Bản. Vì thế, không khó khi thấy rằng bất cứ bài viết nào về tinh thần của người dân Nhật Bản là người ta lại nhắc tới tinh thần võ sĩ đạo.

Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản thậm chí còn không biết tinh thần samurai là tinh thần gì. Và chắc chắn, quan điểm đàn ông Nhật ai cũng có tinh thần đó là một điều sai lầm.

2. Người dân Nhật Bản nào cũng làm việc chăm chỉ

Lại một điều nữa mà mọi người vẫn hay rao giảng cho nhau: nhìn người Nhật Bản làm việc mà học tập kìa! Đúng là người Nhật làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc nhưng điều gì cũng có ngoại lệ, không phải ai cũng muốn như vậy.

"Nếu tôi có thể xoay sở với cuộc sống mà không phải làm việc vất vả, chắc chắn là tôi không lao đầu vào công việc rồi", một người cho biết.

3. Tất cả đàn ông Nhật Bản đều đóng khố

Đây là một trong những hiểu lầm rất thú vị khi hình ảnh về các đô vật Sumo hay đàn ông Nhật Bản tham gia các lễ hội khiến người ta hiểu nhầm rằng khố là một trang phục phổ biến mỗi ngày. Tuy nhiên, chẳng mấy ai mặc khố ra ngoài đường cả nên bạn đừng mơ có thể thấy chúng nếu không phải trong các dịp đặc biệt.

4. Người Nhật nào cũng thích làm việc tập thể

Trong cuộc phỏng vấn với 200 người Nhật Bản, có tới 96 người cho biết rằng không phải người Nhật nào cũng thích làm việc tập thể. Nhiều người làm việc chỉ bởi vì họ cảm giác làm một mình sẽ không dễ để hoàn thành. Tuy nhiên, không phải lúc nào làm việc tập thể cũng đúng tinh thần làm nhóm.

"Nhiều người làm việc một cách có quy củ tại công ty nhưng bên ngoài cuộc sống, họ thích mọi thứ một mình.

5. Tất cả người Nhật đều ăn sushi hay tempura

Việc bạn thấy sushi xuất hiện trong bất cứ poster quảng cáo du lịch nào của Nhật Bản không có nghĩa là người Nhật nào cũng thích ăn và ăn sushi mỗi ngày. Giống như kiểu bạn nghĩ người Mỹ sẽ chỉ ăn hamburgers còn người Đức chỉ uống bia qua ngày!

Rõ ràng, việc ăn một thứ liên tục không tốt cho sức khỏe và người Nhật Bản hoàn toàn hiểu được điều đó.

6. Tất cả người Nhật đều thích xếp hàng

Văn hóa xếp hàng luôn gọi tên đất nước Nhật Bản. Người Nhật xếp hàng sau động đất, sóng thần chờ thực phẩm. Người Nhật xếp hàng ngay ngắn để lên tàu điện ngầm. Những điều trên là hoàn toàn đúng, nhưng người Nhật không hẳn lúc nào cũng thích xếp hàng!

Cái lúc vội vàng thì dù là người Mỹ, người Anh hay người Nhật Bản cũng chẳng ai muốn phải chờ đợi để tới lượt mình cả. Có lẽ do người Nhật biết kiềm chế hơn người dân nước khác mà thôi.

7. Người Nhật mặc kimono mọi lúc mọi nơi

Đây có lẽ là một trong những hiểu lầm "dớ dẩm" nhất. Một chiếc kimono không những vừa to vừa nặng mà giá cả của nó còn thực sự trên trời nếu muốn có một chiếc kimono thực sự đẹp! May ra nếu bạn đến Kyoto thì thấy những cô gái làm nghề Geisha mặc kimono suốt ngày mà thôi.

Còn đâu, đừng có mơ mà đang đi bộ trên phố rồi xuất hiện một cô gái mặc kimono giữa trời hè hơn 30 độ C.

8. Tất cả người Nhật đều thích manga và anime

Đồng ý Nhật Bản là "kinh đô" của truyện tranh và phim hoạt hình, nhưng mà bảo người Nhật nào cũng thích xem hoạt hình hay truyện tranh là hoàn toàn sai!

9. Người dân Nhật Bản nào cũng giỏi sử dụng đồ công nghệ

Nhật Bản có thể là nơi chế tạo ra nhiều món đồ công nghệ mà cả thế giới phải thán phục nhưng không phải người dân Nhật Bản nào cũng muốn sử dụng chúng trong mọi điều của cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể ngồi xem các nghệ nhân biểu diễn trà đạo và tự hỏi: "mấy cái máy pha trà tốc độ cao mà người Nhật chế tạo ra để làm gì không biết?".

10. Nhà nào của người Nhật cũng có bàn sưởi và cửa kéo

Nếu bạn có những suy nghĩ này, sao bạn không tự hỏi sao người Hàn Quốc giờ không sống trong nhà Hanok nữa hay người Mông Cổ còn sống trong lều không? Thế kỷ 21 rồi, người Nhật cũng phải cải tiến chất lượng cuộc sống chứ?

Dù nhiều gia đình vẫn giữ nguyên các căn nhà truyền thống nhưng đa phần đã chọn những kiểu hình nhà đơn giản và tiện lợi hơn cho cuộc sống hiện đại.

