ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Du học Nhật Bản với ngành kinh tế

Kinh tế hiện nay là một trong những ngành học được rất rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Và câu hỏi tại sao ngành học này lại thu hút được nhiều người đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm về du học Nhật Bản ngành kinh tế nhé!



Cơ hội việc làm khi bạn du học Nhật Bản ngành kinh tế

Nhiều nhà tuyển dụng luôn luôn ưu ái lực lượng lao động kinh tế, tấm bằng của bạn sau khi kết thúc khoá học du học Nhật Bản với ngành kinh tế có giá trị rất lớn. Trong thời gian học tập, một sinh viên du học ngành kinh tế sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty và tập đoàn kinh tế Nhật Bản, tất nhiên là ở những chức vụ không quan trọng, nhưng điều đó cũng giúp bạn có một chỗ dựa vững chắc cho việc làm sau này.

Các công ty Nhật Bản ngày càng đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, vì vậy nhu cầu việc làm của những công ty này là rất cao. Cầm trong tay một bằng tốt nghiệp kinh tế tại Nhật thì bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với tấm bằng thông thường.

Vì sao nên du học Nhật Bản ngành kinh tế?

Thứ nhất: Nhật Bản là một cường quốc kinh tế. Là một đất nước từng gặp rất nhiều khó khăn trong lịch sử, Nhật Bản nhiều lần rơi vào tình trạng mất tất cả. Nhưng giờ đây, khi nhìn lại một Nhật Bản ngày nay, chúng ta phải công nhận rằng con người Nhật thật phi thường, họ có nguồn năng lực tuyệt vời, có có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều tập đoàn kinh tế Nhật có nhiều trụ sở trên thế giới và nhu cầu công việc của họ không bao giờ hết.

Thứ hai: Kinh tế Nhật Bản dạy con người tính kỷ luật cao. Hầu hết các công ty Nhật đều có quy củ và các hệ thứ bậc rất nghiêm ngặt, họ làm việc một cách khoa học và chóng mặt đến mức chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Du học Nhật Bản chuyên ngành kinh tế sẽ giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật ngay từ trong nhà trường, và tất nhiên bạn phải học tập thật ngiêm túc, nếu không bạn sẽ bị đào thải.

Thứ ba: Nền giáo dục thu hút bởi chất lượng. Học kinh tế tại Nhật, bạn sẽ được đào tạo dưới cái nôi của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Điều kiện học tập với cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng giảng dạy tốt nhất có thể. Học tập tại đây, các bạn có rất nhiều cơ hội thực hành, nâng cao trình độ của bản thân. Rất có thể, sau khi học xong khoá học kinh tế bên Nhật, bạn có thể tự làm kinh tế ngay tại đất nước họ. Đừng bỏ lỡ cơ hội của chính bản thân mình!

Chúc các bạn thành công!!!

Tuyển cộng tác viên tư vấn, tuyển dụng du học và xuất khẩu lao động

Nhằm mở rộng và phát triển thị trường, Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC cần tuyển 100 cộng tác viên tư vấn, tuyển dụng du học và xuất khẩu lao động.



Nội dung cụ thể như sau:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

- Giới thiệu người có nhu cầu đi du học Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc đi lao động tại Nhật Bản, Đài Loan cho nhân viên công ty tư vấn.

- Hợp tác tìm kiếm, tư vấn cho người có nhu cầu đi du học và xuất khẩu lao động tại địa phương.

- Thời gian và địa điểm làm việc linh hoạt, không phải đến công ty hàng ngày.

- Các công việc khác theo sự phân công của quản lý.

* Ưu tiên: Ứng viên có kinh nghiệm làm về Nhân sự, Du học, Xuất khẩu lao động.

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

- Lương: theo thỏa thuận (từ 4 - 12 triệu/tháng)

- Thưởng hiệu quả kinh doanh hàng tháng (từ 6 -20 triệu, trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn).

- Thưởng Lễ, Tết theo quy định chung của toàn Công ty.

- Chế độ du lịch hàng năm.

- Chế độ đào tạo (nhằm nâng cao chất lượng mỗi nhân sự)

- Các chế độ khác tuân thủ theo quy định của Pháp luật Lao động Việt Nam.

YÊU CẦU

- Số lượng cần tuyển: 100 cộng tác viên.

- Địa điểm làm việc: Hà Nội, các tỉnh trên toàn quốc.

- Chức vụ: Cộng tác viên.

- Hình thức làm việc: Thời gian linh hoạt, không cần phải đến công ty thường xuyên.

- Yêu cầu độ tuổi: Không yêu cầu.

- Bằng cấp: Không yêu cầu.

- Kinh nghiệm: Không yêu cầu.

YÊU CẦU KHÁC

• Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

• Có khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác.

• Cẩn thận, chu đáo trong công việc.

• Chăm chỉ, luôn cố gắng làm tốt công việc.

• Nhanh nhẹn, hoạt bát

HỒ SƠ BAO GỒM

- Sơ yếu lý lịch tiếng Việt

- Đơn xin việc

- Bản sao chứng minh thư.

Hạn nộp hồ sơ: 31/03/2017.

CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ

- Gửi CV vào mail: trungabcvietnam@gmail.com

- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công ty: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266


Người nước nào làm việc chăm chỉ nhất?

Người Hàn Quốc nổi tiếng vì làm việc nhiều giờ. Mỗi công chức Hàn Quốc làm việc trung bình 2.357 giờ/năm tương đương 6,5 giờ/ngày trong cuộc đời của họ.



Nếu bạn nghĩ bạn đã làm việc hết sức chăm chỉ, hãy thử nhìn vào thời gian làm việc của anh Lee 39 tuổi người Hàn Quốc. Anh là công chức nhà nước làm việc tại Bộ Nông Nghiệp và Ngư Nghiệp Hàn Quốc.

