ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

7 bí quyết giúp bạn lên tinh thần học tiếng Nhật

Nhiều người bảo học tiếng Nhật khó nhưng thật ra tiếng Nhật rất hay và thú vị nếu chúng ta biết bí quyết và cách học.

Thật ra, chẳng có tiếng nào dễ hơn tiếng nào. Người nước ngoài học tiếng Việt khổ ải nhất là bỏ dấu, vì tiếng Việt chúng ta có rất nhiều dấu nên họ khó phân biệt được ma, má, mà, mả, mã, mạ….Tuy nhiên, người Việt chúng ta lại tự nhiên phân biệt được dễ dàng. Chúng ta học tiếng Anh thì nhanh hơn người Trung Quốc vì chúng ta quen với chữ Latinh nhưng học tiếng Nhật thì chậm hơn vì họ đã biết chữ Hán

Trong bài viết này, ABC sẽ gợi ý cho bạn 7 bí quyết lên tinh thần học tiếng Nhật để học có kết quả tốt nhất.



1. Xác định mục tiêu rõ ràng:

Trước khi chọn tiếng Nhật thì hãy xác định rõ mục đích của bạn học tiếng Nhật để làm gì, tại sao lại phải học tiếng Nhật… Đây là việc xây dựng nền tảng tinh thần đầu tiên để ta vững bước trên con đường học tiếng Nhật. Mục tiêu ở đây có thể là vì yêu thích tiếng Nhật, mong muốn tìm hiểu văn hóa Nhật hoặc vì mong muốn sử dụng thành thạo tiếng Nhật trong môi trường công việc… Việc xác định này giúp ta giữ vững tinh thần học tập của mình. Một khi gặp trở ngại, chán nản, hãy xem lại mục tiêu này và tiếp tục học tập. Khi đã xác định được động cơ học tiếng Nhật, bạn phải làm cho mình yêu thích tiếng Nhật hơn, tìm các lý do tích cực để yêu thích nó. Bạn cũng nên tìm cho mình một trung tâm dạy tiếng Nhật có phương pháp giảng dạy thú vị hay một chương trình giảng dạy tiếng Nhật có nhiều tiện ích làm bạn yêu thích tiếng Nhật.

2. Tìm phương pháp học phù hợp:

Bạn hãy xác định mình thuộc típ người nào, hình thức nào giúp bạn tiếp thu nhanh hơn. Hãy tham khảo những phương pháp học tập hiệu quả của bạn bè, hoặc tìm kiếm trên mạng để tìm ra phương pháp tốt nhất và phù hợp với mình nhất. Đừng rập khuôn theo bất kỳ ai. Hãy học theo cách của bạn!

3. Tự đặt ra nhiệm vụ mục tiêu:

Để thực hiện điều này, ta phải cho mình những nhiệm vụ nhỏ trên đường phát triển của bản thân và phấn đấu đạt được. Chẳng hạn như, nhiệm vụ nhỏ như học được 100 chữ Kanji, 300 chữ Kanji… đến những nhiệm vụ lớn hơn như lấy bằng N4, N3…Có những mục tiêu như vậy chúng ta sẽ phấn đấu tốt hơn.

4. Luôn tư thế sẵn sàng trên lớp học:

Đã có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí muốn từ bỏ vì không theo kịp bạn bè trong lớp. Đừng để chuyện đó xảy ra. Bạn có thể làm hơn thế, hãy chuẩn bị bài trước ở nhà, đầu tư nhiều thời gian làm bài tập, học bài trước khi đến lớp và những gì chưa hiểu rõ hoặc không hiểu thì hỏi lại bạn bè hay hỏi trực tiếp giáo viên khi học trong lớp để nắm bài tốt hơn.

