ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Tuyển giáo viên tiếng Nhật

Hiện nay, Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC đang cần tuyển gấp 05 giáo viên tiếng Nhật. Nội dung cụ thể như sau:



MÔ TẢ CÔNG VIỆC

- Dạy tiếng Nhật theo giáo trình Minna no nihongo hoặc Shin no nihongo cho tu nghiệp sinh, KTV, du học sinh sang Nhật Bản học tập và làm việc.

- Sẽ trao đổi thêm khi Phỏng vấn.

- Ứng viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với người Nhật, có cơ hội đi công tác tại Nhật (ngắn hạn hoặc dài hạn). Ứng viên xuất sắc có cơ hội được cử đi đào tạo theo các khoá học ở Nhật Bản.

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

- Lương cơ bản: 7 -10 triệu.

- Tăng lương, thưởng Lễ, Tết theo quy định chung của toàn Công ty.

- Chế độ du lịch hàng năm.

- Chế độ đào tạo (nhằm nâng cao chất lượng mỗi nhân sự).

- Các chế độ khác tuân thủ theo quy định của Pháp luật Lao động Việt Nam.

YÊU CẦU

- Số lượng cần tuyển: 5.

- Địa điểm làm việc: Hà Nội.

- Chức vụ: Nhân viên.

- Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định.

- Đang học hoặc đã tốt nghiệp các trường Đại học chuyên ngành tiếng Nhật.

- Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy.

- Ưu tiên những ứng viên từng có kinh nghiệm làm việc tại Nhật bản( tư cách TTS) và có chứng chỉ tiếng Nhật N3 trở lên.

HỒ SƠ BAO GỒM

- Sơ yếu lý lịch bằng tiếng Việt và tiếng Nhật (file word tự soạn và gửi trước qua e-mail).

- Đơn xin việc ghi rõ những yếu tố cảm thấy cần thiết về bản thân đối với nhà tuyển dụng.

- File ảnh gửi kèm theo mail.

- Khi được xét qua vòng sơ loại, ứng viên sẽ phải nộp bản in của sơ yếu lý lịch, ảnh, đơn xin việc và các văn bằng photocopy (chưa cần công chứng). Khi đến công ty dự phỏng vấn đề nghị mang theo bản gốc để đối chiếu.

- Thông báo mời các ứng viên đến dự phỏng vấn sẽ liên tục được gửi qua e-mail (Lưu ý: Chúng tôi chỉ gửi e-mail cho các ứng viên được mời dự phỏng vấn).

- Thời gian phỏng vấn linh hoạt.

CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ

- Gửi CV vào mail: trungabcvietnam@gmail.com.

- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công ty: tầng 2, số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ tháng 4/2016

Trung tâm Du học & Đào tạo ABC (thuộc Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn nhân lực ABC) trân trọng thông báo Chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản năm 2017.



Trung tâm Du học & Đào tạo ABC hỗ trợ:

- Học tiếng Nhật 3 - 5 tháng.

- Miễn phí ký túc xá với học viên có nhu cầu.

- Miễn phí xác minh tài chính.

- Miễn phí tư vấn chọn trường.

- Học viên được chọn trường nếu đăng ký trước thời điểm hạn nộp hồ sơ 1 tháng ghi trên thông báo tuyển.

- Học bổng trị giá 500 USD (tương đương 11 triệu đồng) với học viên nộp hồ sơ trực tiếp tại công ty.

- Học bổng trị giá 300 USD (tương đương 7 triệu đồng) với học viên có bằng tiếng Nhật N4 trở lên.

- Hỗ trợ xin việc làm thêm sau khi sang Nhật.

Du học Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với Trung tâm Du học & Đào tạo ABC!

I. Chương trình du học vừa học vừa làm

Đối tượng tuyển sinh:

- Đối với người tốt nghiệp THPT yêu cầu dưới 21 tuổi.

- Đối với người tốt nghiệp các trường cao đẳng yêu cầu dưới 24 tuổi.

- Đối với người tốt nghiệp đại học yêu cầu dưới 28 tuổi.

- Đối với người trên 28 tuổi cần chứng minh được quá trình học tập và làm việc của bản thân là xuyên suốt và không bị gián đoạn trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm.

* Có mong muốn được làm việc tại Nhật Bản.

* Yêu thích học tiếng Nhật.

* Thực tập sinh trở về nước.

Chương trình đào tạo:

- Học tiếng Nhật miễn phí tại Trung tâm Du học & Đào tạo ABC.

- Nhập học trường Nhật.

- Học tiếp tiếng Nhật dài nhất là 2 năm.

- Học tiếp chương trình Đại học hay Cao đẳng.

- Về nước làm việc hoặc lựa chọn làm việc dài hạn tại Nhật.

- Trong suốt quá trình học sẽ được hỗ trợ giới thiệu việc làm thêm miễn phí.

- Sau khi tốt nghiệp, được tư vấn giới thiệu việc làm tại Nhật hoặc Việt Nam.

II. Thời gian tuyển sinh và nhận hồ sơ

- Kỳ học tháng 01: Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 30/08, học tiếng 1 năm 3 tháng.

- Kỳ học tháng 04: Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 30/10, học tiếng 2 năm.

- Kỳ học tháng 07: Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 28/02, học tiếng 1 năm 9 tháng.

- Kỳ học tháng 10: Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 30/04, học 1 năm 6 tháng.

Thời gian nộp hồ sơ có thể thay đổi tùy vào đối tượng và thời điểm.

III. Hồ sơ yêu cầu

- Bằng THPT (Bản gốc kèm theo 2 bản photo công chứng)

- Các bằng cấp cao hơn nếu có (bằng trung cấp, cao đẳng, đại học…) (Học sinh chuẩn bị bằng gốc kèm theo 2 bản photo công chứng)

- Học bạ cấp 3 và kết quả học tập của các bậc học cao hơn (Bản gốc kèm 2 bản photo công chứng)

- Giấy khai sinh (bản sao có dấu đỏ)

- Xác nhận công việc(nếu đã đi làm)

- CMT bản thân photo công chứng (3 bản)

- CMT bố và mẹ photo công chứng (mỗi người 3 bản)

- Hộ khẩu gia đình photo công chứng (3 bản)

- Ảnh 3×4 (15 ảnh) và ảnh 4.5×4.5 (5 ảnh)

Lưu ý: Ảnh chụp phải mặc áo sơ mi có cổ, nền trắng

- Hộ chiếu (nếu có)

Nếu hồ sơ du học không đáp ứng được 1 trong các yêu cầu trên, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn cụ thể.

IV. Trung tâm Du học & Đào tạo ABC cam kết

- Tư vấn miễn phí chọn trường phù hợp với khả năng tài chính, nguyện vọng và học lực của từng học viên.

- Lựa chọn những trường uy tín về chất lượng giảng dạy và quản lý học viên, có điều kiện học tập tốt, có ký túc xá tốt nhất.

- Hỗ trợ việc làm thêm ổn định cho du học viên sau từ 1-2 tháng tới Nhật với yêu cầu phải có trình độ tiếng Nhật phù hợp.

- Xử lý hồ sơ du học Nhật Bản vào bất kỳ trường nào, vùng nào bạn mong muốn.