Anh thức dậy hàng ngày lúc 5h30 phút sáng, làm một số việc cá nhân sau đó đi tàu điện ngầm đến thủ đô Seoul để bắt đầu công việc vào lúc 8h30 phút. Một ngày làm việc của anh khá dài, anh chỉ ra khỏi công sở lúc 9h tối và thậm chí muộn hơn.

Khi anh về đến nhà, anh lao lên giường ngủ và 4 tiếng sau, một vòng quay như vậy lại bắt đầu. Lịch trình này kéo dài 6 ngày mỗi tuần và trong suốt cả năm. Một năm anh chỉ nghỉ phép duy nhất 3 ngày.

Anh chỉ có thời gian khoảng 15 phút mỗi ngày để gặp vợ và 3 con. Thậm chí cả ngày chủ nhật anh cũng phải đến công ty khi một số công việc có yêu cầu gấp.

Anh đôi khi không về nhà mà ngủ ngay tại công ty. Nếu chỉ nhìn vào anh Lee, chúng ta thường nghĩ anh là một người quá đam mê công việc.

Tuy nhiên lịch làm việc như vậy là hết sức bình thường tại Hàn Quốc nơi mỗi công chức làm việc trung bình 2.357 giờ/năm tương đương 6,5 giờ mỗi ngày trong cuộc đời của họ.

Theo bảng xếp hạng năm 2008 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) , người Hàn Quốc làm việc nhiều nhất so với người dân các nước thành viên khác thuộc tổ chức này.

Anh Lee cho biết đó là văn hóa làm việc của Hàn Quốc. Anh nói:” Chúng tôi luôn chú ý đến những gì ông chủ của chúng tôi nghĩ về hành vi của chúng tôi. Việc rời công sở lúc 6h tối đồng nghĩa với việc sẽ không được thăng chức hay tăng lương. Nếu tôi đi nghỉ dài, tôi chắc chắn sẽ mất việc.”

Theo anh Lee, văn hóa là một trong những yếu tố chính khiến số giờ làm việc thấp hơn tại các quốc gia, tuy nhiên chủng loại công việc và thời gian nghỉ theo luật pháp quy định cũng hết sức quan trọng.

Tại Hàn Quốc, họ sẽ hết sức xấu hổ nếu rời công sở trước khi ông chủ về, cho nên ngay cả khi không còn việc gì để làm, họ cũng sẽ loanh quanh với một việc lặt vặt nào đó. Cho đến khi ông chủ về, họ mới về.

Điều này cho đến nay đã được một số người Hàn Quốc ý thức là không hợp lý và đã có cố gắng thay đổi.

 Theo: CafeF

Kinh nghiệm xin việc từ senpai: Tiếng Nhật không hẳn là quan trọng nhất


Hiện tại mùa xin việc ở Nhật đã rục rịch bắt đầu với nhiều sự kiện chia sẻ kinh nghiệm từ các senpai. Để các bạn có thêm những kinh nghiệm với quá trình xin việc rất đặc trưng ở Nhật, iSenpai đã có một bài phỏng vấn với anh Ngô Minh Quân, một senpai đang làm việc tại một công ty điện lực tại Osaka.


Chào anh Quân, anh có thể giới thiệu đôi chút về bản thân và công việc hiện tại.

Xin chào mọi người. Mình tên là Minh Quân, hiện đang làm việc cho một công ty IT trực thuộc ngành điện lực tại Nhật. Công việc hiện tại của mình là quản lý, bảo trì, vận hành các hệ thống mạng lưới điện. Mình tốt nghiệp thạc sỹ ngành Điện-Điện tử-Thông tin tại đại học công nghệ kỹ Thuật Nagaoka.

Hàng năm có khá nhiều công ty ở Nhật tuyển dụng nhân viên với các yêu cầu rất đa dạng. Anh có chia sẻ với các bạn về việc lựa chọn công ty không?

Theo mình thì trước khi bắt đầu xin việc sinh viên cần hiểu sự khác nhau cơ bản giữa các công ty lớn và công ty vừa, công ty nhỏ. Ở các công ty lớn và có danh tiếng, các vòng phỏng vấn rất khó khăn, sinh viên Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sinh viên Nhật và cả sinh viên các nước khác. Dĩ nhiên là chế độ phúc lợi và thưởng tương đối tốt. Nhân viên mới vào sẽ được cử đi học ở nhiều vị trí trước khi được giao những công việc quan trọng. Thông thường quá trình này sẽ kéo dài khoảng ba đến năm năm. Ở các công ty vừa và nhỏ, vòng phỏng vấn thông thường sẽ dễ dàng hơn và tính cạnh tranh thấp hơn. Nhân viên mới vào sẽ nhanh chóng được giao những công việc thực nghiệm, vậy nên mình sẽ có cơ hội trưởng thành nhanh chóng trong vòng ba năm trở lại.

Mình nghĩ nếu bạn tự tin vào năng lực tiếng Nhật/tiếng Anh và chuyên môn thì nên thử sức ở các công ty lớn tầm cỡ quốc tế, còn không thì phương án an toàn hơn sẽ là thử sức với những công ty có xu hướng hoặc đang làm việc với Việt Nam.

Anh Quân: Anh đã bắt đầu quá trình chuẩn bị cho việc xin việc của mình như thế nào? Những khó khăn chủ yếu anh gặp phải trong quá trình xin việc là gì?

Khi mình xin việc, khoảng trước sáu tháng mình bắt đầu tìm hiểu thông tin quá trình xin việc, tham gia các seminar chia sẻ kinh nghiệm, làm SPI, điều tra về các công ty, phân tích bản thân, thu thập tin tức chính trị xã hội. Phần lớn thời gian của quá trình xin việc là dành cho việc chuẩn bị.

