ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

7 bí kíp giúp học ngoại ngữ siêu tốc

Mọi người thường nhầm lẫn học ngôn ngữ tốn rất nhiều thời gian nhưng thực tế không cần mất đến hàng năm. Với các phương pháp luận và chiến lực hợp lý, việc học có thể chưa mất đến 90 ngày.

Với các phương pháp luận và chiến lược hợp lý, việc học ngoại ngữ có thể mất chưa đến 90 ngày. 



1. Áp dụng những gì đã biết

Có một số kiến thức nhất định sẽ giúp bạn học ngôn ngữ dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, nếu biết tiếng Pháp, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi áp dụng các kiến thức về tiếng Pháp để học tiếng Tây Ban Nha. Điều này là do các quy tắc ngữ pháp và từ vựng của hai ngôn ngữ này rất giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn là người Anh bản xứ và đang cố gắng học tiếng Nhật, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để học.

2. Biết các lối đi tắt

Chúng ta có thể áp dụng các lối đi tắt chiến lược để học ngoại ngữ nhanh hơn. Một trong những cách hữu ích là phương pháp của Tim Ferriss, phân tích những cấu trúc câu phổ biết nhất từ tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha. Hãy nhớ bạn có thể sử dụng phương pháp này trong việc học các ngôn ngữ khác.

Dưới đây là 8 cấu trúc câu phát triển từ câu “I give John the apple” trong tiếng Anh và Tây Ban Nha.



Dịch 8 câu này sang ngôn ngữ bạn muốn học sẽ giúp bạn hiểu: cách cấu trúc câu; cách sử dụng tân ngữ trực tiếp và gián tiếp; cách phân biệt các từ dùng cho nam và nữ; cách chia động từ trong câu.

3. Học thuộc các từ phổ biến nhất

Trong tiếng Nga, có: 75 từ phổ biến nhất chiếm 40% số lần xuất hiện; 200 từ phổ biến nhất chiếm 50% số lần xuất hiện; 524 từ phổ biến nhất chiếm 60% số lần xuất hiện; 1.257 từ phổ biến nhất chiếm 70% số lần xuất hiện; 2.925 từ phổ biến nhất chiếm 80% số lần xuất hiện; 7.444 từ phổ biến nhất chiếm 90% số lần xuất hiện; 13.374 từ phổ biến nhất chiếm 95% số lần xuất hiện; 25.508 từ phổ biến nhất chiếm 99% số lần xuất hiện.

Điều này có nghĩa bạn có thể ghi nhớ khoảng 500 từ phổ biến nhất trong hầu hết ngôn ngữ, và hiểu được 60% các ngôn ngữ đó. Trong thực tế, 60% là đủ để hiểu những gì người bản ngữ hay nói.

Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật như thuật nhớ để đẩy nhanh quá trình ghi nhớ.

4. Chìm đắm

Nếu đang học một ngôn ngữ, bạn nên đặt mục tiêu là nhấn chìm bản thân trong môi trường ngôn ngữ đó một cách tối đa. Điều này có nghĩa là bạn nên xem chương trình tivi và phim sử dụng ngôn ngữ bạn đang học, đọc sách, nghe các bản ghi âm và thậm chí cố gắng suy nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tất cả đều giúp việc học của bạn tiến bộ nhanh chóng.

Điều quan trọng là để đảm bảo bạn không buộc mình phải làm những gì bình thường bạn không làm. Việc học ngoại ngữ đã đủ khó khăn, bạn không nên tạo thêm áp lực cho mình bằng việc làm những gì mình không thích.

Nếu bạn thích xem phim hơn là đọc sách, hãy cài đặt phụ đề bằng tiếng nước ngoài và tiếp tục xem phim. Điều này sẽ giúp bạn chìm đắm trong việc học ngoại ngữ bằng những thói quen hàng ngày.

5. Lên lịch trình

Với một công cụ đơn giản như Google Calendar, bạn có thể xây dựng thời gian biểu phù hợp với lịch học. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và dành vài giờ mỗi tuần cho việc học, ôn tập hoặc thực hành. Việc lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng hình thành thói quen và giữ cho bạn có trách nhiệm. Google Calendar cũng sẽ nhắc nhở bạn và bạn có thể tích hợp ứng dụng này vào điện thoại.