- Học phí giá gốc của trường theo học.

- Đào tạo tiếng Nhật cho học viên, liên tục đổi mới cách thức giảng dạy để phù hợp và nâng cao trình độ cho học viên.

V. Học bổng du học

Trung tâm Du học & Đào tạo ABC hỗ trợ và lựa chọn các học sinh đủ khả năng để có thể giành học bổng của các trường Nhật, các tổ chức phi chính phủ và của chính phủ.

=> TRỌN GÓI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN CHỈ TỪ: 180 - 240 TRIỆU

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

TRUNG TÂM DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO ABC

Địa chỉ : Tòa nhà 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tel: 09.4567.3586 - 04. 3996. 5446

Fanpage: facebook.com/abcgroup.com.vn

Website: www.abcgroup.com.vn hoặc www.duhocnhatbanabc.com

Du học là?

Du học có nghĩa là mỗi buổi sáng thức dậy, cảm giác đầu tiên sẽ là sự cô đơn, rồi tự hỏi mình đang ở đâu và sắp làm gì. Nhìn ra cửa sổ thấy sương lạnh buốt và biết mình có một ngày dài để chiến đấu. Nghe tiếng mình nhỏ nhẹ trong lòng, ráng lên nào, sống vì tương lai.

Du học có nghĩa là sẽ đeo ba lô trên lưng và sách nặng cầm trên tay, bước vào cổng trường và nhớ ngày xưa mình đi học còn vì niềm vui được gặp bạn bè mỗi ngày. Bây giờ mình đi học, cũng vì niềm vui ấy ở thì tương lai.

Du học có nghĩa là sẽ đeo ba lô trên lưng và sách nặng cầm trên tay, bước vào cổng trường và nhớ ngày xưa mình đi học còn vì niềm vui được gặp bạn bè mỗi ngày. Bây giờ mình đi học cũng vì niềm vui ấy ở thì tương lai.

Du học có nghĩa là sẽ có ngày bật khóc, chỉ còn cảm giác run lên và sự trống rỗng trong đầu, buồn bã, cô độc và bi quan. Đây đâu phải là mình?

Du học có nghĩa là da sẽ trắng. Gió lạnh thổi tan nắng mỏng manh khiến da vàng cũng thành trắng xanh, trắng muốt. Và gió thổi bay cả những gân hồng ngọt ngào của một đất nước xa xôi, thổi khô nước mắt, lạnh tình người và lạnh trái tim.

Du học có nghĩa là một buổi trưa lang thang trên sân trường, ngồi nói chuyện với bạn hay chỉ một mình trong thư viện. Tất cả đều không mang cảm giác Đủ! Chỉ biết mình đang sống tạm, sống thiếu thốn tình cảm, sống để sau này sẽ được sống Đủ!

Du học có nghĩa là cơm trắng ngon hơn hamburger, pizza không bằng bánh mỳ, và pasta hay mì Ý cũng không sánh được với bát bún gà, bát phở bò giản đơn. Đi nhà hàng nhìn 1 menu dài dằng dặc nhưng lại chỉ thấy thèm những món ăn mẹ nấu...

Du học là xa nhà, xa gia đình, xa bè bạn, làm gì cũng lủi thủi một mình. Ốm nằm vật ra cũng tự cố bò dậy mà ăn, mà uống thuốc. Là những chiều đông run cầm cập cầm đeo ba lô, cầm ổ bánh mỳ lê lết hàng giờ đồng hồ đến bến xe buýt bắt xe đi học. Vừa ngồi chờ xe vừa run vừa xoa tay cho ấm, vừa gặm bánh cho qua bữa.

Du học là những tối làm bài nghiên cứu trong thư viện đến 10h đêm, không còn xe buýt phải 1 mình đi bộ gần 3 dặm về nhà. Chỉ biết cắm cúi mà đi, vớ vẩn thằng nào nó nhảy ra, thấy chướng mắt lại đấm cho một cái là bay thẳng lên mây mà gảy đàn.

Du học là cái cảnh nhìn nhà nhà người người cùng nhau sum họp, cùng nhau vui vầy những dịp lễ tết. Còn mình, lo "cày bừa" kiếm tiền, tối mịt trở về tự mình chào mình trong căn phòng bé tí chưa đầy 6m vuông, tự ăn mừng bằng 1 gói khoai tây chiên, 1 chai Fanta, 1 quyển truyện mang từ Việt Nam sang và tráng miệng bằng nỗi nhớ quê nhà da diết, nhớ đến muốn gào lên chạy ngay về...

Du học có nghĩa là sẽ phải nhìn theo cái vẫy tay xa xăm của người thân sau lớp kiếng ngăn cách ở sân bay, là nụ cười và lời chúc của bạn tiễn đưa, là nước mắt của mình sau lớp chăn bông dày, là câu hứa năm sau gặp lại bật ra trên những đôi môi run, là thời gian rất dài...

Du học có nghĩa là tức tối khi muốn viết câu văn hay mà từ vựng lại nằm đâu đóquá xa trong cuốn từ điển dày cộm, là mệt mỏi khi quyển sách lịch sử quá dày mà mắt đã đỏ vì thức khuya, là ngu ngơ tập phát âm thêm một thứ ngôn ngữ khác nữa ngoài tiếng Anh và tiếng Việt, là lóng ngóng thức cả đêm để hoàn thành một bài thuyết trình, là mới toanh trong 1 ngôi trường và những luật lệ.

Du học là cảm giác hụt hẫng mỗi khi có chuyện gì rất vui, muốn gào thét đùa vui nhưng rồi chợt nhận ra quanh mình hình như không ai quan tâm cả...

Du học là phải vững vàng... muốn khóc cũng không được khóc vì mình phải mạnh mẽ.

Du học là khó thở khi phải nhận áp lực, sự kì vọng của mọi người vì mang tiếng đi xa học mà lại không làm được cái gì thì thật là xấu hổ.

Du học là khó chịu khi bị gọi "... kiều"... có thể chỉ là trêu đùa, có thể là đá xoáy... nhưng cho dù là ý gì đi nữa thì thực lòng, chả thích bị gọi thế chút nào, vì khi du học là khi cảm thấy mình tự hào về nước mình nhất, tự hào được là công dân Việt Nam nhất... và chỉ muốn được gọi như bình thường, là người Việt Nam mà thôi.

Du học là buồn mỗi khi bị nói là tây hóa, đua đòi bắt chước theo người ta trong khi thực chất đâu phải vậy, mà có tây hóa thì chẳng cần phải du học, ở nhà cũng tây được.

Du học là không được cảm thông khi chẳng may nói chuyện cứ bị xen vài tiếng ngoại ngữ vào, bị nói là quên tiếng mẹ đẻ khi mà thực chất đâu có muốn thế. Cả năm trời thèm khát được nói tiếng Việt mà khó làm sao, thay vào đó phải dùng, phải luyện tiếng nước ngoài để học thì tất nhiên sẽ bị thành thói quen và cần thời gian để chỉnh khi về thăm nhà chứ!

Du học là sự cố gắng từng ngày, đếm từng ngày để được về thăm nhà...