5. Học tiếng Nhật qua những tấm thẻ

Những tấm thẻ nhớ! Chìa khóa để ghi nhớ nhanh chóng. Rất cơ động, và giá rẻ, bạn có thể mua hoặc tự tạo cho mình. Hãy viết từ vựng lên một tấm thẻ và tốt nhất là một từ trên một thẻ để các bạn có thể thay đổi thứ tự của các từ vựng đó

6. Học tiếng Nhật qua băng đĩa, xem phim

Hãy luôn cầm theo một cuốn sổ tay nhỏ và cây viết khi xem phim Nhật, Anime và ghi chú lại một số từ vựng thú vị mà bạn nghe được, hoặc viết ra những gì bạn nghe được rồi đối chiếu, như vậy bạn sẽ nhớ bài lâu hơn. Việc xem phim sẽ giúp bạn hiểu được cách sử dụng từ ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể, vì ngôn ngữ trong đời sống đôi khi rất khác những gì bạn học trong sách vở, hơn nữa nó còn giúp bạn quen với tốc độ phát âm của người Nhật.

7. Học cùng bạn bè

Hãy tìm bạn bè cùng sở thích học tiếng Nhật với bạn và cùng học nhóm để học hỏi lẫn nhau, chia sẽ tài liệu, những kiến thức hay. Hãy bày những trò chơi, đố vui tiếng Nhật để nhóm cùng hoạt động, động viên nhau cùng học tập.

Hy vọng với những bí quyết trên có thể giúp các bạn học tốt tiếng Nhật. Tuy nhiên, còn tùy vào thời gian, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà bạn có thể thực hiện tốt tất cả hay không. Điều quan trọng nhất là để làm tốt bất cứ việc gì, đầu tiên chúng ta vượt lên chính bản thân mình; dành tình yêu thật sự với những gì chúng ta làm thì có một ngày chúng ta sẽ thành công.

Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật!

Nhật Bản có kế hoạch tăng lao động nhập cư

Nhật Bản đang có kế hoạch tăng số lao động nhập cư tại Nhật Bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại quốc gia này.



Nhật bản có kế hoạch tăng lao động nhập cư

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, báo “Japan Times” ngày 25/9 dẫn phát biểu của hai trợ lý của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết quốc gia này đang có kế hoạch tăng số lao động nhập cư tại Nhật Bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại quốc gia này, trong đó đáng chú ý là kế hoạch trong mùa Thu này sẽ thông qua một dự luật tăng số thực tập sinh nước ngoài.

Cựu Thứ trưởng Tài chính – Kinh tế và hiện là cố vấn của Thủ tướng Abe, ông Yasutoshi Nishimura cho biết Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch thông qua một dự luật trong mùa Thu này nhằm phát triển hệ thống tuyển thực tập sinh nước ngoài.

Đây là hệ thống tuyển dụng lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc trong một thời gian nhất định nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động tại quốc gia này.

Hiện có khoảng 190.000 lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc theo quy chế thực tập sinh. Theo ông Nishimura, luật mới – nếu được thông qua, có thể kéo dài thời gian cư trú tại Nhật Bản của các lao động nước ngoài từ mức 3 năm hiện nay lên tới 5 năm.

Luật này đồng thời cho phép các công ty có thể tăng tỷ lệ số thực tập sinh nước ngoài được tuyển dụng trong lực lượng nhân công, đồng thời mở rộng ngành nghề được phép tuyển dụng thực tập sinh.

Ông cho biết hoạt động giám sát hệ thống thực tập sinh sẽ được cải thiện sau khi có nhiều chỉ trích về tình trạng lạm dụng lao động nước ngoài trong ngành nông nghiệp và dệt may.

Ông Nishimura cho biết Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc quy chế visa mới để tuyển dụng lao động cho các ngành kinh tế đang thiếu hụt lao động trầm trọng.

Ông Nishimura cho biết thêm hiện tại, cũng có cuộc thảo luận về việc tuyển dụng lao động công nghệ của Việt Nam và Ấn Độ, cũng như vấn đề lập một quy chế visa mới cho lao động nước ngoài làm việc trong ngành du lịch, một ngành kinh tế đang phát triển mạnh tại Nhật Bản hiện nay.