6. Nói chuyện

Sai lầm phổ biến đối với hầu hết người học ngoại ngữ là mặc dù hiểu những gì mình nghe và đọc, việc nói chuyện với người bản xứ vẫn còn là một thách thức. Giống như đi xe đạp hay bất kỳ kỹ năng nào bạn đã phát triển trong quá khứ, cách nhanh nhất để học ngôn ngữ là học qua trải nghiệm.

Hãy tìm mọi cơ hội để thực hành với người bản xứ, cho dù đó là bạn bè hoặc gia đình mình, các nhóm trao đổi trò chuyện, hoặc thông qua mạng xã hội, nơi bạn tìm được một giáo viên bản ngữ phù hợp. Việc gặp gỡ những người nói ngôn ngữ bạn muốn học có thể dạy cho bạn rất nhiều.

7. Có một huấn luyện viên ngôn ngữ

Những người thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào như kinh doanh, thể thao, y tế... đều có huấn luyện viên hướng dẫn trên đường đi. Những lợi ích của việc có một huấn luyện viên là không kể hết được, nhưng những lợi ích cốt lõi là tăng năng suất, động lực và trách nhiệm để giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Làm việc với một huấn luyện viên ngôn ngữ để giúp bạn nói lưu loát, đưa ra những góp ý kịp thời và giao bài tập liên tục một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều kết quả nhất khi học ngoại ngữ. Quan trọng hơn, vì lỗi thông thường chúng ta hay mắc phải khi học ngoại ngữ là sự thiếu duy trì. Có một huấn luyện viên sẽ không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng mà còn đảm bảo bạn sẽ không bao giờ quên ngôn ngữ đã học.

Chúc các bạn học ngoại ngữ thành công!

2 cách xin học bổng du học Nhật Bản phổ biến

Theo kinh nghiệm của nhiều sinh viên Việt Nam đi trước có 2 cách xin học bổng là: xin học bổng trước khi qua Nhật và sau khi nhập học tại các trường rồi mới xin học bổng.



1. Tìm học bổng trước khi sang Nhật:

Từ Việt Nam, bạn có thể xin nhiều loại học bổng với nhiều hình thức và trị giá học bổng khác nhau. Có 4 loại chủ yếu:

Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng là sinh viên đã tham dự kỳ thi du học Nhật Bản EJU, muốn học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp (khóa nghiệp vụ). Hàng tháng, mỗi sinh viên sẽ được nhận học bổng trị giá 50.000 yên. Thông tin về những học bổng này có thể tìm thấy trên trang web: www.jasso.go.jp.

Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học): đối tượng được cấp học bổng này là những nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, học sinh học tiếng Nhật, sinh viên tu nghiệp văn hóa Nhật Bản và sinh viên của chương trình “Những nhà lãnh đạo trẻ”. Các sinh viên hay nghiên cứu sinh này có thể do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc trường đại học mà sinh viên đó đang theo học tiến cử. Hàng tháng, số tiền học bổng các sinh viên sẽ nhận được thấp nhất là 134.000 yên và cao nhất là 258.000 yên. Để biết thông tin về học bổng này, các sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học hoặc Đại sứ quán Nhật Bản hay Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Học bổng của các đoàn thể tư nhân Nhật Bản: hiện nay có 11 đoàn thể tự trị địa phương cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Trị giá học bổng bình quân khoảng 149.000 yên.

Ngoài ra, bạn có thể qua Nhật du học dưới hình thức trao đổi sinh viên giữa trường bạn đang học với một trường đại học khác tại Nhật. Mức học bổng cho một tháng trị giá 80.000 yên. Thông tin về việc trao đổi sinh viên, bạn có thể tìm hiểu ngay tại trường đang theo học.Là sinh viên Việt Nam, bạn có thể tìm kiếm thông tin học bổng trước khi đến Nhật tại:

Scholarship Planet - Chuyên trang cung cấp thông tin học bổng các nước.

Thông tin học bổng trao đổi sinh viên dành cho khối ĐHQG.