(Nguồn: Kênh 14)

Thông tin cần biết về gia hạn visa du học sinh



I. Nơi nộp đơn xin gia hạn visa du học sinh

Bạn đến nộp tại 入国管理局(thường gọi là nyukan) tại địa phương.
Tìm địa chỉ của nyukan gần nhà bạn tại website của cục xuất nhập cảnh Nhật Bản: http://www.immi-moj.go.jp/english/. (Ở cuối trang chủ)

II. Những giấy tờ cần thiết:

1.Đơn xin gia hạn visa (Mẫu download ở đây)
Bạn điền các trang 1,2,3. 2 trang còn lại do trường học điền. (Xem hướng dẫn điền ở mục 3)
2. 1 tấm ảnh 3×4 chụp trong khoảng 3 tháng trở lại đây.
3. Giấy chứng nhận đang học ở trường (在学証明書): giấy này xin ở trường bạn
4.Giấy chứng nhận thành tích học (学業成績証明書): xin ở trường
5. Hộ chiếu.
6. Thẻ lưu trú (在留カード)
7. Thẻ học sinh (学生証)
8. Tiền làm thủ tục 4,000円 (Nộp khi đến lấy thẻ lưu trú mới)
9. Các loại giấy chứng nhận hỗ trợ thu nhập ví dụ như chứng nhận học bổng (奨学金支給証明書)、giấy nhận tiền (送金証明書)、thẻ tiết kiệm (預金通帳の写し),…

III. Các bước nộp đơn

Bạn xin các giấy tờ cần thiết ở trường trong mục 2, điền đơn và đến Nyukan để nộp. Ở đó bạn viết địa chỉ lên tờ bưu thiếp được phát.
Sau khoảng 2 tuần thì bạn sẽ nhận được thông báo gửi về nhà (Là tờ bưu thiếp đã viết địa chỉ kia). Bạn chuẩn bị 4000 yên và đơn xin làm các hoạt động ngoài tư cách lưu trú (để làm thêm, mỗi lần làm lại visa đều phải xin lại dấu cho phép làm thêm).
Bạn phải nộp đơn trước khi hết hạn visa.

IV. Cách điền đơn

Mẫu điền đơn: http://www.moj.go.jp/content/000103536.pdf
Các mục trong mẫu:
1. Quốc tịch
2. Ngày tháng năm sinh
3. Tên
4. Giới tính
5. Nơi sinh
6. Tình trạng hôn nhân. (Khoanh 有 nếu bạn đã kết hôn và 無 nếu vẫn độc thân)
7. Nghề nghiệp: điền 学生
8. Quê quán ở Việt Nam
9. Địa chỉ và số điện thoại ở Nhật
10. Số hộ chiếu và thời hạn hộ chiếu (Xem ở trang đầu tiên của hộ chiếu)
11. Tư cách lưu trú: điền 留学. Thời hạn lưu trú và ngày hết hạn xem trên thẻ lưu trú của bạn
12. Số thẻ lưu trú (Xem ở góc trên của thẻ)
13. Thời gian gia hạn bạn mong muốn (sau khi xét duyệt có thể không được như hạn viết)
14. Lý do gia hạn.
15. Có lịch sử phạm tội hay không.
16. Thành viên gia đình ở Nhật. (Không có thì không điền)
17. Thông tin về trường học: tên trường, địa chỉ, số điện thoại
18. Số năm đi học (tính từ lúc học tiểu học)
19. Bậc học cuối cùng hoặc bậc học đang học, tên trường, thời điểm tốt nghiệp hoặc dự định tốt nghiệp.
20. Năng lực tiếng Nhật: điền chứng chỉ tiếng Nhật hoặc khóa học tiếng Nhật Bản từng nhận.
21. Lịch sử học bằng tiếng Nhật (điền trong trường hợp bạn học bậc phổ thông trung học ở Nhật)
22.
+ Tích và điền số tiền hỗ trợ tài chính ở Nhật: tiền do bạn kiếm được, tiền từ nước ngoài hỗ trợ, tiền do người hỗ trợ ở Nhật, học bổng.
+ Trường hợp nhận tiền chuyển từ nước ngoài.
+ Thông tin người hỗ trợ (tên, địa chỉ, nghề nghiệp, thu nhập)
+ Quan hệ của người hỗ trợ với người làm đơn (trong trường hợp bạn tích vào ô có người hỗ trợ tài chính)
+ Thông tin cơ quan đoàn thể cấp học bổng (trong trường hợp bạn nhận học bổng).
23. Nếu bạn đang làm thêm thì điền thông tin về chỗ làm và thu nhập của bạn vào.
24. Dự định của bạn sau khi tốt nghiệp: 帰国 (về nước)  日本での進学 (học tiếp ở Nhật) 日本での就職 (Đi làm ở Nhật) その他 (dự định khác)
25. Người bảo lãnh ở Nhật (Nếu bạn đang học cấp 2 hoặc tiểu học)
26. Người đại diện ở Nhật (Nếu người đại diện điền đơn hộ bạn)

Nguồn: Isenpai

Có một nước Nhật trong tôi

Nhắc đến đất nước Nhật Bản, nhiều người thường nghĩ đến những sản phẩm công nghệ hiện đại, những thiết bị khoa học mới mẻ hay những tòa nhà bằng kính cao tưởng đến tận trời xanh... Nhưng đó chưa phải là tất cả. Có một Nhật Bản khác lạ hơn, đẹp hơn và thi vị hơn đang chờ đợi tôi khám phá! Hãy cùng tôi trải nghiệm và hòa mình vào nông thôn Nhật Bản, để cảm nhận Nhật Bản theo cách hoàn toàn riêng biệt!