Du học là đắn đo mỗi khi muốn về mà lại xót vì chi phí khá cao. Nếu cố gắng chịu đựng thì có thể tiết kiệm được vào tiền học nhưng lại rất nhớ nhà và muốn được ở bên mọi người...

Du học là phải hi sinh tình cảm, tình yêu (nghĩa rộng chứ không chỉ yêu đương)... và luôn phải tự hướng tới tương lai, luôn tự bảo mình phải cố rồi tương lai sẽ được đền đáp để mà cố gắng hơn...

Du học có nghĩa là lớn lên. Cầm dao xắt hành và đũa chiên cơm, nặn bột làm bánh bao và bánh quy. Lấy giấy tờ và đôi co vì một quyền lợi, nắm tương lai trong tay và tự đóng khuôn để đúc chính mình, rớt vào một mặt khác của trái đất, sẽ nhận thấy những điều mình hiểu lâu nay không đơn giản như mình hiểu, sợ hãi trước cuộc đời nhưng nôn nóng muốn bước vào đương đầu với nó.

Du học có nghĩa là sẽ lo lắng khi một người bạn đóng cửa blog hay không trả lời message của mình trong Yahoo Messenger. Thấy bạn mình xa và mình thì bất lực.. Và yên tâm khi cánh cửa lại hé mở, thở phào, ừ bạn không sao, mỉm cười, lại được đọc về bạn nữa rồi, nháy mắt, bọn mình đâu có xa...

Du học là phải kìm nén mỗi khi rất buồn, muốn gọi ngay cho người thân để tâm sự nhưng phải nén lại vì không muốn để ai phải lo lắng cho mình, và phí gọi về thì cũng chả rẻ gì.

Du học có nghĩa là sẽ chỉ được nhìn bố mẹ qua khung webcam mờ nhỏ xíu trên màn ảnh vi tính và nghe mẹ cười hiền, mấp máy con đừng lo trong điện thoại. Nhưng sau lưng, bố mẹ đang phải vật lộn với những "núi đá" nặng trịch của cuộc đời, còn trước mặt mình lại là tương lai thênh thang mở rộng. Má ấm lên giọt nước mắt, vì tình yêu bao la có nghĩa là hy sinh với nụ cười trên môi...

Du học có nghĩa là tự hào. Tự hào thấy mình thay đổi, tự hào thấy mình đang lớn, tự hào vì mình được yêu thương.

Du học có nghĩa là tự hứa nhiều lắm. Tự hứa với mình, với "người ấy", với gia đình, với bạn bè. Tự hứa không được lãng phí những gì đã hy sinh. Tự hứa và tự ráng hoàn thành lời hứa.

Du học sướng??? Có ai hiểu nỗi lòng của những người xa quê để Học.....

Du học có nghĩa là đi xa học. Là đi học ở xa. Là đi học ở rất xa. Là đi học ở rất rất xa...

Và, du học là nhiều khi muốn buông tay vì tất cả những cảm xúc trên nhưng vẫn phải nắm chặt và tiếp tục bước...

Cre: Kiwi Đặng - DHS Texas, Mỹ

Thêm cơ hội ở lại Nhật làm việc

Du học sinh đang du học tại Nhật có thêm cơ hội ở lại đất nước này để làm việc nhờ chính sách nới lỏng điều kiện cho lao động nhập cư mà Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất.



Chính phủ của đảng Dân chủ Tự do Nhật vừa đưa ra loạt chính sách thúc đẩy kinh tế, trong đó có nới lỏng điều kiện nhận du học sinh và người lao động nước ngoài đến làm việc, cam kết cung cấp giấy tờ cư trú hợp pháp lâu dài đối với những người có tay nghề cao.

Đề xuất này cũng bao gồm việc nâng tỷ lệ sinh viên nước ngoài du học Nhật Bản được ở lại làm việc sau tốt nghiệp tại Nhật Bản, từ 30% hiện nay lên 50%.

Những chính sách này là phần quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của đảng Dân chủ Tự do do ông Abe lãnh đạo, cho mùa bầu cử tháng 7 này. Một số ngành kinh tế của Nhật “đang chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng do lực lượng lao động suy giảm”. Dân số Nhật Bản không tăng và tỷ lệ người già ngày càng tăng lên. Điều này dẫn tới dự đoán rõ ràng rằng “sẽ có sự gia tăng tỷ lệ lao động nước ngoài tại Nhật”, WSJ trích dẫn đề xuất.

Các lĩnh vực đang thiếu hụt nhân công lớn sẽ được bổ sung nhân lực từ nước ngoài, như ngành điều dưỡng, công nhân, đặc biệt là nhân công phục vụ các dự án cho Olympics Tokyo sẽ diễn ra năm 2020.

Các yếu tố này được dự kiến tạo thuận lợi cho du học sinh và tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật có thêm cơ hội ở lại làm việc sau khi hoàn thành khoá học. Nhật hiện tại rất “khát” nguồn lao động có tay nghề cao.

Các đề xuất về lao động nước ngoài mà chính phủ ông Abe đưa ra sẽ vấp phải nhiều tranh cãi, như lo ngại về tội phạm gia tăng hoặc tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết số lượng người lao động nước ngoài phạm tội trong thời gian gần đây đã giảm dù số nhân công nước ngoài mới đến ngày một tăng.

Nỗi e ngại người lao động nước ngoài là một rào cản đối với sự phát triển của Nhật, điều mà ông Abe vẫn chưa có đường hướng giải quyết. Một phần của vấn đề liên quan đến lực lượng lao động nội địa, trong đó lực lượng lao động Nhật giảm một triệu người trong giai đoạn 2010 đến 2015, theo tổng điều tra dân số. Dân số Nhật Bản hiện khoảng 127 triệu.

Toshihiro Menju, giám đốc điều hành tại Trung tâm giao lưu quốc tế Nhật Bản, đã kêu gọi chính phủ cho phép nhiều người nhập cư hơn, nhưng đồng thời cảnh báo những người lao động có tay nghề cao sẽ đòi hỏi sự thay đổi trong xã hội bên cạnh các biện pháp của chính phủ. “Hiện không có cấu trúc nào của công ty Nhật Bản và trong xã hội chấp nhận lao động nước ngoài”, ông nói.

Nhật Bản từ lâu tương đối khó khăn đối với người nước ngoài muốn có giấy phép lao động, đặc biệt là những người thiếu các kỹ năng cụ thể. Bốn bề là biển, vị trí địa lý này đã giúp Nhật tránh khỏi những người nhập cư không mong muốn, tránh các vấn đề chính trị đã làm khó chịu Mỹ và châu Âu. Khó khăn trong việc học tiếng Nhật và việc thích nghi với văn hóa địa phương cũng là một rào cản lớn.

Nhưng với tỷ lệ sinh giảm, Tokyo ngày càng thấy hạn chế lao động nhập cư đang khiến Nhật gặp nhiều vấn đề. Nước này đã mở rộng các dịch vụ tìm việc làm phù hợp cho sinh viên nước ngoài, những người có thể làm việc gần 30 giờ một tuần. Điều đó đã giúp tăng số lượng lao động nước ngoài, đạt gần 908.000 tính đến tháng 10 năm ngoái, tăng 15% so với năm trước, theo số liệu của Bộ Lao động.