Gakumoto - Chuyên trang chia sẻ kinh nghiệm du học Nhật.

2. Tìm học bổng sau khi đến Nhật Bản:

Đây là cách lựa chọn của rất nhiều sinh viên quốc tế. Có nhiều loại học bổng và hỗ trợ tài chính.

Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học) xét tuyển tại Nhật: đối tượng được cấp học bổng là nghiên cứu sinh hoặc sinh viên đại học. Học bổng từ 134.000 yên – 172.000 yên/tháng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học tại Nhật.

Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng mở rộng hơn so với các học bổng khác, từ sinh viên đại học, cao đẳng cho tới thạc sĩ, tiến sĩ. Học bổng trị giá 50.000 yên/tháng cho hệ đại học và 70.000 yên /tháng cho khóa sau đại học. Bạn nên liên hệ trực tiếp với trường đang học để biết thông tin.

Học bổng của các đoàn thể tự trị địa phương hoặc đoàn thể tư nhân: hiện nay tại Nhật có 63 đoàn thể tự trị địa phương và 156 tổ chức cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Học bổng trị giá khoảng 27.222 yên – 72.322 yên/tháng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin được học bổng hoặc chế độ giảm học phí của chính trường mình đang học.Nếu bạn ao ước được đi du học Nhật Bản trong khi điều kiện không cho phép thì hãy tìm hiểu kỹ về các cách xin học bổng du học ở trên nhé. Niềm tin và sự cố gắng sẽ đưa bạn đến với ước mơ của mình!

(Nguồn: Akira)

Cách tìm kiếm việc làm thêm tại Nhật

Chủ đề này không mới, tìm trên mạng chắc chắn nhiều du học sinh Việt Nam ở Nhật sẽ đọc được nhiều thông tin chia sẻ về kinh nghiệm du học Nhật Bản – kiếm việc làm thêm ở Nhật. Sau đây, ABC xin chia sẻ lại về một vài điều nho nhỏ giúp “lính mới” lên dây cót tinh thần trước khi xuất cảnh.



Kênh thông tin tư vấn du học Nhật Bản chia sẻ tới bạn một vài kinh nghiệm nhỏ về cách săn việc làm thêm cho những người mới qua Nhật cũng như đang săn việc làm (năng lực tiếng có thể chưa tốt):

Nhiều người công việc làm thêm và việc học đều quan trọng như nhau, thậm chí có những bạn cần một công việc làm thêm hơn việc học hiện tại. Vì phải trang trải cuộc sống, học hành đi lại, và nhiều thứ phải lo âu cho cuộc sống…

Để kiếm một công việc làm thêm trang trải cuộc sống tại Nhật cũng không hề dễ nhưng cũng chẳng quá khó để tìm nó. Nhưng tìm bằng cách nào? Địa điểm ra sao cho thuận tiện đi lại, chi phí phát sinh kèm theo khi được nhận vào làm như thế nào?

– Cách tìm việc: có rất nhiều thông tin tuyển tuyển dụng arubaito như:

+ http://townwork.net/

+ http://www.baitoru.com/

+ http://www.gaikokujins.com/

Tất cả những trang web này đều rất bổ ích cho việc tìm kiếm thông tin arubaito. Nhưng những cách này đôi khi cũng gây khá nhiều bất tiện cho người xin việc tuy biết thông tin đầy đủ của nhà tuyển dụng đăng trên đó. Khi biết được thông tin tuyển dụng từ những tờ báo này ứng viên sẽ gọi điện tới để phỏng vấn, sau phải chờ đợi lịch hẹn từ nhà tuyển dụng… Khoảng thời gian chờ đợi đó thường sẽ làm các bạn mất khá nhiều thời gian (tâm trạng lo âu vì chẳng biết bao giờ với nhận được điện thoại từ họ, thấy chán nản, suy nghĩ tới việc “mình không thể tự xin việc”, tìm đến người shoukai => mất phí ( nếu công việc tốt thì không nói nhưng nếu công việc không tốt thì thái độ và suy nghĩ sẽ như bị lừa).