…Rời xa khu phố sầm uất, dòng người và xe cộ tấp nập ở Tokyo, chuyến xe buýt đưa tôi về với nông thôn Nhật Bản-làng Katashina nằm gần tỉnh Gunma. Xe buýt chạy êm đến nỗi băng qua những chỗ ngoặt và uốn lượn của cung đường núi ngoằn ngoèo mà tôi không hề hay biết. Đưa tay ra ngoài ô cửa sổ, tôi cảm nhận được làn gió mát đến se lạnh của mùa thu, hương thơm ngọt ngào của núi rừng, cây cỏ. Thi thoảng lướt qua ô cửa kính là mấy bụi hoa dại màu hồng nhạt, thân mảnh mai đang vươn mình đón lấy ánh mặt trời. Cũng giống như nông thôn nước Việt, nông thôn Nhật Bản nổi bật với những cánh đồng lúa vàng thẳng tắp. Hương đồng nội của những bông lúa trĩu cành tạo một cảm giác ấm áp và gần gũi.

Thời điểm tôi đến làng Katashina cũng là lúc nông dân ở đây đang vào mùa thu hoạch. Người trẻ không mặn mà với công việc đồng áng nên học lên thành phố kiếm sống. Trong làng chỉ còn vài hộ gia đình, đa phần là người lớn tuổi tiếp tục với nghề nông. Một đời họ gắn bó với cây lúa cho đến lúc tuổi già nhưng may mắn thay nhờ có cơ khí hóa nông thôn mà công việc đồng áng trở nên nhẹ nhàng. Đâu đâu trên khắp cánh đồng Nhật Bản cũng thấy máy móc xuất hiện. Máy móc có mặt ở khắp mọi nơi tham gia vào mọi công đoạn như một phần không thể thiếu. Phía xa kia, chiếc máy gặt nhỏ xíu chạy thành vòng trên cánh đồng, cứ sau vài giây, lại cho ra một bó lúa nhỏ, được buộc chặt nằm ngay ngắn đúng vị trí như đã được sắp đặt từ trước.

Tôi đi dọc con đường làng có rất nhiều biển hiệu đề Suối Nước Nóng (Onsen). Kinh doanh hình thức suối nước nóng công cộng rất phổ biến ở nông thôn Nhật, đặc biệt là ở những làng nằm dưới chân núi như làng Katashina. Có thể nói, suối nước nóng là một đặc sản của làng. Hầu như tất cả những hộ gia đình ở đây đều lắp đặt hệ thống ống dẫn nước suối nóng từ thượng nguồn về. Ở Nhật Bản, hình thức tắm suối nước nóng đã có từ rất lâu. Người Nhật rất chú ý đến sự cân bằng của cuộc sống. Sau thời gian làm việc căng thẳng, họ thường để cho cơ thể nghỉ ngơi bằng cách ngâm mình trong làn nước ấm nóng của suối nước khoáng tự nhiên chảy từ đỉnh núi xuống.

Hoạt động thường xuyên của núi lửa giữ nhiệt độ mạch nước ngầm cao, tạo nên những suối nước nóng rất đặc biệt. Tắm suối nước nóng không đơn giản chỉ là một nhu cầu mà đó còn là một hình thức được gần gũi, trở về với thiên nhiên. Hơi nước nóng bốc lên như màn sương nhẹ, ôm lấy cơ thể, một cảm giác hòa hợp, thư thái nhằm nạp lại nguồn năng lượng mới. Vì chưa quen, nên ban đầu tôi có cảm giác nóng như bị bỏng. Nhưng rồi khi ngâm mình lâu trong dòng nước, tôi thấy hết sức dễ chịu, như thể mọi gánh nặng và mệt mỏi đều cuốn trôi đi hết.

Người Nhật yêu thích thể thao và các hoạt động cộng đồng. Tùy từng mùa mà có rất nhiều lễ hội khác nhau diễn ra. Mùa thu và nhất là vào đông, hoạt động leo núi, chạy bộ được các làng tổ chức thường xuyên. Tôi đã được hòa mình vào không khí của một cuộc thi chạy marathon thường niên đang được tổ chức ở làng. Vận động viên là khách quốc tế và người dân địa phương. Nhiều “vận động viên” còn có cả gia đình đi theo đứng bên đường cổ vũ rất nhiệt tình. Cuộc thi không nặng tính thành tích, cạnh tranh mà mục đích chủ yếu là mang lại niềm vui, nâng cao niềm yêu thích thể dục thể thao trong cộng đồng.

Quan trọng hơn, đây cũng là dịp để cả người dân trong làng cũng như du khách được gặp gỡ và giao lưu văn hóa, trò chuyện. Chúng tôi chia sẻ những nét độc đáo, khác biệt trong văn hóa của từng dân tộc. Hình như, giữa chúng tôi, không hề có bất kỳ khoảng cách ngôn ngữ hay rào cản nào! Tiếng cười nói cứ thế vang vọng, hòa quyện trong khí trời mùa thu se lạnh, lan tỏa dưới những tán lá phong sắc đỏ rợp trời.

Rất nhiều ngành nghề truyền thống được lưu giữ cẩn thận ở vùng nông thôn Nhật Bản. Trong đó, nghề dệt, nhuộm lụa thủ công là một trong những nghề tiếp tục tồn tại và phát triển mặc cho những thay đổi của xã hội mới. Tham gia vào một lớp học nhuộm lụa, tôi mới biết là nhuộm màu, tạo họa tiết cho lụa vất vả đến nhường nào. Phải trải qua rất nhiều công đoạn mới hoàn thành một sản phẩm. Chỉ cần không chú tâm ở một công đoạn thôi là có thể màu nhuộm ra sẽ không đúng và không đều.