Trong số này, người lao động Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là người Việt Nam, với trên 100.000. Các nước khác trong danh sách này còn có Philippines, Brazil và Hàn Quốc.

Theo đề xuất của ông Abe, chính phủ sẽ cấp một thẻ mà xanh – mượn một thuật ngữ của Mỹ khi nói về việc cư trú vĩnh viễn – và sẽ là một “hệ thống nhanh nhất thế giới.” Tuy nhiên không ai biết hệ thống này sẽ nhanh như thế nào. Hiện nay, những người lao động lành nghề trong các lĩnh vực như kỹ thuật hoặc tài chính phải sống ở Nhật Bản ít nhất 5 năm trước khi nộp đơn xin.

(Theo: Vnexpress)

Ngắm nhìn Nhật Bản vào mùa mưa đẹp như trong tranh

Bất kể vào mùa nào trong năm, chúng ta vẫn cảm nhận được sự giản dị, bình yên, cuốn hút của Nhật Bản.
Xuân qua hạ đến, cứ đến đầu tháng 6 tới giữa tháng 7 hàng năm, xứ sở hoa anh đào lại chính thức bước vào mùa mưa, hay còn gọi là Tsuyu (hoặc Baiyu). Từ này có nghĩa là mưa mận bởi nó trùng với mùa mận chín ở đất nước mặt trời mọc. Vào những ngày đầu hạ, ánh nắng chói chang làm người ta mệt mỏi, chán chường thì cơn mưa mát dịu mùa này lại khiến ai nấy đều cảm thấy thư thái. Nếu bạn đang băn khoăn không biết mùa mưa Nhật Bản trông như thế nào thì hãy thử ngắm nhìn bộ ảnh phong cảnh Nhật bản cuốn hút của nhiếp ảnh gia Hidenobu Suzuki đi. Không chừng bạn sẽ muốn xách vali lên và đi thăm vùng đất này ngay đấy.

Chỉ cần vài bông hoa tươi thắm cũng đủ để làm cả đất trời ảm đạm trở nên bừng sáng hơn hẳn.


Sở hữu nét huyền ảo và ma mị, sẽ không ngoa nếu ví Nhật Bản còn đẹp hơn cả tranh vẽ đâu.


Một sớm bình yên nơi làng quê thoáng mát. Cuộc đời cũng chỉ cần bình dị thế này là đủ.



Dù chỉ nhìn từ xa nhưng người ta cũng phần nào cảm nhận được hơi nước mát lạnh toả ra từ dòng thác trắng.


Vốn là biểu tượng đặc trưng của người Nhật nên dù đi đâu, bạn cũng sẽ thấy cá Koi xuất hiện.


Mưa giăng khắp lối cũng không ngăn cản được người dân đi chùa.


Thanh mát và yên bình có lẽ là quá đủ để miêu tả chốn này.


Tia nắng hiếm hoi đem đến sức sống cho cây cỏ muôn loài.


Rồi chúng ta sẽ gặp nhau sớm thôi, Nhật Bản ơi.

10 điều đặc biệt của nền giáo dục Nhật Bản mà quốc gia nào cũng mơ ước

Từ lâu, Nhật Bản vốn được coi là một quốc gia có nền giáo dục chuẩn mực khi trẻ em được phát triển đầy đủ cả về nhân cách và kiến thức. Vậy điều gì đã làm nên một nền giáo dục tuyệt vời như vậy cho đất nước này?



Người Nhật Bản luôn nổi tiếng vì kiến thức, tuổi thọ, sự lịch thiệp và thái độ sống tốt. Những câu chuyện về cuộc sống của người dân Nhật Bản, từ những thói quen nhỏ nhất cho đến tư tưởng của cả cộng đồng luôn khiến mọi người ngưỡng mộ.

Để đạt được những thành tựu về khía cạnh con người, đất nước mặt trời mọc đã đầu tư vào nền giáo dục toàn dân từ những thế kỷ trước để giờ đây, nhiều người phải ngả mũ thán phục về nền giáo dục được coi là chuẩn mực này. Vậy có điều gì bí mật khiến nền giáo dục Nhật Bản trở thành hình mẫu lý tưởng cho cả thế giới học tập?

Học làm người trước khi học để lấy kiến thức

Tại các trường học Nhật Bản, học sinh không phải thi cho tới khi lên lớp 4 (10 tuổi). Trên thực tế, các em chỉ phải làm các bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật tin rằng 3 năm đầu cấp 1 là thời điểm để trẻ nhỏ rèn luyện nhân cách, xây dựng những đức tính tốt và phát triển con người theo hướng toàn diện. Trẻ em được học cách tôn trọng người khác, yêu thương động vật và thiên nhiên. Nhà trường cũng dạy cho các em cách sống rộng lượng, cảm thông và biết chia sẻ.

Năm học bắt đầu từ mùng 1/4

Trong khi các trường trên toàn thế giới thường bắt đầu vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì trẻ em Nhật Bản tới trường vào tháng 4. Thời gian cho năm học mới cũng trùng với thời điểm hoa anh đào nở rộ trên khắp nước Nhật Bản. Đó chính là lý do người Nhật chọn thời điểm đó để bắt đầu một năm học mới, một bước tiến mới trong cuộc đời của học sinh.

Phần lớn các trường học tại Nhật Bản không thuê lao công. Học sinh sẽ phải tự làm vệ sinh và dọn dẹp trường học

Tại các trường học Nhật Bản, học sinh phải tự mình dọn dẹp lớp học, căng tin và thậm chí cả toilet. Trong khi làm, các em được chia thành các nhóm nhỏ và luân phiên trực nhật trong năm. Đây là cách để giúp các em rèn luyện khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, những công việc tưởng chừng như bẩn thỉu, đổ mồ hôi vất vả đó sẽ giúp các em biết tôn trọng công việc của người khác và thành quả lao động của bản thân.

Tại các trường học Nhật Bản, bữa trưa được phục vụ với 1 thực đơn tiêu chuẩn và học sinh sẽ ăn trong lớp học

Nền giáo dục Nhật Bản luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo trẻ em được ăn uống khỏe mạnh và có các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Tại các trường công, bữa ăn luôn được chế biến theo  những quy chuẩn về dinh dưỡng bởi các đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng. Học sinh sẽ ăn cùng nhau và với giáo viên. Nhờ vậy, khả năng gắn kết với các học sinh trong lớp sẽ cao hơn nhiều.

Các lớp học thêm rất phổ biến tại Nhật Bản

Để chuẩn bị vào cấp một trường cấp 3 tốt, phần lớn học sinh Nhật Bản thường đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài sau giờ học. Các lớp học như vậy được tổ chức vào buổi tối. Việc học sinh Nhật Bản trở về nhà vào tối muộn sau các lớp học thêm là điều hoàn toàn bình thường. Ngoài việc học 8 tiếng trên lớp, các em sẽ học thêm bên ngoài, kể cả trong kì nghỉ hay cuối tuần.