Bà Masahiko Shibayama, nghị sĩ của đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP), đồng thời là một cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Abe, cũng tiết lộ có khả năng trong vài năm tới sẽ có nhiều chính sách liên quan đến lao động nhập cư được thông qua.

Theo bà, các chính sách liên quan đến lao động nhập cư mà chính phủ đang cân nhắc hiện nay có thể giúp tăng gấp đôi số lao động nhập cư tại Nhật Bản.

(Nguồn: Isenpai)

Giọt nước mắt của những ông cử bà thạc bỏ việc lương bèo ở phố thị về quê làm công nhân

Thay vì đi "đường thẳng" vào đại học, nhiều người đã lựa chọn đi "đường vòng" qua các hệ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng... Họ đổ tiền bạc, thời gian vào "sự học" chỉ lấy tấm "vé vàng" bằng cử nhân để xin việc. Thế nhưng, chuyện đã khác...



Công nhân tuyển dụng thạc sĩ

Quê ở Hà Tây, hai chị em Hà cách nhau 1 tuổi, nhưng tính tình lại trái ngược. Hoa là chị, học giỏi và tính tình thùy mị. Hà kém chị một tuổi, nhanh nhạy hơn nhưng mức học chỉ trên trung bình.

Năm 2012, khi Hoa chuẩn bị là sinh viên năm 2 đại học khối C thì Hà chấp bút đăng ký vào một trường cao đẳng theo yêu cầu bắt buộc của bố mẹ. Sau kỳ học đầu tiên, không có hứng thú nên Hà quyết định ở nhà đi làm công nhân tại một công ty Nhật.

Quan niệm về bằng cấp vẫn bị coi trọng hóa ở quê, trái ngược với cái nhìn không thiện cảm với Hà thì Hoa luôn là tấm gương sáng của cả gia đình.

Ra trường với tấm bằng đỏ, được sự động viên của mọi người, Hoa tiếp tục đăng ký học cao học để mong lấy được bằng thạc sĩ, mang danh giá cho gia đình.

Thế nhưng, danh thì có, giá lại chẳng thấy đâu. Cầm tấm bằng thạc sĩ, Hoa chật vật gửi hồ sơ khắp nơi cũng không xin được việc. Gần một năm trời làm đủ việc tạm thời như bưng bê, thu ngân, viết luận án thuê, cuối cùng, Thạc sĩ văn học cũng được nhận vào làm biên tập cho một trang tin điện tử về phụ nữ với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng, không có chế độ hay ăn trưa.

Chi phí thuê phòng trọ, sinh hoạt đắt đỏ trên đất Hà thành, với mức lương hiện tại, Hoa phải ki cóp lắm mới đủ. Bố mẹ có gợi ý xin một "chân" giáo viên trung học biên chế ở quê nhưng phải mất gần 400 triệu đồng nên cô không đồng ý. Bởi chi phí cho "sự nghiệp lấy bằng danh giá" đã khiến kinh tế gia đình làm nông lụi bại.

Trái ngược với chị gái, Hà - em gái Hoa lại có cuộc sống sung túc ở quê. Với 7 năm kinh nghiệm, Hà được lên chức trưởng nhóm, tổ trưởng rồi chức trưởng phòng. Cô còn được công ty cho học tiếng Nhật, có bằng N3, được hỗ trợ thêm 3 triệu/tháng, với mức lương trên 10 triệu đồng cùng các phụ cấp và bảo hiểm khác.

Công ty gần nhà nên Hà chẳng mất tiền thuê nhà, hay các chi phí phát sinh, tháng nào cũng tiết kiệm được 7-8 triệu đồng.

Khi thăm chị ở Hà Nội, thấy cực chẳng đã, Hà thuyết phục chị vứt bỏ 2 chữ "danh giá" ảo tưởng về quê làm ở công ty mình, mức lương khởi điểm cho công nhân cơ bản cũng được hơn 4 triệu đồng chưa kể tăng ca và phụ thu.

Đổ tiền bạc, thời gian vào học lấy bằng không phải là câu chuyện cá biệt của chị gái Hà, mà không ít người vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm và gánh nặng về 2 chữ "bằng cấp".