Điều rất đặc biệt là cây lấy màu nhuộm lụa ở Nhật được người thợ nhuộm tự tay trồng. Người thợ nhuộm trồng và chăm sóc vườn rất cẩn thận vì màu đẹp hay không một phần từ chất lượng của cây thuốc nhuộm. Các kỹ thuật, kinh nghiệm này đã được người Nhật gìn giữ và truyền từ đời này đến đời khác. Và dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo người Nhật Bản, cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành sản phẩm chiếc khăn tay của mình. Chiếc khăn tay có những bông hoa trắng nhỏ như những bông hoa cúc nổi trên nền màu xanh dương mang phong cách rất đặc trưng Nhật Bản. Đối với tôi, chiếc khăn tay này thực sự là một món quà kỷ niệm vô cùng ý nghĩa… 

Giữa những cánh đồng lúa trổ bông trĩu vàng, giữa những mái nhà gỗ nhỏ thấp, những con đường nhựa uốn lượn là màu xanh của núi rừng, hoa cỏ bạt ngàn, tôi sảng khoái hít một hơi thật sâu khí trời trong mát căng đầy lồng ngực. Dù không có khách sạn 5 sao, không có các dịch vụ mua sắm, shop hàng hiệu... nhưng chính không khí và sự thân thiện, gần gũi của con người và vùng nông thôn Nhật lại khiến tôi cũng như bất kỳ du khách nào khác có mặt trong chuyến đi cảm thấy vô cùng tuyệt vời. Chúng tôi đã có những trải nghiệm thực tế ở một vùng văn hóa khác, được đánh thức hòa mình về với thiên nhiên, được thanh tịch lại chính mình. Ánh chiều hoàng hôn ửng hồng nơi cuối chân trời phản chiếu xuống cánh đồng vàng như một bức tranh khép lại chuyến hành trình của tôi về với nông thôn Nhật. Hẹn gặp lại Nhật trong một ngày gần nhất.

(Nguồn: Công an Nhân dân)

Chuyện nước Nhật: Phía sau công xưởng

Nhật Bản, tuy không phải là nơi tôi sinh ra và lớn lên nhưng lại là nơi để lại cho tôi biết bao kỷ niệm, là vùng đất mà tôi coi như quê hương thứ hai của mình. Những trải nghiệm nơi đây, có lẽ đi đến suốt cuộc đời, tôi cũng chẳng thể nào quên được.



Còn nhớ những ngày ngồi trên ghế nhà trường đã không biết bao lần tôi được nghe kể về xứ sở Phù tang xinh đẹp. Trong mắt tôi khi ấy, nước Nhật chẳng khác gì một thiên đường. Đó là nơi có những khu rừng xanh ngát, có ngọn núi Phú Sỹ cao vời vợi và những cánh đồng khoe sắc quanh năm. Đó là nơi có những tòa nhà chọc trời và nền công nghiệp phát triển đứng nhất nhì thế giới. Và hơn hết, đó là nơi của những con người luôn cần mẫn kiên trì, kỉ luật và không bao giờ bỏ cuộc dù phải chịu bao nhiêu thiên tai hoạn nạn vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu. Cứ như thế, tôi ôm ấp một hình ảnh đẹp về đất nước Mặt trời mọc và không biết tự bao giờ trong tôi hun đúc một niềm khao khát được đặt chân đến nơi này.

Và rồi ước mơ về Nhật đã đến với tôi và cuộc đời tôi bước sang một trang mới. Đó và năm cuối đại học, khi bạn bè tất tả chuẩn bị ra trường, tôi quyết định xin phép gia đình cho sang Nhật. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là tốt nghiệp, bỗng dưng bỏ ngang để đến một đất nước xa xôi, tôi vấp phải không biết bao nhiêu sự phản đối từ người thân cũng có mà bạn bè cũng có. Nhưng với lòng quyết tâm nung nấu bấy lâu nay, tôi cố gắng thuyết phục mọi người cho bằng được. Cuối cùng nguyện ước cũng đạt thành, tôi được cho phép đến với nước Nhật thân yêu.

Tôi sang Nhật với dạng tu nghiệp sinh, đây là hình thức mà tôi nghĩ là phù hợp với mình nhất vừa tiết kiêm chi phí và có cơ hội kiếm thêm chút vốn trang trải khi quay về. Lên máy bay, lòng tôi cứ lâng lâng khó tả, bao nhiêu vui sướng như chỉ trưc trào ra. Cuối cũng thì qua bao nhiêu cố gắng tôi cũng đạt được điều mình hằng ấp ủ. Lời kể thực không sai nước Nhật hiện lên trong những ngày đầu đẹp vô cùng. Những bông hoa anh đào e ấp dưới nắng xuân, chúm chím như gò má ửng hồng của người con gái. Những chiếc tàu điện hiện đại luôn thật đúng giờ. Và những con người thật ân cần, chu đáo đã giúp đỡ tôi không biết bao nhiêu lần thưở còn nhiều bỡ ngỡ. Tôi hoàn toàn mãn nguyện và tự hào với quyết định của mình, tự nhủ với lòng sẽ cố gắng thật nhiều nơi đất nước xinh đẹp này.