Để được chủ động hơn trong công cuộc săn việc mình nghĩ các bạn nên săn việc ở các quán ăn, quán thịt nướng, hay bán hàng… (tuỳ vào năng lực tiếng của mỗi người). Tiếng kém các bạn nên săn việc làm trong bếp tại các quán ăn, quán nhậu (lương thấp tý cũng được), tiếng tốt thì săn việc làm phục vụ, hay bán hàng tại các quán thịt nướng, combini… Thường những thông tin tuyển dụng sẽ được dán phía trước của các quán. Các bạn nên chụp ảnh thông tin đó, sau về chuẩn bị kĩ lưỡng những câu hỏi, trả lời trước khi gọi điện đến phỏng vấn, như thế tỷ lệ đậu phỏng vấn sẽ cao hơn.

– Khi tìm việc thì các bạn cũng nên để tâm tới địa điểm ga xem có phù hợp không? Chi phí đi lại và thời gian nữa… Nếu xa mà được nhà tuyển dụng chi trả chi phí đi lại thì quá tốt nhưng không thì chắc hơi vất vả, thời gian nếu gấp quá, hoặc sát với giờ học cũng sẽ làm các bạn vất vả… Nên cân nhắc cả thời gian và địa điểm sao cho phù hợp nhất.

Chúc các bạn thành công trên con đường “đông du” thẳng tiến!

Tên tiếng Nhật các loại đồ dùng nhà bếp

Tên các loại đồ dùng nhà bếp rất tiện cho việc tìm kiếm để mua sắm hay đi làm thêm trong nhà bếp!



鍋:なべ: xoong

フライパン: chảo

炊飯土鍋 (すいはんどなべ):niêu đất

玉子焼き器 ( たまごやきき):chảo chiên trứng

圧力鍋 (あつりょくなべ): nồi áp suất

電子レンジ (でんしれんじ):lò vi sóng

炊飯器 (すいはんき):nồi cơm điện

グリル鍋 ( ぐりるなべ):nồi nướng

保温調理鍋 (ほおんちょうりなべ):nồi giữ nhiệt

ガスコンロ: bếp ga,

電気コンロ(でんきコンロ): bếp điện

IHコンロ: bếp từ

湯呑み (ゆのみ): tách trà

グラス: cốc thủy tinh

酒グラス・焼酎グラス (さけがらす・しょうちゅうガラス): cốc rượu

盃 (さかずき) chén uống rượu

カップ&ソーサー :tách trà (cà phê) và đĩa để tách

ジョッキ: vại bia

小鉢 (こばち): bát nhỏ đựng thức ăn

飯碗 (めしわん) : chén ăn cơm

フォーク (ふぉーく):dĩa

テーブルナイフ: dao bàn ăn

皿・プレット (さら・ぷれっと):đĩa

ボウル (ぼうる): bát to

汁椀 (しるわん): bát đựng súp miso

スープカップ:cốc ăn súp

丼 どん bát to dung khi ăn

ラーメン鉢 (らめんはち): bát đựng ramen

れんげ muỗng

スプーン thìa

箸 (はし):đũa

重箱 ( じゅうばこ): hộp đựng bento

ペーパーカップ; cốc giấy

プラチックカップ; cốc nhựa dùng 1 lần

プラチックフォーク; đĩa nhựa

割りばし (わりばし):đũa dùng 1 lần

紙プレート(かみプレート): đĩa giấy dùng 1 lần

楊枝 (ようじ):  tăm

ティシュー hoặc ペーパーナプキン:giấy

フードパック:hộp đựng thức ăn dùng 1 lần

天ぷら敷紙 (てんぷらしきかみ): giấy thấm dầu

手袋 (てぶくろ): găng tay

布巾 (ふきん):khăn lau bát đĩa

水切りラック (みずきりラック):chạn bát để ráo nước

スポンジ hoặc たわし:giẻ rửa bát

食器用洗剤 (しょっきようせんざい):nước rửa chén

洗い桶 (あらいおけ): bồn rửa

排水口水切りカゴ (はいすいくちみずきりカゴ) : giỏ chặn rác trong chậu rửa

排水口カバー (はいすいくちカバー):nắp chặn rác trong chậu rửa

砥石 (といし): đá mài dao

ハサミ kéo

包丁:ぼうちょう: dao

三徳包丁 さんとくほうちょう : dao thái (rau củ quả, cá thịt)

菜切り包丁 ( なきりぼうちょう):dao thái rau

鎌薄刃包丁 (かまうすばぼうちょう):dao thái rau, nhưng bản nhỏ và mũi dao nhọn hơn.