Khi thấy học sinh trong làng ngoài xã túa đi học cao đẳng, đại học thì ông Hải, bà Quỳnh (Thái Bình) ra đứng vào ngồi vì đứa con duy nhất đã tốt nghiệp phổ thông, không đậu đại học vẫn nằm lì ở nhà.

Dù biết con không đủ sức đi "đường thẳng" vào đại học nhưng ông bà Quỳnh vẫn động viên con đi "đường vòng" qua hệ liên thông. Chiều lòng bố mẹ, Phượng gửi hồ sơ lên trường Trung cấp y Hà Nội.

Đúng với mong muốn của gia đình, sau gần 4 năm ròng đi "đường vòng" để có tấm bằng cao đẳng y dược, Phượng rải hồ sơ khắp nơi, từ bệnh viện đến phòng khám tư, tới các tỉnh vẫn không một hồi đáp. Thời buổi công việc khó khăn, đặc biệt ngành y cần bằng cấp và kinh nghiệm thấp nhất là đại học mới xin được việc, Phượng lại nghe theo bố mẹ, tiếp tục "mài đũng quần" dưới ghế nhà trường để chờ ngày lấy tấm vé xin việc.

Sau quãng thời gian "dùi mài kinh sử", trượt lên trượt xuống, Phượng cũng sở hữu "vé vàng" cử nhân y học. Nhưng rốt cuộc, tấm vé ấy cũng không giúp cô gái quê lúa xin được một công việc nào ưng ý.

Được người bạn giới thiệu tới phòng khám tư trên đường Phạm Văn Đồng, Phượng không khỏi sốc khi mức lương học việc đã thương lượng chỉ 1,5 triệu đồng, không bao ăn.

Dù có bằng cử nhân ngành y, nhưng chưa có kinh nghiệm nên Phượng chỉ được làm việc vặt như bưng trà cho khách, ghi thông tin. Sau gần 1 tháng, công việc chuyên ngành duy nhất Phượng được làm là lấy men răng.

Với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, chưa đủ trả tiền thuê phòng trọ, Phượng bấm bụng làm 2 tháng rồi quyết định dọn đồ về quê.

Tốt đẹp thì khoe ra, xấu xa đậy lại. Dù gật đầu với hàng xóm mỗi khi nhắc tới con có bằng cử nhân ngành y, thế nhưng, bố mẹ Phượng không khỏi mệt mỏi và đổ lỗi do cơ chế.

Làm công nhân tại một công ty điện tử trên thành phố Thái Bình, có xe bus đưa đón tận nhà, chế độ bảo hiểm ăn trưa đầy đủ, Phượng được trả 4 triệu đồng cho khâu đứng máy.

Nhận lương tháng đầu tiên gần 5 triệu đồng (cả tiền tăng ca) - số tiền cao nhất từ trước tới nay kiếm được, Phượng đã khóc. Bởi đây là quãng thời gian hạnh phúc và ý nghĩa nhất mà cô gái Thái Bình cảm nhận được trong đời.

Dù không là quá muộn, thế nhưng, Phượng cho biết, sẽ chẳng bao giờ để con cái đời sau phải bước lại vết xe đổ của chính mình.

Theo Cafebiz/ Trí Thức Trẻ

Cập nhật điều kiện mới nhất để đi du học Nhật Bản năm 2016

Du học Nhật Bản đang trở thành vấn đề được giới trẻ quan tâm. Nhiều bạn đã chọn Nhật Bản như miền đất hứa để ươm mầm cho giấc mơ của mình. Có phải bạn cũng có chung sự lựa chọn ấy? Bạn cũng có kế hoạch du học tại xứ sở hoa anh đào trong năm 2017 này? Tuy vậy, bạn đang thắc mắc liệu có điều kiện du học Nhật Bản nào mới không? Chi phí đi du học sẽ thay đổi ra sao?



Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đó của các bạn.