Thế nhưng đúng như người ta vẫn thường nói, ở đâu cũng có những góc khuất mà chỉ khi đi vào rồi ta mới có thể nhận ra. Khi mọi thứ đã dần đi vào nếp, những hứng khởi ban đầu của tôi cũng phai nhạt dần. Thay vào đó là những ngày vật lộn với công việc, những lúc mệt mỏi rã rời mà chẳng biết than trách với ai. Hay những lúc cô đơn hiu quạnh, nhìn xung quanh bốn bề trống vắng chẳng biết giải tỏa thế nào. Đã bao lần tôi muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ tới gia đình đang ngày đêm mong ngóng, về sự kì vọng của biết bao người, tôi lại cố gắng đứng dậy bước đi. Tôi không cho phép mình bỏ cuộc. Cũng may rằng, cuộc sống ở Nhật tuy vất vả, nhưng vì cùng chung một văn hóa Á Đông, thói quen sinh hoạt và ăn uống không khác biệt nhiều, tôi có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường nơi đây.

Ở Nhật bận rộn là vậy, nhưng tôi vẫn cố gắng để bản thân mình không trở nên chai sạn. Vào mỗi cuối tuần, sau bao vất vả mệt nhọc của ngày thường, tôi hay đi tản bộ ở công viên. Khi thì vào sang sớm, khi thì lại là lúc xế chiều. Quên đi hết những giọt mồ hôi mặn đắng nơi công xưởng, tôi dành cho mình những phút riêng tư, thả lỏng tâm hồn và trầm ngâm suy nghĩ về cuộc sống. Những khi ấy, tôi thường cho lũ bồ câu ăn và nhìn ngắm chúng thích thú lượm nhặt những miếng mồi. Lúc khác, tôi lại ngồi yên thầm quan sát một cụ ông ung dung thả câu bên hồ, một cụ bà thư thả dạo chơi cùng chú cún cưng hay lũ trẻ đang hồn nhiên đùa nghịch. Những lúc ấy, tôi cảm thấy lòng bình yên đến lạ, bao muộn phiền chợt theo gió bay đi.

Thỉnh thoảng, khi bản thân thấy mệt mỏi và áp lực đủ điều, tôi đạp xe ra bờ sông dạo mát. Theo thói quen thả xe một bên và nằm dài trên bãi cỏ, tôi cứ lặng yên ngắm dòng nước lững lờ trôi, để những ngọn gió từ đâu về mơn man trên mái tóc. Như thế, tôi thấy bao nhiêu bực bội sầu lo đều bỗng chốc hóa hư không, chỉ còn tôi với chính tôi giữa bao la mây nước. Cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu vô cùng.

Hôm khác, tôi lại một mình đi dạo giữa những con phố không tên. Phố đông người mà như mình tôi lạc bước. Tôi men qua những con hem nhỏ, dạo quanh những góc phố xa xưa, ngắm nghía những ngôi nhà cổ đã bị thời gian rêu phủ bạc màu. Đưa mắt nhìn những nụ hoa e thẹn chưa dám nở, hay những ngọn đèn leo lắt phía ngoài xa, tôi tận hưởng sự tĩnh lặng, không ồn ào, không náo nhiệt, mọi thức đều bình yên đến lạ kì.

Những khi ấy, tôi thường mở nhạc lên và thả hồn theo những giai điệu du dương tha thiết. Là ca khúc サライ(Hồi tưởng), mỗi lần nghe là một lần dấy lên trong tôi nỗi nhớ nhà.
やわらかな 日々の暮らしを なぞりながら生きる
• まぶたとじれば 浮かぶ景色が
迷いながら いつか帰る 愛…” “…Tuổi thơ trải qua trong sự chở che của cha của mẹ, vừa sống vừa nhớ lại những ngày tháng bình yên.
Nhắm mắt lại, bỗng thấy lạc lối trước khung cảnh hiện ra. Tự nhủ với lòng rằng nhất định sẽ quay về quê hương yêu dấu…”
Hay giai điệu ngoạt ngào của 四季の歌 (Khúc ca bốn mùa) ,nhắc nhở tôi về ý nghĩa của tình thân, tình bạn, của những yêu thương.秋を愛する人は 心深き人 愛を語るハイネのような ぼくの恋人 “Người yêu mùa thu là người có tâm hồn sâu sắc, Như nhà thơ Heins hay kể chuyện tình, đó là người tôi yêu”

Những ca từ nhẹ nhàng, trong vắt như ru tôi về một miền xa xôi, cho tôi tan theo những trầm bổng cuộc đời. Bao muộn phiền của đời tu nghiệp, trong phút chốc được xoa dịu hẳn đi.

Thế đấy, thật kì diệu và tuyệt vời thay, nước Nhật! Nơi đã lấy đi của tôi biết bao giọt mồ hôi, khiến tôi mệt mỏi tưởng chừng như gục ngã, cũng là nơi đã che chở và ấp ôm tôi bằng những phút giây thanh khiết dịu êm. Đúng là mọi thứ đều luôn có hai mặt, nhưng ai biết thưởng thức cuộc sống sẽ luôn hướng về những điều tích cực, làm động lực bước tiếp cho mình. Nhật Bản chưa bao giờ khiến tôi cô quạnh cả, bởi tôi trân quý mọi khoảnh khắc tuyệt đẹp ở nơi đây. Những khoảnh khắc ấy, sẽ còn theo tôi trên bước chân đi làm mỗi sáng, con đường về nhà mỗi tối, và có thể, còn theo tôi đến suốt cuộc đời.

(Nguồn: iSenpai)

Các hãng vé máy bay nội địa giá rẻ tại Nhật

Đôi khi bạn có một số lộ trình ở Nhật quá dài để đi bus đêm ví dụ như Tokyo - Okinawa chẳng hạn. Vé Shinkasen hay vé máy bay từ các hãng lớn như JAL hay ANA thì quá đắt đỏ. Lúc ấy bạn hãy nghĩ tời những hãng máy bay giá rẻ đôi khi nó còn rẻ hơn cả đi bằng xe bus.