パン切り包丁(パンきりぼうちょう) : dao cắt bánh mì

出刃包丁(でばぼうちょう):dao mổ cá

柳刃包丁( やなぎばぼうちょう):dao dài lưỡi nhỏ, dùng để thái mổ hải sản

鱧(はも)の骨切(こつきり)包丁 : dao mổ cá はも- loài cá giống lươn ở Kansai

鰻裂(うなぎ)包丁: dao mổ lươn

麺切(めんせつ)包丁: dao thái sợi mì udon, soba

中華(ちゅうか)包丁: dao chặt xương

(Nguồn: Isenpai)

Học từ vựng tiếng Nhật về tên các loại bệnh

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về tên các loại bệnh trong tiếng Nhật nhé!



風邪(かぜ): Bệnh cảm

インフルエンザ: Bệnh cúm

肺炎(はいえん): Viêm phổi

気管支炎(きかんしえん) : Viêm phế quản

咳(せき): Ho

喘息(ぜんそく) :Hen suyễn

結核(けっかく) : Bệnh lao

高血圧(こうけつあつ): Cao huyết áp

糖尿病(とうにょうびょう) : Bệnh tiểu đường

下痢(げり): Bệnh tiêu chảy

腎臓病(じんぞうびょう): Bệnh thận

低血圧(ていけつあつ): Huyết áp thấp

心臓病(しんぞうびょう): Bệnh tim

肝炎(かんえん): Viêm gan

盲腸炎(もうちょうえん): Viêm ruột thừa

リン病(りんびょう): Bệnh lậu

皮膚病(ひふびょう): Bệnh da liễu

不眠症(ふみんしょう): Chứng mất ngủ

癌(がん): Ung thư

マラリア: Bệnh sốt rét

デング熱(でんぐねつ): Sốt dengue

コレラ: Dịch tả

頭痛(ずつう): Đau đầu

腹痛(ふくつう): Đau bụng

虫歯(むしば): Sâu răng

麻疹(はしか): Dịch sởi

骨折(こっせつ): Gãy xương

吐き気(はきけ): Buồn nôn

痙攣(けいれん): Co giật

お出来(おでき): U nhọt.

麻痺(まひ): Chứng tê liệt

便秘(べんぴ): Bệnh táo bón

(Nguồn: Sưu tầm)

Học từ vựng tiếng Nhật về tên các loại bệnh

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về tên các loại bệnh trong tiếng Nhật nhé!



風邪(かぜ): Bệnh cảm

インフルエンザ: Bệnh cúm

肺炎(はいえん): Viêm phổi

気管支炎(きかんしえん) : Viêm phế quản

咳(せき): Ho

喘息(ぜんそく) :Hen suyễn

結核(けっかく) : Bệnh lao

高血圧(こうけつあつ): Cao huyết áp

糖尿病(とうにょうびょう) : Bệnh tiểu đường

下痢(げり): Bệnh tiêu chảy

腎臓病(じんぞうびょう): Bệnh thận

低血圧(ていけつあつ): Huyết áp thấp

心臓病(しんぞうびょう): Bệnh tim

肝炎(かんえん): Viêm gan

盲腸炎(もうちょうえん): Viêm ruột thừa

リン病(りんびょう): Bệnh lậu

皮膚病(ひふびょう): Bệnh da liễu

不眠症(ふみんしょう): Chứng mất ngủ

癌(がん): Ung thư

マラリア: Bệnh sốt rét

デング熱(でんぐねつ): Sốt dengue

コレラ: Dịch tả

頭痛(ずつう): Đau đầu

腹痛(ふくつう): Đau bụng

虫歯(むしば): Sâu răng

麻疹(はしか): Dịch sởi

骨折(こっせつ): Gãy xương

吐き気(はきけ): Buồn nôn

痙攣(けいれん): Co giật

お出来(おでき): U nhọt.