Ngoài các môn học truyền thống, học sinh Nhật Bản phải học thư pháp và thi ca

Thư pháp Nhật Bản hay còn gọi là Shodo gắn liền với hình ảnh cây bút tre chấm trong nghiên mực để viết lên những tờ giấy gạo từng nét chữ uốn lượn. Với người Nhật, Shodo là 1 môn nghệ thuật không còn quá phổ biến. Haiku thì khác; đây là một thể loại thơ truyền thông sử dụng lối biểu đạt đơn giản để truyền tải những thông điệp sâu sắc. Trẻ em Nhật Bản phải học những điều trên để thể hiện sự tôn trọng với văn hóa và truyền thống lâu đời của đất nước.

Gần như học sinh nào cũng phải mặc đồng phục tới trường


Hầu như tất cả học sinh Nhật Bản phải mặc đồng phục tới trường. Trong khi một vài trường có đồng phục riêng thì mẫu đồng phục truyền thống phổ biến là áo kiểu quân đội cho nam và đồng phục thủy thủ cho nữ. Đồng phục là 1 yếu tố quan trọng giúp loại bỏ rào cản xã hội trong trường học cho trẻ em.
Bên cạnh đó, mặc đồng phục cũng giúp nâng cao tính cộng đồng cho học sinh Nhật Bản.

Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 99,99%

Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng có một vài lần trốn học. Tuy nhiên, học sinh Nhật Bản gần như ít khi bỏ lớp hay đi muộn. Và có khoảng 91% học sinh cho biết họ chưa bao giờ bỏ qua những điều giáo viên giảng trên lớp. Quả là một con số quá ấn tượng.

Học sinh Nhật Bản phải tham dự 1 kỳ thi quan trọng quyết định tương lai của mình

Cuối trung học, học sinh Nhật phải tham dự 1 kỳ thi quan trọng quyết định tương lai của các em. Mỗi học sinh có thể lựa chọn nộp vào 1 trường mà các em muốn, tùy vào quy định điểm số mỗi trường. Tỷ lệ cạnh tranh ở Nhật rất cao khi chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục học lên bậc đại học. Do vậy, áp lực trước kì thi này là rất lớn tại đất nước này.

Những năm học đại học là "kỳ nghỉ" tuyệt vời nhất trong cuộc đời sinh viên Nhật Bản

Sau khi đã trải qua kỳ kiểm tra địa ngục, như những gì các em thường đùa nhau về kỳ thi vào đại học, sinh viên Nhật Bản thường dành chút thời gian để nghỉ ngơi. Tại Nhật, đại học được xem như khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời các em học sinh. Người Nhật vẫn xem đây là kỳ nghỉ cho học sinh trước khi bắt đầu công việc.

(Nguồn: Kênh 14)

Cách chi tiêu cho du học sinh tại Nhật Bản

Ngày nay, du học Nhật Bản là một ước mơ cháy bỏng với đa số các bạn trẻ nhưng không phải bạn nào cũng có thể thực hiện được ước mơ đó, bởi mức sinh hoạt phí đắt đỏ nơi xứ người. Sau đây, ABC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để chi tiêu hợp lý cho cuộc sống tại Nhật.



Thông thường các bạn khi sang Nhật Bản vẫn chọn lựa cách ra ngoài thuê nhà trọ ở riêng thay vì ở trong ký túc xá của nhà trường, Tiền thuê nhà trọ, điện nước, internet ở đây trung bình rơi vào khoảng 35.000 – 40.000 JPY/tháng, nếu ở khu vực trung tâm thành phố lớn như Tokyo, Osaka thì hết vào khoảng 70.000-80.000 JPY/tháng – một con số không nhỏ đối với mức thu nhập của người Việt Nam. Tuy nhiên thông thường các bạn sẽ tìm các bạn cùng ở ghép, 1 phòng các bạn có thể ở cùng 3,4 người chi phí sẽ chỉ còn rất rẻ, các bạn có thể tìm trực tiếp trong trường hoặc thông qua các diễn đàn du học sinh Nhật Bản. Không những thế các bạn còn có thể tận dụng các thời gian nghỉ trong quá trình học có thể từ vài tuần đến 1 tháng để cho thuê lại kiếm thêm một khoản để bù vào. Đối tượng thuê chính là những sinh viên ở nơi khác đến du lịch, hoặc chỉ đến thực tập, nghiên cứu sinh, công tác trong thời gian ngắn. Điều này rất hợp lý vì nó làm thỏa mãn cả hai bên.

Tiếp đến là việc mua sắm vật dụng cần thiết, các khu chợ đồ cũ là địa điểm thích hợp cho các du học sinh Nhật Bản, hầu hết các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu như chăn, đệm, nồi cơm, quần áo, máy sưởi, bát đũa, xe đạp…. sẽ được bán rất rẻ vào thời điểm đầu hai kỳ nhập học chính ở Nhật Bản là tháng 4 và tháng 10. Hai khu chợ đồ cũ thường được các bạn du học sinh lui tới là Meiji và Baza ở Shinjuku. Nếu mua mới thì một chiếc xe đạp có giá tới vài chục nghìn JPY nhưng nếu khéo chọn thì chỉ với 6000 – 7000 JPY bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc xe ưng ý phục vụ tốt cho việc đi lại ở đây. Ngay cả với rất nhiều bạn đã có xe máy, việc chuẩn bị cho mình một bộ đồ nghề sửa xe là rất cần thiết nếu không muốn bị “chém” đẹp khi xe có vấn đề hỏng hóc gì.

Theo như một thành viên trên diễn đàn du học sinh Việt Nam tại Nhật thì mỗi cửa hàng xe có thể ăn lãi tới 50% đồ của mình, lại thêm 15% tiền công sửa vậy nên nếu không muốn mất đến gần 70% giá trị thì nên chuẩn bị cho mình kiến thức và đồ nghề để khi cần thiết có thể nhanh chóng tự giải quyết được. Hơn nữa cũng sẽ là cơ hội cho bản thân thể hiện khi những bạn nữ gặp phải vấn đề tương tự.

Ví dụ như Nếu ra cửa hàng thì mỗi vòng cổ phuộc trước có giá khoảng 20.000 JPY, lốp tuyết Gentsuki vào khoảng 6000 JPY trong khi nếu mua ở trên mạng thì mỗi vòng cổ phuộc có giá chỉ khoảng 8000 JPY, mỗi lốp thì chỉ khoảng 1500 JPY.

Vậy nên nếu đã đi xe phân khối lớn thì nên mua thêm một cái kích, một bộ đồ nghề, moi lốp, cờ lê, mỏ lết tốt và cuối cùng những tài liệu sách vở, internet, video hướng dẫn để thay thế, sửa chữa những hỏng hóc cơ bản là điều tất yếu.