Mình thấy vấn đề khó khăn nhất chính là làm cho bản thân nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ như thường khi đi phỏng vấn mình sẽ được hỏi “ Tại sao bạn lại đến Nhật ?”. Nếu câu trả lời chỉ chung chung như là “ Vì tôi rất yêu thích nước Nhật …”, “ Vì Nhật là quốc gia tiến bộ…”, “ Vì tôi muốn được học tập thêm về những cái mới…” thì sẽ thật sự khó tạo ấn tượng sâu sắc với người nghe.

Ngoài ra, theo anh có những nguồn thông tin đặc biệt nào mà một sinh viên có thể tận dụng trong quá trình xin việc.

Trả lời: Mình rút ra được 2 điều như sau:

+Thứ nhất, nên thường xuyên trao đổi thông tin xin việc với người Nhật và học hỏi từ họ những kĩ năng cần thiết như viết entry sheet, làm SPI test hoặc phỏng vấn.

+ Thứ hai, nên tham gia vào các các trang Web trao đổi thông tin dành cho sinh viên đi xin việc như みん就 của rakuten. Ở trên các trang này thường sẽ có thông tin thảo luận về nội bộ công ty, chế độ lương, trải nghiệm làm việc, v..v, rất hữu ích để dùng trong quá trình tìm hiểu thông tin.


Theo anh Tiếng Nhật có phải là một điểm quá quan trọng trong quá trình xin việc không?

Anh Quân: Tiếng Nhật là một trong số những điều quan trọng khi đi xin việc, tuy nhiên mình nghĩ tác phong và cách trả lời tư duy mới là yếu tố quan trọng hơn hết trong việc được nhận hay không. Khi đi phỏng vấn, có thể chỉ cần trình độ N3 hoặc nghe hiểu và giao tiếp được là được. Điều quan trọng hơn là cách sinh viên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy điểm mạnh của bản thân, hoặc là cách họ sẽ cống hiến cho công ty, v..v

Cảm ơn anh và chúc anh luôn gặp may mắn trong công việc!

(Nguồn: Isenpai)

Quy tắc có một không hai cần nhớ khi ở Nhật Bản


Đến bất kỳ quốc gia nào bạn cũng nên tìm hiểu đôi chút về những quy tắc không ghi trong văn bản nhưng lại tồn tại lâu đời trong văn hoá của từng quốc gia. Tại xứ sở hoa anh đào cũng tồn tại nhiều quy tắc mà ít ai biết tới, và Du học Nhật bản là cách tốt nhất để du học sinh trải nghiệm những nét văn hóa này!

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi tìm kiếm thùng rác tại Nhật Bản bởi ở đây thường có rất ít các thùng rác ven đường. Trong quan niệm của người Nhật thì mọi người phải có trách nhiệm giữ vệ sinh và chịu khó đưa rác tới nơi quy định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rác sẽ được vứt bừa bãi, bạn sẽ phải thật bất ngờ vì đường phố của Nhật Bản rất sạch sẽ.

Người Nhật rất ghét nhận tiền trực tiếp bởi điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng. Thông thường khi bạn tới nhà hàng nào đó và bạn cần thanh toán tiền hãy để tiền vào khay để tiền của họ. Nếu sử dụng thẻ để thanh toán bạn hãy dùng bằng 2 tay để thể hiện sự tôn trọng với họ.

Tại Nhật bạn đừng bao giờ nghĩ tới việc đi xe đạp trong công viên bởi đây là hành động bị cấm khi bạn ghé thăm bất kỳ công viên nào. Tuy nhiên, bạn lại có thể sử dụng xe đạp ở bất kỳ con đường nào ngoài khu vực công viên và người Nhật rất ủng hộ việc này. Các bạn Du học Nhật Bản chú ý điều này nhé!

Hãy hạn chế nói chuyện điện thoại ở nơi công cộng bởi người Nhật rất ghét tiếng ồn đặc biệt từ những việc riêng. Bạn nên nói chuyện thật nhỏ và tránh gây ồn ào ở những nơi công cộng.

Đừng bao giờ xô đẩy khi ở giữa đám đông điều đó thể hiện bạn là một người vô cùng kém hiểu biết. Nếu cần phải đẩy để không ảnh hưởng tới mình bạn tuyệt đối đừng bao giờ sử dụng tay mà hãy đẩy nhẹ nhàng bằng vai để đối phương biết rằng họ đang làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, sau khi đẩy thì ngay lập tức hãy nói xin lỗi họ nhé!

Khác với nhiều quốc gia tại Nhật Bản nhận tiền boa là 1 điều vô cùng cấm kỵ. Người Nhật Bản rất tôn trọng giá trị đồng tiền kể cả những đồng tiền lẻ. Theo họ việc cho tiền boa là hành động xúc phạm họ vì thế đừng bao giờ có ý định để lại tiền lẻ.

(Nguồn: Sưu tầm)

Nhật Bản thắt chặt việc cấp visa du học sinh từ Việt Nam và 4 quốc gia khác

Theo báo Nishinihon, Bộ Pháp vụ Nhật sẽ tiến hành thẩm tra chặt chẽ hơn trong quá trình cấp tư cách lưu trú cho du học sinh từ 5 quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Nepal, Srilankar) vào nhập học tại các trường tiếng có nhiều hơn 10 trường hợp bỏ học từ năm 2015. Quy định này nhằm thắt chặt quản lý việc du học sinh làm thêm trái quy định. Từ phía các trường tiếng có một số ý kiến phản đối vì có một số học sinh nghỉ học với lý do chính đáng như nghỉ ốm hay học lên đại học.

Bộ Pháp vụ cũng giải thích chọn 5 quốc gia trên là vì tình trạng “đông du học sinh,người cư trú bất hợp pháp và làm việc sai quy định tăng lên.” Tuy nhiên trong 10 quốc gia có người cư trú bất hợp pháp ở Nhật đông nhất chỉ có Việt Nam và Trung Quốc gây ra nhiều ý kiến phản đối vì cách lựa chọn 5 quốc gia này.

Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ thẩm định chặt chẽ năng lực tài chính của người bảo lãnh cho du học sinh và yêu cầu phải nộp xác nhận số dư tài khoản. Và từ kỳ nhập học tháng 7 năm 2017, người xin tư cách lưu trú sẽ trình bản photo sổ tiết kiệm và giải trình quá trình tích luỹ hình thành tài sản.

Trên thực tế không phải mọi gia đình du học sinh đều có năng lực kinh tế đủ để học tập và sinh hoạt ở Nhật, dẫn đến tình trạng nhiều du học sinh đang làm quá 28 giờ/ tuần.

Phía các trường tiếng Nhật có ý kiến rằng một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay Myanmar chưa có hệ thống tài chính ngân hàng hoàn thiện nên người dân không có thói quen để tiền tiết kiệm cố định trong tài khoản. Do đó việc cục quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu giấy tờ bổ sung về chứng minh tài chính trong tài khoản ngân hàng là việc rất khó khăn.

Cục quản lý xuất nhập cảnh vẫn khẳng định “Con số trên 10 học sinh nghỉ học chưa phải là phán xét cuối cùng để quyết định trường đó có thuộc trường bị xét visa nghiêm ngặt hay không, nhưng chắc chắn họ sẽ áp dụng chủ trương thắt chặt việc cấp visa đối với hơn một nửa các trường tiếng Nhật tại Nhật Bản và người ta không nên coi đó là hình phạt.”

(Nguồn: Isenpai)

Thông tin cần biết về làm thêm tại Nhật

Một trong số các vấn đề được các bạn du học sinh Việt Nam quan tâm nhất khi sang Nhật đó chính là tìm một công việc làm thêm để có chi phí trang trải cuộc sống cũng như nâng cao tiếng Nhật. Tuy nhiên, nhiều bạn du học sinh sang Nhật đã dành hầu như toàn bộ thời gian để đi làm thêm mà hoàn toàn quên đến việc học. Số lượng du học sinh này theo tôi thấy ngày càng tăng lên, và cũng chính vì ý nghĩ sang Nhật phải tìm mọi cách làm nhiều việc kiếm tiền đã cơ hội cho các đối tượng khác lừa đảo khiến nhiều bạn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bỏ cuộc giữa chừng. Hôm nay, ABC xin chia sẻ một vài kinh nghiệm liên quan đến một số vấn đề làm thêm tại Nhật.


1. Điều kiện được đi làm thêm

Các bạn phải được cấp giấy phép đi làm thêm. Giấy phép này các bạn sẽ được hải quan tại sân bay Nhật Bản xác nhận bằng cách đóng dấu vào thẻ ngoại kiều khi các bạn tiến hành thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản.

Phía sau thẻ ngoại kiều ghi rõ giờ làm việc đối với du học sinh.

2. Giới hạn làm thêm

Các bạn là du học sinh, vì vậy mục đích của chúng ta là học chứ không phải làm, trường tiếng Nhật sẽ hỗ trợ việc làm thêm cho các bạn nhưng họ phải căn cứ vào trình độ tiếng Nhật của các bạn. Nhiều trường chỉ giới thiệu việc khi các bạn học xong 3 tháng, thậm chí là 6 tháng.

Theo quy định của Nhật thì dưới tư cách lưu trú là du học sinh, bạn chỉ được đi làm thêm tối đa 28 tiếng/ tuần. Trong những dịp lễ của người Nhật, thời gian tối đa là 8 tiếng /ngày. Do vậy trong những dịp nghỉ lễ của Nhật Bản, các bạn có thể tập trung đi làm thêm để kiếm một khoản thu nhập lớn dành cho việc đóng học phí cho những kỳ học tiếp theo.

3. Các công việc làm thêm

Tùy trình độ tiếng Nhật của các bạn mà nhà trường sẽ hỗ trợ các công việc làm thêm phù hợp. Các bạn nào tiếng Nhật yếu thì làm các công việc như quét dọn, vệ sinh, phân loại rác tại nhà ga, phát báo, cơm hợp... Còn bạn nào tiếng Nhật khá (N2, N3) thì có thể tự mình tìm công việc làm thêm khá dễ dàng mà không cần nhà trường hỗ trợ. Chủ yếu là các công việc như Phụ bếp, phục vụ nhà hàng, hoặc tính tiền ở các combini, siêu thị...

Tại Nhật thì rất nhiều nhà hàng và combini đăng tuyển thông tin tuyển dụng (đa số dán thông tin trước quán), vì vậy các bạn tiếng Nhật khá sẽ không khó để tìm được công việc làm thêm.

4. Lương làm thêm

Thường là du học sinh thì các bạn sẽ được trả lương theo giờ, tiền lương theo giờ sẽ khác nhau tùy theo từng địa phương. Các thành phố lớn thì tiền công sẽ cao hơn, thông thường dao động từ 700 yên ~ 950 yên / giờ. Tuy nhiên nếu các bạn làm ca đêm thì lương sẽ cao hơn (thường cao hơn 25%~30%).

5. Thông tin công việc làm thêm

Thông tin công việc làm thêm thường được dán trước các nhà hàng, combini...vì vậy bạn nào khá tiếng Nhật có thể xem thông tin và gọi điện trực tiếp để xin việc. Nên chuẩn bị trước cho mình 1 CV sàng để nộp cho cửa hàng, các bạn có thể gọi điện nhiều cửa hàng để xin phỏng vấn phòng trường hợp phỏng vấn không đạt.

Ngoài ra thì tại Nhật có tạp chí Townwork chuyên về thông tin việc làm thêm, các bạn có thể lấy miễn phí tại các nhà ga. Mặc khác tại Nhật cũng có Trung tâm hỗ trợ việc làm cho người nước ngoài là Hello Work tại Tokyo và Osaka. Các bạn trực tiếp đến đây và đăng ký hỗ trợ, nhân viên tại đây sẽ trực tiếp gọi điện đến cửa hàng tìm việc theo mong muốn của bạn. Tuy nhiên các bạn tiếng Nhật yếu thì khó hỗ trợ.