麻痺(まひ): Chứng tê liệt

便秘(べんぴ): Bệnh táo bón

(Nguồn: Sưu tầm)

Săn học bổng du học Nhật Bản - Những điều cần biết

Bài viết dựa trên những kinh nghiệm từ các du học sinh Việt Nam, những bạn đã thành công trong việc săn được một học bổng có giá trị ở Nhật Bản.


Và bây giờ đến lượt các bạn, hãy chuẩn bị một cây bút và một mảnh giấy để vạch ra những bước cần thiết cho việc thực hiện ước mơ du học tại “xứ sở hoa anh đào” nào!

1. Đặt ra mục tiêu:

Hãy tự chất vấn bản thân rằng bạn có "thành thật" với chính mình? Bạn đã "suy nghĩ" thật kỹ càng? Bởi vì con đường bạn chọn sẽ là một con đường thật dài và chỉ có mình bạn.

Mục tiêu thực sự của bạn là gì? Bạn cần một học bổng để thực hiện ước mơ của mình hay đơn giản là cố gắng để có một chuyến “du lịch” ở nước ngoài hoặc chỉ để "khoe mẻ" với bạn bè và người thân.

Dù là gì đi nữa câu trả lời của bạn phải là: Tôi cần một suất học bổng để nâng cao kiến thức đồng giảm tối thiểu chi phí từ gia đình dành cho tôi.

Vì vậy, những gì bạn thực sự cần là:

Xác định loại học bổng khả thi cho bạn

- Học bổng chính phủ: là học bổng dựa trên sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước, có nhiều suất học bổng loại này. Nổi bật nhất là chương trình học bổng trong đề án 322, học bổng của chính phủ Nhật Bản, bạn có thể tham khảo học bổng trên trang web của Cục Đào Tạo Quốc Tế của Sở Giáo Dục & Đào Tạo (http:// vied.vn)

- Học bổng của các trường: dạng học bổng này được thông báo trực tiếp trên trang web của trường bạn yêu thích hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại trang web sau: fastweb.com, smexpress.com, scholarship.com, finaid.org. Để đánh giá mức độ tin cậy và giá trị của học bổng được quảng cáo, bạn nên tìm đến các trang web cung cấp thông tin uy tín bậc nhất của các trường đại học tại Nhật Bản

- Học bổng của các tổ chức: Đừng bỏ qua các trang web của các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, các công ty như Microsoft, Ford, Coca Cola và Toyota với nhiều học bổng hấp dẫn. Hay chỉ là các học bổng ngắn hạn hoặc chương trình nghiên cứu sau đại học (Chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ) nhiều năm với khoản chi phí hỗ trợ cho phép bạn thực hiện các nghiên cứu khoa học.

Mặt khác các bạn hãy xem qua các diễn đàn của sinh viên để có thể trao đổi, thảo luận và nhận được lời khuyên từ những người đi trước, có kinh nghiệm săn học bổng. Đây thực sự là nguồn thông tin hữu ích về văn hóa, lối sống, môi trường làm việc và học tập, và các học bổng có giá trị.

Điển hình là các trang: www.vietabroader.org của du học sinh Việt Nam trên khắp thế giới, cộng đồng sinh viên trong chương trình 322 của chính phủ ..

Hãy cẩn thận trước những học bổng không có nhiều thông tin hoặc không có độ tin cậy cao. Nếu bạn được yêu cầu để chuyển một khoản tiền để tiếp tục việc săn học bổng, thì hãy tránh xa các học bổng này.

2. Kết quả học tập xuất sắc (Sự xuất sắc về mặt học thuật trong chương trình cử nhân)

Điểm trung bình 7.0 là con điểm tối thiểu bạn phải có, để đạt được cơ hội để xin học bổng. Nói một cách khác, điểm số các bạn càng cao thì cơ hội du học sẽ càng mở rộng cửa để chào đón các bạn.