Về điều kiện để du học Nhật Bản năm 2016:

Đối với những bạn mới tốt nghiệp THPT và muốn du học

- Điều kiện để đi theo diện này là đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Có học lên THPT nhưng không cần bằng tốt nghiệp.

- Trình độ tiếng Nhật tối thiểu phải đạt N5 để đạt tiêu chuẩn diện THPT tại Nhật Bản.

- Đối với diện học: tự túc, học bổng, vừa học vừa làm.

Với các bạn đi du học theo hình thức tự túc, nhận học bổng hay vừa học vừa làm thì có những điều kiện khác, tuy nhiên cũng khá đơn giản:

- Độ tuổi từ 18-30 và đã tốt nghiệp cấp 3 trở lên.

- Những bạn không đỗ đại học có thể du học theo diện vừa học, vừa làm.

- Nếu đã tốt nghiệp đại học sẽ được nhiều ưu tiên hơn khi đi du học.

- Các bạn sau khi du học về nước 1 năm sau cũng có thể tham gia lại.

- Có mong muốn và nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản.

- Trình độ tiếng Nhật tối thiểu phải đạt N5.

Trường hợp đi du học Nhật Bản theo diện học bổng hoặc chương trình trao đổi sinh viên thì bạn sẽ hoàn toàn được miễn phí chi phí du học. Điều kiện duy nhất là bạn phải có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.5.

Trên đây là những điều kiện để du học Nhật Bản. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, ngoài ra bạn còn cần chọn cho mình ngôi trường phù hợp cũng như chuẩn bị kỹ càng về chi phí học tập và sinh hoạt.

Nguồn: Studyinjapan

Bảng lương tối thiểu tại 47 tỉnh thành Nhật Bản từ tháng 10/2016

Mức lương tối thiểu theo vùng tại Nhật Bản đã được chính phủ Nhật Bản công bố và sẽ có hiệu lực chính thức từ tháng 10/2016. Bạn đang sống và làm việc tại tỉnh, thành phố nào của Nhật Bản hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây nhé.



Thống kê mức lương tối thiểu tại 47 tỉnh thành tại Nhật Bản

Đây là Bảng mức Lương tối thiểu vùng của Nhật Bản áp dụng cho tất cả mọi người người lao động trên toàn lãnh thổ Nhật Bản trong đó có cả những người xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản.

Việc công bố bảng mức lương tối thiểu theo vùng thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới truyền thông.

Đây là mức lương tối thiểu 1 giờ theo vùng của người lao động:


Tỉnh/Thành PhốMức Lương Tối Thiểu MớiNgày Có Hiệu Lực
Hokkaido786(764)01/10/2016
Aomori (695) 
Iwate716(695)05/10/2016
Miyagi748(726)05/10/2016
Akita716(695)06/10/2016
Yamagata717(696)07/10/2016
Fukushima726(705)01/10/2016
Ibaraki771(747)01/10/2016
Tochigi775(751)01/10/2016
Gunma759(737)06/10/2016
Saitama845(820)01/10/2016
Chiba842(817)01/10/2016
Tokyo932(907)02/10/2016
Kanagawa930(905)03/10/2016
Niigata753(731)04/10/2016
Toyama770(746)05/10/2016
Ishikawa757(735)06/10/2016
Fukui754(732)07/10/2016
Yamanashi759(737)08/10/2016
Nagano770(746)09/10/2016
Gifu776(754)10/10/2016
Shizuoka807(783)05/10/2016
Aichi845(820)01/10/2016
Mie795(771)01/10/2016
Shiga788(764)06/10/2016
Kyoto831(807)02/10/2016
Osaka883(858)01/10/2016
Hyogo819(794)01/10/2016
Nara762(740)06/10/2016
Wakayama753(731)01/10/2016
Tottori715(693)12/10/2016
Shimane718(696)01/10/2016
Okayama757(735)01/10/2016
Hiroshima793(769)01/10/2016
Yamaguchi753(731)01/10/2016
Tokushima716(695)02/10/2016
Kagawa742(719)03/10/2016
Ehime717 (696)04/10/2016
Kochi (693)05/10/2016
Fukuoka765(743)06/10/2016
Saga715(694)02/10/2016
Nagasaki715(694)06/10/2016
Kumamoto715(694)01/10/2016
Oita715(694)02/10/2016
Miyazaki714(693)03/10/2016
Kagoshima715(694)04/10/2016
Okinawa714(693)05/10/2016
Bình Quân (798)-

 Hi vọng thông tin trên đây sẽ hữu ích đối  với các bạn. Chúc các bạn làm việc tốt!