Một điều cần lưu ý nữa là nhiều bạn sinh viên mới sang Nhật với ý định tìm việc làm nhanh tuy nhiên tiếng Nhật rất yếu nên hiện tại có rất nhiều sinh viên Việt Nam đi trước đã tận dụng cơ hội này giới thiệu việc và thu phí giới thiệu khá cao, có khi lên đến cả 5~7 man. Và nhiều bạn không rõ đã mắc vào đường dây lừa đảo của các thành phần xấu tại Nhật về vấn đề giới thiệu việc làm.

Ngoài ra những bạn sinh viên làm quá thời gian quy định khi gia hạn Visa sẽ rất dễ bị từ chối. Từ tháng 10 năm 2015, Chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành thẻ “My Number” như một chứng minh thư gồm 12 số dành cho công dân Nhật Bản và tất cả người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Nhật Bản. Trên mỗi thẻ đều có gắn một con chip, trong đó có tất cả các thông tin cá nhân như địa chỉ thường trú, số an ninh xã hội, chế độ bảo hiểm, tình trạng đóng thuế, … Khi thuê nhà, xin việc hay làm thủ tục tại các cơ quan hành chính, chỉ cần thông báo số My Number của mình là tất cả thông tin đều được khai báo. Các công ty, cá nhân không thể gian lận thuế, trốn bảo hiểm, người nước ngoài không thể cư trú bất hợp pháp hay làm thêm quá giờ. Chính vì vậy, có thể nói, thông qua “My Number”, Chính phủ Nhật Bản có thể quản lý dân số và trật tự xã hội một cách chặt chẽ hơn. Điều đó đồng nghĩa vấn đề cư trú bất hợp pháp và làm việc quá giờ quy định của du học sinh và người nước ngoài cư trú tại Nhật cũng được giám sát nghiêm khắc hơn.

Một công việc làm thêm tốt sẽ giúp cho bạn có một cuộc sống thuận lợi tại nơi được cho là đắt đỏ bậc nhất. Tuy nhiên nó chỉ tốt khi bạn vẫn đảm bảo cân bằng được việc học và đi làm của mình. Bạn phải xác định được rằng mục đích chính của bạn tới Nhật Bản chính là việc học, và những kiến thức học được sẽ đảm bảo cho bạn có một tương lai tươi sáng sau này."

(Nguồn: Tổng hợp)

6 điều cần phải chuẩn bị kỹ nếu muốn săn học bổng du học

Săn học bổng du học thực sự là hành trình không chỉ đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng, khả năng mà còn cả sự kiên nhẫn của học sinh. Để có thể săn học bổng thành công, hãy nhớ 6 điều cần phải chuẩn bị thật kỹ dưới đây.



1. Đầu tư học ngoại ngữ

Bạn cần xác định xem khả năng ngoại ngữ của mình đang ở đâu và đầu tư học tập thật nghiêm túc. Nhiều học sinh ngay từ khi học cấp 2, cấp 3 đã chủ động tìm hiểu thông tin về các trường đại học danh tiếng, sau đó là tập trung ôn luyện để có thể lấy được các chứng chỉ như TOEFL, IELTS, SAT. Điều này là rất cần thiết.

2. Xác định ngành nghề muốn theo đuổi

Sau khả năng ngoại ngữ, hãy xác định rõ ngành nghề mình muốn học và theo đuổi trong tương lai để từ đó một mặt vừa trau dồi kỹ năng còn thiếu, mặt khác tìm kiếm những ngôi trường phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân.

Ngoài những kiến thức, kỹ năng, học sinh cũng nên tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội, hoặc tích cực tham gia các cuộc thi bên ngoài để lấy được giải thưởng, làm phong phú thêm hồ sơ. Đây cũng là một điểm căn cứ để các trường/ tổ chức xét duyệt học bổng cân nhắc.

3. Chủ động tìm hiểu thông tin

Các thông tin về trường học, ngành học, xếp hạng các trường, chứng chỉ cần có, yêu cầu để được cấp học bổng, thời gian... thường được đăng tải trên website của từng trường và rất dễ dàng để tìm kiếm. Điều quan trọng là bạn phải chủ động tìm hiểu thông tin. Bên cạnh đó, đại sứ quán cũng là một địa chỉ tin cậy và hữu ích để bạn tham khảo thông tin.

4. Học bổng có đáng tin cậy không?

Bên cạnh việc săn học bổng từ những nguồn uy tín, bạn cũng cần thẩm định lại độ tin cậy của học bổng nữa. Hãy vào các website cung cấp thông tin xếp hạng hay mức độ đạt chuẩn của trường bạn định xin học bổng và tìm hiểu. Tham gia các diễn đàn uy tín của du học sinh rồi trao đổi, xin kinh nghiệm cũng là một cách hay.

5. Chuẩn bị hồ sơ du học

Hồ sơ chính là thứ quyết định xem bạn có nhận được học bổng đó không, vậy nên, công đoạn này cực kỳ quan trọng. Hãy nghiêm túc dành thời gian, chuẩn bị một cách chỉn chu, kỹ lưỡng thực sự để hồ sơ được chính xác, đầy đủ và để lại ấn tượng.

6. Phỏng vấn xin visa

Hãy trả lời các câu hỏi một cách trung thực, đầy đủ. Trước đó cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và có sự chuẩn bị trước cho những câu hỏi phỏng vấn, trong đó có cả thông tin về cả khoá học, trường học.

(Nguồn: Kênh 14)

Chi phí đi du học Nhật Bản năm 2017

Hiện nay, đi du học Nhật Bản là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ với hi vọng về một tương lai tươi sáng, cơ hội rộng mở hơn. Nhưng chi phí đi du học Nhật Bản hết bao nhiêu, bao gồm những khoản chi phí như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về thông tin chi tiết về chi phí đi du học nhé!