3.Kinh nghiệm

Bạn cần phải có một bảng báo cáo về quá trình làm việc hoặc các chủ đề bạn đã nghiên cứu nhằm thể hiện được kinh nghiệm trong quá trình học tập, điều này sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên tiềm năng. Đây cũng là điều cần thiết cho các học bổng trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

4.Các hoạt động ngoại khóa

Nếu bạn là người tham gia tích cực các chương trình ngoại khóa do lớp, trường hay các tổ chức khác tổ chức thì cơ hội để có một suất học bổng sẽ rất lớn với bạn.

5.Chuẩn bị:

Viết bài luận: Đây là bước rất quan trọng trong việc có được một học bổng, bạn cần phải thể hiện sự ấn tượng và khả năng xuất sắc nhất của mình. Đặc biệt là thể hiện niềm đam mê và hoài bão của mình “to lớn” đến mức độ nào. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng nếu bạn nhận được học bổng, bạn sẽ sử dụng kiến thức để giúp đỡ cộng đồng, chứ không chỉ để làm giàu cho mình.

Thư giới thiệu: Bạn cần có thư giới thiệu của một giảng viên hay một giáo sư để đánh giá đúng năng lực của bạn. Đây cũng là một bước rất quan trọng trong quá trình săn học bổng.

Ngoại ngữ: Một số nước không yêu cầu ứng viên phải thông thạo một ngôn ngữ nước ngoài, nhưng hầu hết nếu bạn muốn giành được một học bổng, bạn cần phải biết một ngoại ngữ. Điều đó không chỉ mang đến sự dễ dàng cho bản thân mà còn là một thế mạnh cho việc học của bạn để cạnh tranh với các ứng viên khác. TOEFL hay IELTS là các chứng chỉ cần thiết nếu bạn muốn du học tại các nước nói tiếng Anh.

Trên đây là một số gợi ý cho các bạn trong quá trình tìm kiếm và săn học bổng để đi du học Nhật Bản. Chúc các bạn thành công!

Thi vào đại học Nhật có khó không?

Thời điểm hiện tại các bạn du học sinh đang học tập tại các trường tiếng Nhật đang trong quá trình lựa chọn trường và nộp đơn vào các trường cao đẳng (senmon) đại học và cao học tại Nhật. Đây là thời gian bạn cần suy nghĩ kỹ về con đường tương lai của mình.



Bạn sẽ học senmon hay đại học? Mục tiêu của bạn là vừa học vừa làm để đảm bảo kinh tế trước mắt hay đầu tư dài hạn vào việc học đại học ở Nhật để có cơ hội kiếm việc làm tốt hơn ở Nhật về lâu dài? Bạn muốn học cao học ở một ngôi trường tốt nhưng còn e sợ những khó khăn của kỳ thi đầu vào.

Để giúp các bạn có những lời khuyên bổ ích cho việc định hướng tương lai của mình, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) đã phối hợp với Cộng đồng EJU Việt Nam (VEJUN) đồng tổ chức Chương trình Giao lưu Chắp cánh Ước mơ Cao đẳng( Senmon), Đại học, Cao học do với sự bảo trợ truyền thông của iSenpai. Đến với buổi giao lưu, các bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể cách chọn trường phù hợp với nguyện vọng của các bạn cũng như biết những bí quyết để thi vào những trường cao đẳng, đại học, cao học tốt ở Nhật. Nếu bạn mới đến Nhật hay đã đến Nhật được một thời gian rồi, chỉ cần bạn có nguyện vọng học lên và học lên ở một cơ sở giáo dục chất lượng tốt ở Nhật, hãy đến tham gia buổi giao lưu này. Đây là cơ hội để các bạn mở rộng network và giao lưu với senpai từ các trường quốc lập và tư thục hàng đầu của Nhật Bản, giải đáp những câu hỏi cũng như thắc mắc của bạn về cách thức để thi vào và học lên các bậc học cao hơn. Chương trình tư vấn 100% bằng tiếng Việt trên các lĩnh vực Học tập, Đời sống, xin học bổng,…. . Ngoài ra, các bạn sẽ được tư vấn chọn trường cao đẳng, cũng như đại học và cao học và luyện tập phỏng vấn xin học ngay tại hội trường. Các bạn còn có cơ hội nhận phần quà trị giá 10.000 yên từ VEJUN cũng như 2 bộ sách ôn thi EJU, kì thi du học Nhật Bản.