1. Vanilla Air


Vanilla Air có các chuyến bay nội địa hai chiều từ Narita (Tokyo) đến các sân bay Sapporo (Hokkaido), Naha (Okinawa), Amami Oshima (Kagoshima) và cả một số tuyến quốc tế đến Cao Hùng (Đài Loan) và Hong Kong.

Vé nội địa 2 chiều ở mức rẻ nhất thường rơi vào khoảng trên dưới 10,000 JPY. Ví dụ các tuyến đi từ Sapporo, Naha, Amami Oshima lần lượt có giá một chiều thấp nhất rơi vào khoảng 3,990-4,990 JPY, 5,990-6,490 JPY, và 5,690-6,390 JPY. Vào mùa khuyến mãi bạn thậm chí có thể bay chuyến Narita-Sapporo với giá chỉ 3000 JPY mỗi chiều.

2. Peach Air


Hãng Peach có các chuyến nội địa từ Narita đi Sapporo, KIX (sân bay Kansai ở Osaka), Fukuoka và nhiều chuyến từ KIX đi Sapporo, Sendai, Nagasaki, Kagoshima, và Naha. Peach cũng có nhiều chuyến quốc tế đi Hong Kong, Đài Loan, và Hàn Quốc. Cũng như Vanilla Air, giá của Peach mùa khuyến mãi cũng rẻ vô cùng. Chuyến Narita-KIX có thể giảm xuống chưa đến 3000 JPY / chiều trong mùa khuyến mãi.

3. Jetstar

Jetstar có ít khuyến mãi hơn 2 hãng trên nhưng giá vé thông thường thì thấp hơn một chút. Số sân bay có chuyến của Jetstar cũng nhiều hơn(Narita, KIX, Oita, Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Matsuyama, Nagoya, Okinawa, Sapporo, Takamatsu) và mạng lưới chuyến bay quốc tế của Jetstar cũng phong phú hơn (có các chuyến đi Australia, Hongkong, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, New Zealand, Hongkong,…). Hiện tại Jetstar đã có một số chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật nhưng chưa nhiều.

(Nguồn: Tham khảo từ Tokyo Cheapo)

Những lưu ý khi bạn muốn làm việc tốt ở Nhật Bản

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng Nhật Bản, người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo. Thế nhưng, khi sang Nhật nhiều thực tập sinh Việt Nam bị sốc khó thích ứng. Làm thế nào để thực tập sinh Việt Nam làm việc tốt nhất ở Nhật Bản.

Sau đây, ABC sẽ gửi đến cho các bạn một số lưu ý cho các bạn khi đi làm việc tại Nhật Bản để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cùng theo dõi nhé!



Đề cao kỷ luật

Có thể nhiều bạn sẽ thấy “ớn lạnh” với cách quản lý công việc quá chặt chẽ đến gò bó của Nhật nhưng các bạn phải biết rằng, chính cách quản lý đó đã rèn luyện được ý thức kỷ luật lao động tốt cho nhân viên, giữ mọi hoạt động trong tầm kiểm soát, hạ thấp rủi ro.

Quản lý nhân sự của các công ty Nhật chính là nghệ thuật làm nên thành công của họ. Tính chuyên nghiệp, kiên trì và nhẫn nại của người Nhật và công ty Nhật sẽ là môi trường tuyệt vời và phù hợp với nguyện vọng của các bạn trẻ Việt Nam ngày nay muốn làm việc và trưởng thành trong môi trường mang tính chuyên nghiệp, thử thách.

Kiên trì, nhẫn nại

Các sếp người Nhật rất coi trọng sự chăm chỉ. Thông minh và nhanh nhẹn được đặt sau sự cần cù. Hiệu quả có thể chưa cao nhưng nhân viên hết lòng với công việc, không ngại khó, kiên trì, nhẫn nại với công việc vẫn được người Nhật đánh giá cao.

Khi làm việc cho một doanh nghiệp, người ta hi vọng bạn sẽ làm mọi thứ tốt cho mọi người. Cho du thời gian bạn gắn bó với công ty ngắn nhưng bạn vẫn phải có thái độ như bạn làm việc ở công ty đó cả đời.

Chất lượng công việc là trên hết

Với người Nhật, bạn có thể làm một việc kéo dài vài ngày, nhưng bạn phải đảm bảo là kết quả cuối cùng là hoàn hảo. Có thể sản phẩm cuối cùng của bạn chưa phải là hoàn hảo nhất, nhưng nó phải đạt trên những tiêu chuẩn về chất lượng thông thường. Và các tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ không có chuyện thay đổi theo thời gian. Công việc nên được làm rõ ngay từ đầu về nội dung, thời gian để có kết quả nhanh hơn.

Có bao giờ bạn tự hỏi, bạn chăm chỉ, sáng tạo nhưng năng suất lao động vẫn thấp?

Các cơ quan quản lý lao động Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam luôn đau đầu trong việc tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động cho người lao động, thực sự đây là một bài toán khó. Người Việt Nam được đánh giá là hội tụ đủ các yếu tố thông minh, chịu khó, nhiệt huyết với công việc... nhưng tại sao năng suất lao động vẫn thấp? Đó là ý thức làm việc của người lao động chưa được tốt, người lao động vẫn còn ngộ nhận những mâu thuẫn về tài chính đối với chủ doanh nghiệp. Khi ra nước ngoài mình bỏ tư duy đó, cần hết lòng với công việc, với doanh nghiệp.