Quý phụ huynh và các em phụ huynh có thể tham khảo bảng chi phí dưới đây để có thể nắm thông tin chi tiết về các khoản cần nộp:




Trên đây là tính tỉ giá 1 Yen = 205 VND (mức chi phí sẽ có sự thay đổi khi tỷ giá đồng Yên có sự thay đổi), tính học phí ở Trường Đại học Tokyo (học phí và ký túc cao hơn các trường ở các khu vực khác).

Tổng chi phí trọn gói đi du học Nhật Bản

Mức 200 triệu như bảng ở trên là tính cho các bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật N5, nếu không có N5 thì bạn phải học khoảng 3 – 4 tháng. Nếu tính cả tiền ăn, ở học trong 3 tháng thì mất khoảng 20 triệu.

Vậy tổng chi phí thực tế đối với ứng viên chưa biết tiếng Nhật là = 200 triệu + 20 triệu học tiếng + 10 triệu phát sinh (khám sức khỏe, chứng minh tài chính, đi lại) = 230 triệu, đây là tổng số chi phí thực tế để đi du học Nhật Bản trong năm 2017.

Số tiền 230 triệu này bao gồm các khoản sau:

+ Khi ở Việt Nam

Phí dịch vụ cho công ty tư vấn

Phí làm hồ sơ giấy tờ

Phí làm visa

Phí chứng minh tài chính

Vé máy bay từ Việt Nam sang Nhật Bản

+ Khi ở Nhật Bản

Học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm… cho 1 năm đầu tiên

Lệ phí nhà ở (ký túc xá) 6 tháng

Phí khám sức khỏe

Phí đăng ký bảo hiểm

Phí đăng ký điện thoại, internet (nếu muốn)

Phí đăng ký làm thẻ ngoại kiều (giống như CMND của Việt Nam)

Phí đăng ký xin đi làm thêm

Tham khảo: Bảng học phí trung bình của các trường cao đẳng ở Tokyo. Học phí/ 1 năm, phí nhập học đóng 1 lần duy nhất.



Tham khảo: Bảng học phí trung bình của các trường đại học ở Tokyo. Học phí/ 1 năm, phí nhập học đóng 1 lần duy nhất.




Tham khảo: Bảng học phí trung bình của hệ cao học ở Tokyo. Học phí/ 1 năm, phí nhập học đóng 1 lần duy nhất.


Hệ đại học: Khi sang tới Nhật, bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Du học sinh học tiếng Nhật tại các trường Nhật ngữ trong khoảng thời gian từ 1 năm 3 tháng tới 2 năm. Đối với những bạn học tiếng nhanh thì chỉ trong vòng 1 năm các bạn đã dành được chứng chỉ tiếng Nhật N3.

Giai đoạn 2: Du học sinh có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích theo các bậc học: Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học ( 4 đến 5 năm)

Trong thời gian du học, việc làm của du học sinh chỉ là việc làm thêm. Chính phủ Nhật Bản đã quy định các du học sinh chỉ được làm thêm 4 tiếng/ngày ( đối với những ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật có thể làm 8 tiếng/ ngày) và không được vượt quá 28 tiếng/tuần.

Thời gian học của bạn 1 ngày bên Nhật khoảng 3.5h. Từ 9h sáng tới 12h30

Các khoản chi phí thực tế của du học sinh ở Nhật Bản

Với các công việc làm thêm thì tổng thu nhập tối thiểu của du học sinh trong 1 năm khoảng: 121,600 Yên/ 1 tháng * 12 tháng = 1,459,000 Yên. Vậy số tiền đó có thể trang trải đủ cho cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản? Mình xin tổng hợp chi phí thực tế đi du học Nhật Bản cho các bạn được hiểu rõ.

+) Tiền học của du học sinh bao gồm (học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm, lệ phí thi…) khoảng 700,000 Yên/ 1 năm.

+) Tiền ăn: Nếu tự nấu ăn thì bạn sẽ mất khoảng 15,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.

+) Tiền ở: Bạn có thể ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà bên ngoài để ở. Chi phí du học Nhật Bản phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên/ 1 tháng (tùy vùng bạn đi du học). Như vậy 1 năm du học sinh sẽ mất khoảng 360,000 Yên.

+) Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại 1 tháng khoảng 15,000 Yên. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.

Tổng chi phí 1 năm của bạn sẽ vào khoảng: 1,420,000 Yên < 1,459,000 Yên. Như vậy du học sinh cũng để lại được một khoản tiền tiết kiệm gửi về cho gia đình.

Trên đây là tất cả các thông tin về chi phí thực tế đi du học Nhật Bản mà ABC muốn giới thiệu cho các bạn. Cho nên khi các bạn mong muốn đi du học Nhật Bản cần phải tìm hiểu thông tin thật kỹ để có những sự lựa chọn đúng đắn.

Mọi thắc mắc về chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Du học Nhật Bản: Đại học Hyogo

Đại học Hyogo là một trường đại học công lập tại Nhật Bản có trụ sở chính được đặt tại Chuo-ku, thành phố Kobe, vị trí của quận Chuo-ku nằm giữa trung tâm của thành phố Kobe tạo nên sự phát triển cho Kobe.


Quận có nhiều di sản mang tính lịch sử và là nơi dừng chân của rất nhiều khách du lịch. Ngoài ra, phía đông có xây dựng đô thị mới là HAT Kobe và đảo nhân tạo Port. Trường đại học Hyogo (UH) được thành lập trong tháng 4 năm 2004 bằng cách tích hợp 3 trường đại học ở quận Hyogo là Đại học Thương mại Kobe, Viện Công nghệ Himeji và Trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học Hyogo.