3 lí do nên đi du học Nhật Bản sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông

Trong suốt quá trình hoạt động, ABC gặp khá nhiều trường hợp các bạn muốn đi du học Nhật Bản khi đang là sinh viên năm 1, năm 2. Đi du học giữa chừng như vậy khá lãng phí thời gian, tiền bạc và cơ hội của các bạn. Chính vì vậy, mục đích của bài viết này nhằm giúp các bạn học sinh sắp hoặc mới tốt nghiệp THPT lựa chọn thời điểm đi du học phù hợp nhất.



3 lí do nên đi du học nhật bản sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông

1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngừng học giữa chừng để đi du học.

Có 2 nguyên nhân chính:

Thứ nhất: Lựa chọn ngành học không phù hợp do thiếu kỹ năng tự đánh giá và định hướng nghề nghiệp.

Thứ hai: Lựa chọn ngành học yêu thích nhưng không hài lòng về môi trường học tại Việt Nam.

Cũng theo một số khảo sát đối tượng học sinh lớp 12 tổ chức tại các trường THPT, hầu hết câu trả lời cho câu hỏi “Lý do lựa chọn ngành học và trường học?” là:

* Do gia đình định hướng để sau này dễ lo việc.

* Do ngành học sau này dễ xin việc.

* Do trường thuộc hàng top đầu nên nếu tốt nghiệp thì dễ xin việc.

Và với hình thức thi tuyển như hiện nay, nhiều học sinh chỉ quan tâm đến việc vào được trường đại học mà không hề nghĩ tới tương lai thị trường đầu ra của ngành mình học sẽ làm sao?

Tại Nhật Bản, thay vì bắt ép các em làm theo ý kiến của mình, các bậc phụ huynh thường khuyến khích con em họ tự lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của bản thân.

Đồng thời, các trường tại Nhật Bản thường xuyên tổ chức các chương trình định hướng, cung cấp các tài liệu về từng ngành nghề (triển vọng ra sao? Người học cần những tố chất gì?…..) cho học sinh. Thông qua đó, học sinh có thể tự phân tích bản thân và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Rõ ràng, sự định hướng của gia đình và nhà trường có tác động rất lớn đến tương lai của học sinh, và vấn đề nằm ở “cách mà chúng ta định hướng cho con em mình.”

2. Tại sao nên đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp THPT?

Sau đây, là 3 lý do quan trọng nhất khiến bạn nên đi du học ngay khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

>>Tiết kiệm được thời gian, và tiền bạc.

Nếu đã quyết định đi du học, thì việc đi du học sớm sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, việc đi du học khi đang học tập dang dở tại Việt Nam là vô cùng lãng phí.

>>Nâng cao khả năng vào được các trường đại học hàng đầu tại Nhật.

Có nhiều cách để vào đại học tại Nhật, nhưng để vào trường đại học hàng đầu, du học sinh đều phải trải qua kỳ thi vào đại học dành cho du học sinh quốc tế EJU. Do đó, du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT giúp du học sinh không bị quên mất kiến thức đã học được.

>>Năng lực học tập và khả năng tiếp thu nhanh hơn.

Càng nhiều tuổi, tỷ lệ nghịch với kinh nghiệm và sự từng trải, khả năng học hỏi và tiếp thu càng giảm. Độ tuổi từ 18 – 22 được cho là phù hợp nhất cho việc đi du học.