Còn nếu như hỏng hóc quá nặng, các bạn không thể tự sửa thì tốt hơn là các bạn hãy quay lại các khu chợ, trung tâm thu gom đồ cũ để tìm kiếm lại đồ dùng mà mình cần vì số tiền bạn sửa đôi khi còn lớn hơn cả số tiền mà bạn bỏ ra để mua lại một cái tương tự ở đây. Thậm chí tại một số trung tâm thu gom đồ cũ ở ngoại thành, các nhân viên ở đây còn nhận sửa chữa cho bạn nếu bạn mua lại sản phẩm đó tuy nhiên quãng đường xa cũng là một trở ngại không nhỏ với các bạn du học sinh khi mới đến đất nước Nhật Bản nhộn nhịp và sôi động này.

*Đối với việc đi chợ thì tốt hơn hết các bạn nên tập trung để mua chung với số lượng lớn thì sẽ hợp lý hơn. Thay vì mua đủ dùng cho một bữa và chịu mức giá cao, tốt hơn các bạn nên cùng mua nhiều thực phẩm rồi chia ra và để tủ lạnh ăn cả tuần, Nếu như các bạn muốn mua đồ ăn sẵn thì tầm 18 giờ, một số cửa hàng bán một suất cơm hộp giá 500 JPY thì chỉ còn 250 JPY, tức là giảm đến 50%.

Một điều nữa là các bạn nên tận dụng các cơ sở vật chất của nhà trường trong quá trình học tập ở đây, đặc biệt là thư viện, máy photocopy... Những điều nhỏ thôi nhưng nếu các bạn tiết kiệm mỗi thứ một chút thì khi đến cuối tháng nhẩm tính lại các bạn sẽ có những bất ngờ nho nhỏ đấy.

Chúc các bạn thành công trên con đường du học Nhật Bản nhé !

Kinh nghiệm xin việc toàn thời gian đối với du học sinh trình độ tiếng Nhật N3

Trong bài viết, hôm nay chúng ta cùng nghe chia sẻ kinh nghiệm xin việc làm toàn thời gian đối với du học sinh tiếng Nhật trình độ N3 nhé!



Mình là du học sinh chương trình tiến sĩ chuyên ngành kỹ sư, đã theo học 1 trường đại học công lập, qua Nhật với con số 0 tròn trĩnh về tiếng Nhật. Mục đích ban đầu là tốt nghiệp đúng hạn, về Việt Nam và tìm việc giảng dạy ở một trường đại học.

Trải qua nhiều biến động trong thời gian ở Nhật, mình đã quyết định tìm việc ở Nhật. Tuy nhiên sau 2 năm tiếng Nhật thì tiếng Nhật của mình mới ở mức cơ bản là 50 bài Mina no nihongo (tự học là chính, không qua trường tiếng), vì vậy mình cũng đã phải đánh đổi nhiều thứ. Tuy nhiên “có công mài sắt có ngày nên kim” nên mình đã thành công trong quá trình xin việc và đang đi làm.

Mình tìm việc thông qua 3 con đường: tự thân vận động, thông qua các mối quan hệ và thông qua các công ty tuyển dụng ở Nhật.

Tự thân vận động là như thế nào? Giống như sinh viên Nhật năm 4 và học viên cao học năm 2, mình lần mò đăng ký 3 đến 4 trang web giới thiệu việc làm như MyNavi, trước hạn tốt nghiệp 6 tháng (mình tốt nghiệp muộn 6 tháng). Mình cũng lượm lặt kinh nghiệm từ các bạn Nhật và nhặt nhạnh những cuốn sách cũ về xin việc mà các bạn đã đạt phỏng vấn bỏ lại để đọc (đến thời điểm này tiếng Nhật tự học của mình đã đạt trình N3).

Mình cũng xách cặp đến những buổi giới thiệu công ty (chắc là 20-30 buổi), cũng tham gia kỳ thi SPI của Nhật, cũng đi phỏng vấn, cũng từng vài lần khóc sướt mướt vì đánh đâu thua đó (giống như lấy trứng chọi đá, hay đánh giặc tay không)… Kết quả trong suốt 9 tháng ròng tự thân vận động thì trong 30 công ty mình cũng đậu được 1.

Tiếp theo là thông qua các mối quan hệ. Thông qua 1 người bạn đang làm ở công ty nhỏ, mình ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng, thử việc 3 tháng (tư cách nhân viên thời vụ bán thời gian) trước khi ký hợp đồng chính thức… Kết quả sau 1 tháng, công ty cải tổ nhân viên, và không nằm ngoài dự đoán, mình đã nhận được thông báo từ chối trước khi hết thời gian thử việc.

Cách thứ 3 là qua công ty săn đầu người. Mình tìm trên mạng và Facebook thông tin tuyển việc bằng tiếng Việt ở Nhật (tất nhiên là người Việt đăng), rồi thông qua kênh đó mà gặp được 2 đại diện săn nhân tài khác nhau, tự liên lạc với họ, và cuối cùng là thông qua một công ty tư vấn tuyển dụng mình đã đậu phỏng vấn thêm 2 công ty nữa.

Tóm lại, mình đã thử sức ít nhất là 50 công ty và đạt được 3. Các bạn thấy thế nào? Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ là hiệu suất thấp? Đúng là có thấp nhưng mình đã xin được việc.

Điều mình muốn nói ở đây, chuyện xin việc cần nhiều kiên nhẫn, quyết tâm, và cần có đối sách nữa. Các bạn phải nghĩ ra thật nhiều cách khác nhau.

Điều quan trọng là đích đến, và muốn đạt được đích đến thì phải biết chắc rằng đầy chông gai (như mình sau 9 tháng ròng rã không nghỉ ngơi).

Hãy luôn tự động viên, tin tưởng vào bản thân, đừng xin lời khuyên hay tìm kiếm câu trả lời ở những người có suy nghĩ tiêu cực, hãy tìm đến những người có tinh thần tích cực, những người có chút kinh nghiệm những lúc cảm thấy mệt mỏi.

(Nguồn: Isenpai)

Du học Nhật Bản bạn được gì?

Du học Nhật Bản là ước mơ của nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Bởi Nhật Bản không chỉ là một nước có nền kinh tế phát triển (đứng thứ 2 trên thế giới) mà có nền khoa học kỹ thuật rất phát triển, có hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu, ngoài ra du học sinh còn học hỏi được đức tính độc lập, tự tin, cần cù của con người Nhật Bản.



Du học Nhật Bản từ lâu luôn là lựa chọn ưu tiên đối với những bạn học sinh muốn có cơ hội được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, toàn diện. Vì sao “xứ sở hoa anh đào” lại có một sức hút kỳ lạ như thế khi đối với các du học sinh Việt Nam, đi du học là phải xa gia đình, phải làm quen với một ngôn ngữ khác, một nền văn hóa khác? Cùng khám phá xem “bạn được gì khi du học Nhật Bản” để trả lời cho câu hỏi đó nhé.