Đại học Hyogo

Các trường đại học (dành cho sinh viên năm cuối)

- Tại Kobe Gakuentoshi:

Trường Kinh tế

Trường Quản trị Kinh doanh

- Tại Himeji Shosha:

Trường Kỹ thuật

- Tại Harima:

Trường Khoa học

- Tại Himeji Shinzaike:

Trường Khoa học và Môi trường

- Tại Akashi:

Trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học

Các trường đại học tốt nghiệp

- Tại Kobe:

Trường Đại học về tin học ứng dụng, công nghệ thông tin

- Tại Kobe Gakuentoshi:

Trường Đại Học Kinh tế

Trường Đại Học Quản trị Kinh doanh

Trường Đại Học Kế toán (Kế toán chuyên nghiệp)

- Tại Himeji Shosha:

Trường Đại học Kỹ thuật

- Tại Harima:

Trường Đại Học Khoa học Vật liệu

Trường Đại học Khoa học đời sống

- Tại Himeji Shinzaike:

Trường Đại Học Khoa học và Môi trường

- Tại Akashi Campus:

Trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học

Đại học Hyogo

Các viện nghiên cứu

- Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (Kobe Gakuentoshi)

- Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ cao các ngành công nghiệp (trong Harima)

- Viện Khoa học tự nhiên và môi trường

- Phòng Thiên nhiên và Môi trường ( Sanda )

- Phòng cảnh quan và Vườn (trong Awaji )

- Phòng Sinh thái học nông thôn ( Toyooka )

- Thiên văn học và vật lý học ( Sayo-cho )

- Viện Nghiên cứu điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Akashi)

Để biết thông tin chi tiết về các trường và chương trình du học Nhật Bản vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Du học Nhật Bản thay đổi con người bạn như thế nào?

 Du học Nhật Bản sẽ giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều, trong bài viết này, hãy cùng ABC đi tìm hiểu du học Nhật Bản giúp thay đổi con người bạn như thế nào trong những chia sẻ dưới đây nhé!



Gia Đình

Có lẽ điều mà tôi ghét nhất trong cuộc đời này là những cuộc chia li. Cái ngày mà ra sân bay tôi không có cảm giác háo hức khi sắp được đi máy bay, không tò mò hay lo sợ về một tương lai ở một thế giới xa lạ. Khi đó chỉ mong sao thời gian trôi chậm hơn để tôi có thể ngắm nhìn quê hương tôi đất nước tôi thêm một chút. Trong đầu thì chỉ nghĩ làm sao có thể chia tay ba mẹ anh chị em, bạn bè bằng những nụ cười mà không phải là những giọt nước mắt. Đúng là lần đầu tiên có cảm giác mình là người quan trọng, mình là cái rốn của cả vũ trụ. Cả hai tiếng dài đợi máy bay cất cánh, mọi ánh mắt, mọi câu truyện đều hướng về tôi. Những lời chúc những cái bắt tay, vỗ vai, và những cái ôm thật chặt, thật sự cảm động mà không thể cầm lòng. Tình yêu trong tôi đã được thức tỉnh...Đáp xuống sân bay Nhật Bản vội vàng mượn điện thoại gọi về cho Ba Mẹ con đã sang đến nơi an toàn Ba mẹ đừng lo. Nhật Bản cái gì cũng lạ cũng hay cũng đẹp, một phần mải vui chơi khám phá, một phần chưa đăng kí được điện thoại lên hơn 1 tuần liền tôi không nhắn tin gọi điện gì cho gia đình. Khi có điện thoại thì còn bận ưu tiên lên facebook đăng ảnh khoe khoang với bạn bè. Mở tin nhắn ra thì toàn tin nhắn của anh chị em trong gia đình. Gọi ngay về cho Gia đình, gia đình đang rất sốt ruột và lo lắng. Gọi về: Alo mẹ à, đang định khoe khoang mấy thứ hay ho thì đầu giây bên kia là tiếng khóc nức nở của mẹ xen lẫn vài lời cằn nhằn trách móc yêu thương của Ba. Mẹ khóc và con cũng khóc, có phải vì khoảng cách hàng nghìn km mà làm người ta dửng dưng với những giận hờn, thờ ơ với những lời chê trách mà chỉ còn đắm đuối với những yêu thương..! Gần 1 năm bên Nhật mọi thứ cũng đã ổn vậy là tôi quyết định trốn học về ăn tết.. Ngày tôi trở về Ba mẹ anh chị em người nhà mừng như là tôi được trào đời lần thứ 2, tiệc tùng linh đình đón chào.. 2 Vali đầy ắp quà bánh những thứ rẻ tiền ở Nhật nhưng giờ đây nó trở thành những món quà quý hiếm. Đi Chợ tết với mẹ, đi chúc tết với Ba. Đâu ai cũng khen nào là trắng trẻo đẹp trai, lịch sự và trưởng thành, trông giống người Nhật rồi. Dù chỉ là lời khen xã giao nhưng Ba Mẹ tôi cũng không dấu được vẻ vui sướng tự hào. Giờ thì tôi đã biết để trở thành một người con hiếu thảo chỉ cần làm 2 điều : 1 là không để ba mẹ phải lo lắng 2 là nhất định phải để Ba mẹ được tự hào..! Nếu chưa thể làm bố mẹ được tự hào thì xin hãy làm vơi bớt đi lỗi lo của ba mẹ..!