Du học Nhật Bản vì không đỗ Đại học: là cơ hội chứ không phải vì cùng đường

Nhiều phụ huynh học sinh thường tìm hiểu về chương trình du học Nhật Bản để có phương án phòng bị khi con mình không đỗ Đại học trong nước. Việc này rất dễ dẫn đến những nhận định sai lầm về giá trị chương trình du học sẽ mang lại cho học sinh. Các em học sinh – người trực tiếp tham gia học tập, cũng thường thiếu nghiêm túc và thiếu quyết tâm, do “phải” lựa chọn theo quyết định của bố mẹ.

Để hạn chế điều này, các bậc phụ huynh nên lựa chọn nói chuyện cởi mở với các em về tương lai, cho các em thấy được lợi ích và thách thức khi đi du học Nhật Bản, để các em được tự lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.

3. Lộ trình du học dành cho du học sinh mới tốt nghiệp THPT.

Vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT – ĐH quốc gia, học sinh sẽ Du học Nhật theo hình thức và lộ trình như thế nào?

a. Theo chương trình du học tự túc bằng tiếng Nhật

Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật tại trường Ngôn ngữ.

Để có thể học lên Đại học, cao đẳng tại Nhật, du học sinh cần phải có vốn năng lực tiếng Nhật tối thiểu N2, tương đương với khoảng 1 – 2 năm học, tùy thuộc vào kỳ nhập học. Thông thường, du học sinh sẽ lựa chọn kỳ nhập học tháng 4 (khóa học 2 năm) tại trường ngôn ngữ nhằm đảm bảo đủ thời gian trau dồi tiếng Nhật và tìm hiểu cách thức ứng tuyển vào trường Đại học phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân.

Giai đoạn 2: Học lên Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp (Senmon).

Không khó để học lên trường Đại học, Cao đẳng và trường trung cấp (Senmon), vì xét tuyển chủ yếu dựa trên kết quả học tập và tỷ lệ đi học chuyên cần ở trường tiếng Nhật. Đồng thời, các trường tiếng Nhật đều có chế độ tiến cử du học sinh vào hệ thống các trường liên kết.

(Trường Nhật ngữ trực thuộc đại học quốc tế Tokyo (TIUJ) là 1 trong số những trường có chế độ tiến cử du học vào thẳng trường đại học quốc tế Tokyo (TIU) với mức học bổng 50% học phí. Chi tiết tham khảo bài viết: Giới thiệu trường Nhật ngữ TIUJ )

Giai đoạn 3: Học lên thạc sỹ hoặc tìm việc làm chính thức tại Nhật.

Sau khi kết thúc chương trình học tại Senmon/ CĐ/ ĐH, nếu không muốn về nước, du học sinh có thể lựa chọn tiếp tục học lên cao (Thạc sỹ, Tiến sỹ,…), hoặc xin việc làm chính thức tại Nhật.

Lưu ý: Để làm việc tại Nhật, Du học sinh phải được công ty tuyển dụng làm thủ tục chuyển đổi visa du học sang visa lao động.

b. Theo chương trình học bằng tiếng Anh:

Với những học sinh có trình độ tiếng Anh tốt – tương đương IELTS 5.5 trở lên có thể đăng ký tham gia chương trình học Đại học bằng tiếng Anh.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh trong việc định hướng tương lai cho các em. Mọi thông tin chi tiết về du học Nhật Bản xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Cơ hội việc làm khi đi du học Nhật Bản ngành cơ khí

Ngành Kỹ thuật cơ khí là một chuyên ngành đào tạo về kỹ thuật chế tạo, gia công, chế biến, sản xuất những thiết bị cơ khí như: Máy móc thiết bị công nghiệp, hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, kĩ thuật ô tô, máy bay và những phương tiện giao thông khác. Hiện nay đa phần trên thế giới, thì ngành cơ khí được xem như trái tim của quá trình công nghiệp hóa, là cơ sở và động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển.