1. Sự nghiêm túc

Người Nhật Bản nổi tiếng là có thái độ nghiêm túc khi làm bất cứ công việc gì, họ không bao giờ làm nửa vời, vừa làm vừa chơi. Tất nhiên khi ở trong môi trường sống như vậy, bạn cũng sẽ được giáo dục thành những con người chín chắn, lịch sự. Rất nhiều du học sinh trước khi sang Nật là những học sinh mà trong học bạ các bạn trang nào cũng có dòng " Chưa nghiêm túc, mất trật tự trong giờ". Nhưng khi sang Nhật du học 1 thời gian, các bạn đã trở thành những người có chừng mực được mọi người xung quanh yêu quý

2. Có trách nhiệm



Có trách nhiệm là tố chất quan trọng của bất kỳ người nào nếu muốn thành đạt trong xã hội, nhưng nhiều bạn học sinh hiện nay do được bố mẹ quá nuông chiều nên trở thành những người thiếu trách nhiệm, đôi khi gây những hậu quả không thể lường trước được. Nhưng khi bạn được du học tại Nhật Bản, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì ở đây ngoài thời gian học, các bạn phần lớn đều đi làm thêm để có thể trang trải học phí và sinh hoạt phí. Khi tự bỏ sức lao động để kiếm tiền, bạn sẽ biết nó quý giá như thế nào, từ đó bạn sẽ có trách nhiệm với bản thân, công việc, gia đình, xã hội… hơn.

3. Kỷ luật

Người Việt Nam thường có tính cao su, không bao giờ đến đúng giờ trong những cuộc hẹn, đó chính là biểu hiện của sự vô kỷ luật. Nhưng ở Nhật bạn sẽ không bao giờ được phép làm như vậy, nước Nhật đạt được vị trí như ngày nay chính là một phần lớn ở việc “kỷ luật tốt”. Muộn là muộn ko phân biệt muộn bao lâu, người Nhật cực kỳ dị ứng với việc muộn giờ hay thất hứa.



Sống trong một môi trường như vậy bạn khó có thể giữ nguyên tính vô kỷ luật của mình.

4. Thu nhập cao

Kiếm tiền ở đâu cũng không hề dễ dàng, nhưng ở nước Nhật, người ta rất đề cao những người muốn kiếm tiền bằng sức lao động chân chính. Khi đi du học Nhật Bản, bạn sẽ rất dễ dàng tìm được một công việc làm thêm với thu nhập cao để ngoài việc trang trải việc học và sống ở Nhật còn có thêm “chút ít” gửi về giúp đỡ gia đình. Công việc lại đã được công nghệ hóa nên rất đơn giản. Trung bình sau 2 năm du học tại Nhật Bản, 1 du học sinh ngoài làm thêm có thể để dành ra ít nhất 350 man ( khoảng 1 tỉ VND).

Còn khi ra trường, chắc chắn thu nhập của bạn sẽ cao hơn hẳn những bạn bè đồng trang lứa khi bạn cầm tấm bằng do một trường đại học ở Nhật cấp để đi xin việc.

5. Sự tự tin

Khi được giao tiếp, nói chuyện với những người tự tin thì từ lúc nào trong bạn cũng hình thành nên một sự tự tin mà bạn không hề hay biết. Các trường ở Nhật đề cao những quan điểm cá nhân nên bạn chẳng bao giờ sợ bị chê cười khi bày tỏ cá tính hay ý kiến riêng của mình. Bạn sẽ chẳng còn e dè nhút nhát khi tiếp xúc với một người Tây cao to hay một sếp lớn, một vị lãnh đạo cao cấp. Đơn giản vì khi đó bạn đã trở thành một “công dân toàn cầu”.

6. Ngoại ngữ

Tiếng Nhật hiện nay đang trở thành một ngoại ngữ “hot” khi mà nhu cầu tuyển dụng lao động thông thạo tiếng Nhật tại Việt Nam ngày càng tăng. Một khoảng thời gian dài sống và học tập trong môi trường mà mọi người đều nói tiếng Nhật, bạn chắc chắn sẽ có khả năng về thứ ngôn ngữ này hơn hẳn các bạn học sinh học 4 năm tại các trường ngoại ngữ ở Việt Nam. Việc này trước mắt sẽ giúp bạn dễ dàng sống và làm việc tiếp tại Nhật, đồng thời khi trở về nước mặt bằng lương cho bạn sẽ cao hơn hẳn so với những người cùng trình độ nhưng không biết tiếng Nhật.

7. Kiến thức về công nghệ

Nhật Bản là nước đi đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, mỗi sản phẩn Made in Japan đều là sự đảm bảo cho uy tín và chất lượng. Bất kỳ một công việc gì họ cũng có những máy móc hiện đại để giải phóng sức lao động. Do đó, chỉ cần biết sử dụng thành thạo tất cả những công cụ hay những máy móc trợ giúp hàng ngày cũng đã khiến bạn trở thành con người rành về công nghệ rồi. Nếu như bạn là du học sinh học về kỹ thuật và công nghệ thì đây đúng là điểm đến tuyệt vời cho bạn.

8. Được đánh giá cao

Sau một thời gian được đào tạo ở một môi trường giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới, khi về nước chắc chắn tấm bằng của bạn được đánh giá cao hơn hẳn. Các nhà tuyển dụng thường săn tìm những du học sinh này với mức lương đáng mơ ước. Hơn thế nữa, hàng xóm láng giềng xung quanh chắc chắn cũng sẽ rất ngưỡng mộ và tôn trọng bạn.

Trên đây là 8 lợi ích từ việc du học Nhật Bản để bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình con đường tốt nhất. “Đầu tư cho học tập là đầu tư dài hạn”. Còn bạn, bạn có muốn thử “xách ba lô lên và đi du học Nhật Bản” hay không? Hãy cùng chia sẻ những kế hoạch, dự định của bạn cùng ABC nhé!

Chương trình du học Nhật Bản tham khảo:



Mọi thông tin chi tiết về chương trình du học Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3996. 5446
Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681.8266


Thành công đến từ những thất bại

Mùa thi luôn là một mùa có rất nhiều cảm xúc, có những niềm vui, hạnh phúc, xen lẫn sự tự hào khi đỗ vào trường đại học mà mình mong muốn, khi thực hiện được ước mơ sau biết năm đèn sách, nhưng cũng có những nỗi buồn, có sự thất vọng khi kết quả không như mong muốn, khi thành công bị trì hoãn. Có bạn sau thất bại đầu đời ấy dường như mất hết niềm tin, rồi đau khổ, dằn vặt bản thân...

Nhưng bạn à, không có cánh cửa nào là hoàn toàn đóng lại khi chúng ta thi trượt đại học, đôi khi chính những thất bại lại khiến ta khôn lớn, khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, chính những thất bại ấy lại giúp ta rẽ sang một hướng khác phù hợp với ta hơn mà trước đó ta không hề hay biết.



Bạn phải nhớ điều này: 'Những cây mạnh nhất, khỏe nhất thường sống ở những nơi cằn cỗi nhất'.

- Trượt đại học dạy bạn rằng khó khăn là tất yếu trên con đường bạn đi đến thành công, vinh quang. Đó chính là quy luật đào thải tự nhiên thế giới là sân chơi cho những con người ý chí và nghị lực.

- Khi trượt đại học, khi bạn không còn gì, khi đó bạn biết bạn bè thực sự của mình là ai, ai thực sự quan tâm tới bạn.

- Trượt đại học giúp bạn có thêm thời gian nghĩ bản thân, nghĩ về tương lai của mình, nghĩ về cái mình thích, nghĩ sâu hơn về ngành nghề bạn muốn theo đuổi.