Bạn Bè

Câu nói nhất hậu duệ nhì quan hệ ba tiền tệ và cuối cùng là trí tuệ vẫn đúng trong mọi trường hợp và hoàn cảnh xu thế. Đặc biệt là cuộc sống ở Nhật khi mà yếu tố lòng tin và trung thành được đặt lên hàng đầu. Mới qua Nhật tiền bối nào cũng hết lòng chia sẻ giúp đỡ. Mình lúc ấy sao thấy anh chị giỏi ghê, quá ngưỡng mộ luôn. Với những ấn tượng tốt đẹp là thế những tưởng sẽ tạo lên những mối quan hệ tốt đẹp. Ngờ đâu không được bao lâu, những ảo tưởng đó nay chỉ còn sự thất vọng và hối tiếc. Vì sau những hành động tốt đẹp lại ẩn chứa những động cơ lừa đảo, lợi dụng. Từ đó mình hiểu những người mình gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, dù tốt hay xấu thì họ cũng tặng cho mình những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế đừng lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí nếu ai đó làm tổn thương mình, phản bội mình, hay lợi dụng lòng tốt của mình, thì xin hãy cứ tha thứ cho họ, bởi vì có thể chính nhờ họ mà mình học được cách khoan dung. Mình không mất niềm tin vào người khác, ngược lại mình miệt mài tìm kiếm giao lưu và cho đi nhiều hơn. Bởi vậy hiện giờ mình đang có rất nhiều anh chị em thân yêu ở khắp nhật Bản, biết ơn lắm những người bạn sống hết lòng. Dù trên vai còn phải gánh vác trách nhiệm tài chính gia đình, còn phải lo toan tính toán cho tương lai phía trước mà vẫn xả thân vì bạn bè. Trước những tài năng thì mình xin cúi đầu ngợi khen còn trước những nhân cách cao cả mình xin quỳ gối tâm phục..! Mình đã biết trân quý và trở lên xứng đáng với những bạn bè. Mỗi một mối quan hệ là một tài sản vô cùng quý giá và một ông thầy tuyệt vời..!

Sự Nghiệp

Ở Nhật bạn sẽ được, bị, phải trải nghiệm và hoá thân vào rất nhiều vị trí công việc. Từ những công việc thuần tuý nhất như nấu ăn, rửa bát, lau dọn phòng, bốc vác. Đến những công việc đầy thử thách như Kinh doanh. Chuyên viên tư vấn, dạy học. Vô tình sẽ khai phá đánh thức được tiềm năng tiềm ẩn và biết được sở trường của mình. Nếu các bạn chịu khó tự tổng hợp từ mình và từ ý kiến đánh giá từ mọi người, xem mình làm những gì cảm thấy dễ dàng, làm suốt mà không thấy chán, cứ làm cái đó là được mọi người khen. Làm không cần tiền..thì hãy theo đuổi công việc đó. Hãy chủ động bung mình vào nhiều hoạt động, vị trí công việc. Bạn sẽ biết sở trường sở thích của mình, theo đuổi rèn luyện đến 1 mức nào đó sẽ thành Đam mê, từ đam mê đi đến tận cùng sẽ thành lí tưởng sống. Và đó chính là cái "Nghiệp" của bạn..!

Sau những gì đã qua tôi nhận ra mình là ai.. Sứ mệnh của mình là gì. Những thứ đó có vẻ lí thuyết mông lung. Vậy nói về đời thường cụ thể nha. Qua nhật chỉ cần học được 4 điều sau đảm bảo cả cuộc đời lo ấm..!

Văn hoá chào hỏi của người Nhật, hãy học cách cúi xuống bằng một thái độ chân thành.. Các bạn cúi càng sâu thì khả năng móc túi kẻ khác càng cao.. Vì con người sống bằng cảm xúc..và bản chất cố hữu của con người là khát cầu được người khác trọng thị. Sở dĩ mọi con sông lớn đều đổ ra biển. Vì biển biết nằm ở vị trí thấp hơn..!

Thái độ lao động: Thái độ lao động được hiểu là những phẩm chất cá nhân trung thực, trung thành.

Là ý trí nghị lực và sự chăm chỉ.

Là luôn nhận trách nhiệm về mình và không đổ lỗi.

Là có tinh thần đồng đội tương trợ cùng thắng.

Là luôn kiên nhẫn làm việc theo đúng quy trình không phát triển nóng.

Là phương pháp tư duy phương pháp làm việc hiệu quả.

Là thích nghi với mọi môi trường hoàn cảnh.

Là tự tin chuyên nghiệp vì người khác.

Ở Nhật dù là những lao công quét rác hay những người không được thông minh phải làm những công việc tầm thường, nặng nhọc thì ở họ cũng đều toát ra những phẩm chất tuyệt vời này..!

Luôn tôn trọng bảo vệ và thực hiện theo đúng Luật. Kỉ luật luôn được đặt trên năng lực, họ luôn nhắc nhở tôi rằng những kỉ luật đặt ra thường rất đơn giản mà ai cũng làm được..nếu ko thể thực hiện tốt những điều đơn giản vậy thì cũng đồng nghĩa với việc mình không thể nào làm tốt công việc được giao..nếu muốn thay đổi thế giới trở lên tốt đẹp hơn thì trước tiên hãy thay đổi cái giường của bạn. Thay đổi từng những hành động nhỏ nhất và bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, tuân thủ và bảo vệ nó..!

Cách sắp xếp quản lí thời gian

Tất cả mọi dự định mục tiêu của trường, từ các bài kiểm tra nhỏ mỗi ngày đến các dịp đại hội lớn đều được ghi rõ ràng.

Ngày giờ cụ thể và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến khi bạn phát chán và không thể quên.

Người Nhật ngủ tranh thủ mọi lúc mọi nơi, dễ hiểu là vì cày cuốc quá cần mẫn.là đất nước ngủ ít nhất thế giới mỗi ngày trung bình chỉ 6 tiếng.

Nhất là tokyo tính trung bình 1 cặp vợ chồng trẻ chỉ gặp nhau có 20 phút 1 ngày, như vậy kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhưng dân số thì giảm.

Tổng lượng thời gian của Người nhật hiển nhiên nhiều hơn 2 tiếng 1 ngày vì họ chỉ dành 6 tiếng để ngủ.. Còn nước mình 8 tiếng. Tỷ phú tổng thống Mĩ Donald Trum ngủ 4 tiếng 1 ngày bảo sao tiền tài danh vọng lại khủng khiếp đến vậy nhỉ..!

4 yếu tố trên giúp người Nhật làm việc năng xuất gấp 10 lần người Việt Nam..!

(Nguyễn Đình Chuẩn)

Top