Để thực tập sinh đến Nhật không bị sốc, khi tham gia chương trình thực tập sinh tại công ty, ABC luôn chú trọng việc đào tạo cho thực tập sinh học tiếng Nhật, học giao tiếp, ứng xử, văn hóa Nhật Bản, được rèn luyện tính kỷ luật, các kỹ năng trong công việc với những thầy cô từng làm việc nhiều năm tại Nhật và các giáo viên người Nhật Bản.

Mọi thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội 

Điện thoại: 04. 3996. 5446 / Hotline: 09. 4567. 3586

Fanpage: https://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

6 câu hỏi nên trả lời trước khi đi du học Nhật Bản

Bạn muốn đi du học Nhật? Nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, như thế nào? Bạn băn khoăn, lo lắng?

Với công thức 4W2H, sẽ giúp bạn hình dung chính xác về các bước chuẩn bị khi đi du học Nhật Bản. Và chắc chắn sau bài viết này, các bạn sẽ thấy đi du học Nhật không phải là vấn đề gì quá xa vời với tầm tay của mình.



WHAT? – Mục đích du học Nhật là gì?

– Bạn vừa tốt nghiệp THPT và muốn đi du học Nhật để học thêm chuyên ngành tiếng Nhật và học ngành bạn yêu thích?

– Bạn hiện đang là sinh viên năm 1, năm 2. Bạn nhận ra ngành bạn đang học không phù hợp với bạn? Bạn muốn sang Nhật du học để khẳng định bản thân?

– Bạn đã tốt nghiệp Đại học, cao đẳng và muốn học lên cao học, tiến sĩ ở một đất nước phát triển như Nhật Bản?

– Bạn muốn sang Nhật vừa học, vừa làm và nâng cao trình độ tiếng Nhật của mình?

– Định hướng tương lai của bạn sau này là gì? Sau khi học xong bạn muốn ở lại Nhật làm việc hay về Việt Nam?

 WHY? – Tại sao bạn lại chọn đi du học tại Nhật?

– Lí do vì sao bạn chọn Nhật để du học chứ không phải ở các nước khác? Khi đi du học Nhật bạn sẽ nhận được những lợi ích gì?

– Tỉ lệ học sinh đi du học Nhật trong những năm gần đây tăng hay giảm? Xu hướng du học sẽ quyết định đến việc lựa chọn của bạn. Một đất nước có nền giáo dục phát triển thì sẽ càng có nhiều học sinh du học.

WHERE? – Bạn sẽ học ở đâu?

– Bạn muốn theo học bậc học nào tại Nhật Bản? Học tiếng Nhật 1 – 2 năm, Đại học, Cao đẳng, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Trung cấp hay Học nghề? Học vị bạn muốn đạt được là gì?

+ Nếu học Đại học, cao đẳng, cao học chuyên ngành bạn nên lựa chọn trường phù hợp chuyên ngành mà bạn mong muốn.

+ Nếu mục đích là đi học tiếng Nhật, tìm hiểu văn hóa Nhật bạn nên chọn trường nằm trong khu vực có truyền thống lâu đời về lịch sử, văn hóa.

Nếu bạn muốn du học Nhật vừa làm, vừa học hay trải nghiệm cuộc sống ở Nhật. Bạn nên lựa chọn những khu vực trung tâm ở Nhật (những khu vực sầm uất và giao thương phong phú).

– Bạn nên lựa chọn các khu vực xa trung tâm vì như thế chi phí sinh hoạt sẽ rẻ hơn, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

WHEN? – Bạn muốn sang Nhật du học khi nào?

– Bạn dự định đi du học Nhật vào thời gian nào? Bạn nên lựa chọn thời gian du học để tránh ảnh hưởng đến công việc cá nhân của bạn?

– Ở Nhật có 4 kỳ nhập học khác nhau và mỗi kỳ cũng có thời gian học tiếng khác nhau :

+ Nhập học vào kỳ tháng 1: Thời gian học tiếng là 1 năm 3 tháng.

+ Nhập học vào kỳ tháng 4: Thời gian học tiếng là 2 năm (đây là kỳ nhập học chính)

+ Nhập học vào kỳ tháng 7: Thời gian học tiếng là 1 năm 9 tháng.

+ Nhập học vào kỳ tháng 10: Thời gian học tiếng là 1 năm 6 tháng.

HOW LONG? – Bạn sẽ học ở Nhật trong thời gian bao lâu?

– Thời gian học ở Nhật có thể kéo dài đến 10 năm, nếu bạn học lên cao hơn. Hầu hết các bạn du học sinh Việt Nam vẫn mong muốn ở lại Nhật càng lâu càng tốt.

– Nhưng nếu bạn đã có một kế hoạch riêng thì bạn nên xác định khoảng thời gian học ở Nhật bao lâu để tránh ảnh hưởng đến việc học tập của bạn khi ở Nhật.

HOW MUCH? – Bạn có thể chi trả bao nhiêu cho chuyến du học của mình?

– Cuối cùng là vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần xác định đó là về chi phí du học.

– Học phí của trường bạn dự định theo học là bao nhiêu? Sinh hoạt phí? Tiền thuê nhà? Tiền Ăn? Vé máy bay? Học bổng? Làm thêm có đủ chi trả không? Điều kiện kinh tế gia đình bạn thế nào?

– Bạn sẽ làm gì để trang trải các chi phí đó? Vay? Nhờ gia đình, người thân? Làm thêm?

– Một ưu điểm ở Nhật đó là bạn được đi làm thêm trong quá trình học tại Nhật để trang trải chi phí và phí sinh hoạt hằng ngày. (Làm thêm tối đa 4h/1ngày và 28h/tuần, lương tối thiểu 800 Yên/1 giờ).