Khi nhắc đến ngành cơ khí, có thể nghĩ ngay tới sự phát triển của đất nước Nhật Bản bởi phần lớn sức mạnh kinh tế của đất nước này nằm trong ngành công nghiệp chế tạo. Từ một đất nước có vị thế sản xuất ô tô đứng hàng đầu thế giới cho tới nên kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử chính xác dùng trong những ngành công nghiệp kĩ thuật cao và cả các sản phẩm kim loại – hóa chất cũng luôn là một thế mạnh của Nhật Bản.

Chính sự phát triển dẫn đầu về ngành công nghiệp cơ khí, người Nhật luôn cố gắng duy trì và nâng cao vị thế đó bằng cách chú trọng đầu tư về giáo dục ở ngành này. Với môi trường giáo dục rất tốt bằng các phương pháp giảng dạy thiên về sự phát triển kĩ năng, khơi gợi niềm đam mê và tạo điều kiện để học viên phát huy hết năng lực vốn có. Bên cạnh đó, hệ thống kiến thức chuyên ngành sâu rộng gắn liền với thực tiễn kết hợp với thường xuyên tiếp xúc thực nghiệm sẽ tạo điều kiện cho các học viên nắm vững các lý thuyết được học, thực hiện được các công việc thực tế và tích lũy những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

Người Nhật Bản với sự nghiêm túc, kiên trì bền bỉ trong công việc, với đức tính kỷ luật và sự cẩn thận tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình quy chuẩn chính là môi trường tối ưu giúp các kĩ sư hoàn thiện và phát triển các kĩ năng công việc cơ khí. Đồng thời, với hệ thống máy móc tiên tiến hiện đại luôn đi đầu thế giới sẽ là điều kiện lí tưởng để các kĩ sư có những tiếp xúc trải nghiệm với công nghệ mới, học hỏi được nhiều để có mở rộng kiến thức chuyên ngành.

Tại Việt Nam, ngành cơ khí đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và được dự báo rằng trong tương lai sẽ là một ngành công nghiệp mũi nhọn và có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn tạo nên nhiều cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn.

Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp. HCM (Falmi) công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Thêm vào đó là sự đầu tư các nhà máy, phân xưởng sản xuất lớn từ các tập đoàn kinh tế, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…tại Việt Nam hứa hẹn cho ngành Cơ khí chế tạo máy phát triển với tốc độ cao. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy công nghệ cao hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…

Mọi thông tin chi tiết về du học Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Du học sinh Việt Nam có thể làm việc lâu dài tại Nhật

“Ở lại lưu trú 2 năm sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Nhật Bản” đây sẽ là tin vui dành cho các du học sinh Việt Nam đang có dự định hoặc đang học tập tại Nhật Bản.



Ngày 31/8, Chính phủ Nhật Bản thông qua quyết định cho phép các du học sinh nước ngoài theo học tại các trường đại học của Nhật ở lại Nhật Bản 2 năm sau khi tốt nghiệp, tăng hơn 1 năm so với mốc thời gian cũ được ban hành trước kia.

Chính phủ hy vọng, việc tăng thời gian sẽ giúp cho phép sinh viên nước ngoài sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục tìm kiếm công việc ở Nhật Bản lâu hơn. Đặc biệt là muốn các sinh viên này được tiếp thu vận dụng những kiến thức học tập của mình tại Nhật Bản trước khi về phục vụ nước nhà.

Bộ Tư pháp Nhật Bản đang bắt đầu soạn thảo các thủ tục cần thiết để sớm thực hiện quyết định này ngay trong tháng 10/2016.

Theo quyết định trước kia, sinh viên nước ngoài sau khi tốt nghiệp tại các trường Đại Học tại Nhật Bản chỉ được phép lưu trú ở Nhật trong 1 năm tìm kiếm việc làm hay thăm quan du lịch sau đó sẽ phải về nước.

Chính phủ mở rộng thời gian lưu trú của các sinh viên nước ngoài thêm một năm nữa nhưng với điều kiện họ phải tham gia vào các chương trình hỗ trợ việc làm được cung cấp bởi trung tâm việc làm tại các đô thị.

(Nguồn: http://newsonjapan.com/)

Top