Nếu cánh cửa đại học thực sự đã đóng lại, đừng mãi nhìn ngắm nó và tiếc nuối. Bên cạnh còn rất nhiều cánh cửa khác đang chờ bạn.



Tôi muốn kể bạn nghe về những câu chuyện tôi được đọc, được nghe và được thấy về những người đã từng trượt đại học để thấy rằng có rất nhiều con đường dành cho bạn, quan trọng là bạn có đủ niềm tin và ý chí để bước trên con đường đó hay không mà thôi?

Tôi được đọc về Jack Ma, vị tỷ phú đó từng 2 lần trượt đại học, 10 lần bị từ chối bởi trường Harvard, 30 lần thất bại khi xin việc. Sau này, Jack Ma, cha đẻ của đế chế thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, đã nắm giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc từ lâu, trong năm vừa qua ông đã xuống hạng Á quân do sự phất lên của đại gia bất động sản Wang Jianlin. Tuy vậy, trong mắt rất nhiều người Trung Quốc, ông vẫn là đại gia số một tại đất nước này.

Tôi được biết rất nhiều người dù không học đại học nhưng họ vẫn rất thành công, hay cũng có người vào được đại học rồi nhưng lại bỏ để đi tìm niềm đam mê thực sự của mình chứ không phải là những kiến thức sách vở trên ghế nhà trường. Tôi không phủ nhận lợi ích của những tháng năm trong trường đại học nhưng đừng nhìn vào nó như đó là con đường duy nhất giúp chúng ta thành công.

Tôi có người bạn, chỉ là một học sinh trung bình trong những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường, thi tốt nghiệp với mức điểm vừa đủ đỗ, cậu không thi đại học hay học một trường nghề nào đó như định hướng của cha mẹ mà quyết định xin phép gia đình cho đi chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm. Cậu tâm sự: sau một thời gian thuyết phục, nài nỉ bố mẹ cậu mới đồng ý, vì lo sợ tuổi 18 chưa từng rời xa bố mẹ liệu có thể sống ở nơi đất khách quê người. Nhưng thấy sự quyết tâm của cậu và được sự tư vấn của người chị gái nên bố mẹ cậu mới đồng ý.

Trong khi bạn bè chuẩn bị nhập học đại học, cậu bắt đầu đi học tiếng, rồi làm hồ sơ để đi du học vừa học vừa làm - một chương trình không đòi hỏi nhiều về kết quả học tập. Sau sáu tháng, cuối cùng cậu cũng được thực hiện được mong muốn của mình. Sang Nhật, cuộc sống không phải màu hồng như cậu vẫn nghĩ, việc học và làm thêm chiếm trọn quỹ thời gian, không có nhiều thời gian để dành cho mình, không có thời gian để buồn phiền, lo lắng, chỉ có mục tiêu kiếm tiền và học tiếng cho tốt. Có những ngày về đến nhà mệt nhoài muốn từ bỏ tất cả, cậu nhớ những ngày còn ở bên gia đình, chỉ việc ăn, chơi, học, luôn có người quan tâm lo lắng, Nhưng dần cậu nhận ra để đạt được ước mơ không có gì là dễ dàng cả, phải nỗ lực thì mới thành công. Những tháng năm vất vả ấy chẳng phải cậu đã tự lập hơn rất nhiều, và cảm thấy trân trọng những đồng tiền mình làm ra. Sau 5 năm, khi hoàn thành việc học về nước, cậu dành dụm được một khoản tiền khá lớn so với những người bạn bằng tuổi cậu, cộng với có trình độ tiếng Nhật, cậu được nhận vào làm phiên dịch của một công ty Nhật tại Việt Nam với mức lương khởi điểm 1500$. Trong khi đó đa số những người bạn bằng tuổi cậu học tại Việt Nam vẫn loay hoay với mức lương 4 -5 triệu khi mới ra trường.

Mọi sự so sánh sẽ đều là khập khiễng nhưng tôi chỉ muốn nói rằng bạn đừng mất niềm tin khi trượt đại học, đại học không phải là cánh cửa duy nhất dành cho bạn, hãy tìm ra đam mê, tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình, đừng đi theo những lối mòn.  



Theo đuổi đam mê, thành công theo đuổi bạn. Chúc các bạn thành công!

Huệ Nguyễn.

Tuyển trưởng phòng tư vấn, tuyển dụng du học và xuất khẩu lao động

Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC cần tuyển 03 trưởng phòng tư vấn và tuyển dụng du học, xuất khẩu lao động. Nội dung cụ thể như sau:


MÔ TẢ CÔNG VIỆC
- Định hướng, đốc thúc, giám sát và đánh giá năng lực cán bộ tuyển dụng.
- Tổ chức các chương trình hội thảo, liên kết về công tác tuyển lao động ở các cơ sở giới thiệu việc làm, có trung tâm xuất khẩu lao động và các đơn vị cấp nguồn lao động.
- Nghiên cứu phương pháp tuyển hiệu quả và đề xuất BĐH công ty.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tạo dựng sự đoàn kết, làm việc hiệu quả.
- Làm việc với các cơ quan chính quyền địa phương để thực hiện công tác truyền thông và thu hút lao động.
- Tổ chức tư vấn trực tiếp và các kênh hỗ trợ khác.
- Tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo trực tiếp cho Nhân viên tuyển dụng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Thực hiện các công việc khác theo phân công của Ban Tổng Giám đốc.

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG
Lương cơ bản: 10 -15 triệu.
- Thưởng hiệu quả kinh doanh hàng tháng (hấp dẫn – trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn).
- Thưởng Lễ, Tết theo quy định chung của công ty. Ngoài ra được hưởng các chế độ đãi ngộ khác theo quy định Công ty dành cho cán bộ cấp quản lý.
- Chế độ thăm quan, du lịch hàng năm.
- Các chế độ khác tuân thủ theo quy định của Pháp luật Lao động Việt Nam.

Công ty bố trí đi làm ngay nếu đạt yêu cầu.
- Làm việc tại trụ sở Công ty và các địa bàn khác theo yêu cầu công việc.

YÊU CẦU
- Số lượng cần tuyển: 3.
- Kinh nghiệm: 1 năm.
- Địa điểm làm việc: Hà Nội.
- Chức vụ: Quản lý, giám sát.
- Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định.
- Bằng cấp: Không yêu cầu.
- Thời gian thử việc: 1 tháng.
YÊU CẦU KHÁC
- Nam nữ, độ tuổi từ 22 trở lên. 
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng máy tính cơ bản như: Word, Excel, Internet.
- Trung thực, nhanh nhẹn, có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng du học, lao động đi xuất khẩu nước ngoài.
- Ưu tiên ứng viên nộp hồ sơ sớm.

HỒ SƠ BAO GỒM
- Sơ yếu lý lịch tiếng Việt.
- Đơn xin việc.
Bản sao chứng minh thư.
Hạn nộp hồ sơ: 31/08/2016.
CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ
- Gửi CV vào mail: trungabcvietnam@gmail.com.
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công ty: tầng 2, số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3996. 5446
Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681.8266







Top