Sau khi bạn trả lời xong các câu hỏi trên thì bạn sẽ dễ dàng trong quyết định sang Nhật du học.

Mọi thắc mắc về chương trình du học Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446 / Hotline: 09. 4567. 3586

Fanpage: https://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Giới thiệu trường Nhật ngữ Tokyo Human Academy

Thay mặt cho trường tiếng Nhật Human Academy, trường Tokyo, trường Osaka, tôi xin gửi lời chào tới các bạn.Tên tôi là Kondo, hiệu trưởng trường Tokyo.


Hiệu trưởng trường Tokyo Human Academy

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm đến Nhật Bản cũng như trường tiếng Nhật của chúng tôi. Trường tiếng Nhật Human Academy thuộc Human Group – là tổ chức giáo dục và đào tạo nhân tài hàng đầu Nhật Bản. Nhà trường sử dụng rất nhiều tài liệu giảng dạy phong phú của Human Group, không chỉ tiếng Nhật, các học viên còn có thể trải nghiệm văn hóa và kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản như manga, anime, lồng tiếng và thiết kế vi tính. Học tiếng Nhật tại Human Academy tuy chỉ là bước khởi đầu trên con đường thực hiện ước mơ, chỉ là một bước đi trong cuộc đời nhưng nó là bước đi rất quan trọng. Chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn, hỗ trợ, giúp các bạn thực hiện được ước mơ của mình. Tất cả các vấn đề về học tập, sinh hoạt hay cuộc sống của các bạn muốn đi du học Nhật Bản. Bất cứ vấn đề gì hãy chia sẻ với chúng tôi. Ở trường Nhật ngữ Human Academy có một không khí rất đặc trưng trộn lẫn giữa không khí ấm áp của một gia đình và không khí thi đua học tập khá căng thẳng để nâng cao năng lực giao tiếp sẽ giúp cho những bạn lần đầu xa nhà đi du học Nhật Bản cảm thấy ấm áp. Những trải nghiệm ngày ngày ở Nhật Bản như thế sẽ trở thành những kinh nghiệm hết sức quý giá cho cuộc sống sau này của các bạn.



Điểm mạnh của trường Nhật ngữ Tokyo Human Academy

- Điểm mạnh đầu tiên: Chỉ dẫn tận tình

“HAJL(Trường Nhật Ngữ Human Academy ) áp dụng hệ thống chỉ đạo 3 bước, hỗ trợ các học viên học tiếp lên theo 3 bước: giáo viên chịu trách nhiệm -> giáo viên đảm nhiệm -> người chịu trách nhiệm hướng dẫn nghề nghiệp. Bằng phương pháp giáo dục ứng dụng mô phỏng, bạn có thể trải nghiệm dòng chảy kể từ khi chọn trường cho đến khi quyết định nộp đơn và hết sức thành công trong quá trình theo học.

"100% người có nguyện vọng đều nộp đơn theo học. Nhà trường rất sát sao trong việc chỉ đạo các học viên.”

- Điểm mạnh thứ 2: Nói đến năng lực nói tiếng Nhật phải nói tới HAJL

“Phương châm giáo dục của HAJL là: Lấy khẩu hiệu “thành công trong học tập hay công việc đều xuất phát từ việc tăng cường khả năng giao tiếp” làm kim chỉ nam cho học tập và lao động, tự tìm phương pháp học tập riêng cho mình.

Ngoài ra, dựa trên cách suy nghĩ của ORL (kỳ thi vấn đáp), học viên sẽ tích lũy được những kỹ năng triển khai mục tiêu của mình dựa trên năng lực giao tiếp.”

- Điểm mạnh thứ 3: Được trải nghiệm nhiều văn hóa đa dạng khác nhau

“HAJL là một thành viên của Human Group – tổ chức giáo dục – đào tạo nhân tài hàng đầu Nhật Bản. Các học viên có cơ hội trải nghiệm nhiều văn hóa đa dạng khác nhau lấy nội dung của các trường dạy nghề được tổ chức trên khắp đất nước.

Bên cạnh đó, trong tổ chức này có rất nhiều công ty liên quan đến đào tạo nhân tài, sẵn sàng hỗ trợ các học viên tìm việc làm sau khi học xong.”

HỌC PHÍ

Khóa học
Thời gian học
Giờ học
Số tuần học
Kỳ nhập học
Học phí
Phí tuyển sinh
Phí nhập học
Học phí
Phí khác
Tổng
Tiếng Nhật thực hành 2 năm
24 tháng
1600
80
Tháng 4
21 000 yen
63 000 yen
1 134 000 yen
82 000 yen
1 300 000 yen
Khóa học tiếp lên 2 năm
24 tháng
1600
80
Tháng 4
21 000 yen
63 000 yen
1 134 000 yen
82 000 yen
1 300 000 yen
Khóa học tiếp lên 21 tháng
21 tháng
1400
70
Tháng 7
21 000 yen
63 000 yen
992 250 yen
82 000 yen
1 158 250 yen
Khóa học tiếp lên 17 tháng
18 tháng
1200
60
Tháng 10
21 000 yen
63 000 yen
850 500 yen
82 000 yen
1 016 500 yen
Khóa học tiếp lên 15 tháng
15 tháng
1000
50
Tháng 1
21 000 yen
63 000 yen
708 750 yen
82 000 yen
874 750 yen



Mọi thông tin chi tiết về du học tại trường Nhật ngữ Tokyo Human Academy vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446  / Hotline: 09. 4567. 3586



Top