Trong chương trình lần 1 được tổ chức vào tháng 6 năm 2016, Chắp cánh ước mơ đại học Nhật Bản Lần 1 đã đem đến cho người tham dự một cái nhìn khái quát về kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU), kỳ thi do Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) phối hợp với một số cơ quan nước ngoài tổ chức nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật và những kiến thức cơ bản của những học sinh nước ngoài có nguyện vọng du học tại Nhật Bản.

Kì thi du học Nhật Bản (EJU) là một kỳ thi vô cùng quan trọng. Việc biết đến kỳ thi này cũng như chuẩn bị sớm sẽ giúp các bạn thành công. 98% các trường đại học quốc lập (trường của quốc gia), 59% các trường đại học công lập (trường của các tỉnh và thành phố) và 50% các trường đại học dân lập dùng kết quả EJU để xét tuyển đầu vào của du học sinh nước ngoài. Hầu hết các trường đại học danh tiếng của Nhật đều chú trọng kì thi EJU trong việc xét tuyển du học sinh tư phí. Với điểm EJU cao, bạn còn có cơ hội nhận được học bổng khoảng 48.000JPY/ 1 tháng. Để thi vào những trường đại học hàng đầu Nhật Bản thì kỳ thi EJU là một trong những con đường tốt nhất. Bạn có thể tài liệu này được cung cấp bởi JASSO (bằng tiếng Việt) để có cái nhìn tổng quan hơn về kỳ thi này.


(Nguồn: Isenpai)

Xin visa đi du học Nhật Bản

Visa du học là một thứ không thể thiếu trong thủ tục du học Nhật Bản, chính vì thế việc xin cấp visa du học Nhật Bản là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta thì việc xin cấp visa du học rất khó khăn bởi thủ tục rắc rối hơn nữa các bạn lại không nắm rõ được quy trình xin cấp visa du học Nhật Bản như thế nào nên việc hoàn tất thủ tục du học bị chậm trễ theo. Để việc xin cấp visa du học Nhật Bản được thuận lợi hơn thì bạn hãy tìm hiểu rõ quy trình xin cấp visa dưới đây nhé. Điều đầu tiên mà các bạn hay gặp phải trong quá trình xin cấp visa đó là không rõ được có những loại visa nào?



1.Visa du học Nhật Bản bao gồm 2 loại:

- Visa học tiếng: 1 năm, sau sẽ gia hạn tối đa là 2 năm. - Visa học trường chuyên môn, Đại học hoặc sau Đại học: 1 năm, hoặc tối đa là hai năm, sẽ được gia hạn đến tận khi tốt nghiệp. 

2. Thủ tục xin cấp visa du học Nhật Bản bao gồm:

- Đơn xin visa

- Hai ảnh 3×4, chụp trong vòng 3 tháng, nhìn cận mặt, không đeo kính, đội mũ hoặc trùm khăn.

- Xin giấy Cư trú hợp pháp do Bộ Tư pháp Nhật cấp, thông qua văn phòng du học.

- Giấy nhập học của nhà trường (bản copy)

- Lệ phí (theo qui định của Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại Tp Hồ Chí Minh). Lưu ý: Thời gian lưu trú cho phép tối đa đối với visa lưu trú ngắn hạn là 90 ngày (không phải 3 tháng)

3. Việc thụ lý hồ sơ xin cấp visa du học Nhật Bản

- Ngoài những hồ sơ có trong bản hướng dẫn, tùy theo mục đích nhập cảnh và tùy từng trường hợp, người xin visa có thể được yêu cầu bổ sung hồ sơ.

- Hồ sơ nộp chưa đầy đủ sẽ không được thụ lý. Trong trường hợp này người xin visa sẽ được phát một tờ danh sách những giấy tờ còn thiếu cần bổ sung, đề nghị phía người mời cũng phải xác nhận nội dung tờ danh sách này.

- Hồ sơ xin visa nếu gửi trực tiếp đến Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản bằng đường fax hay đường thư tín bưu phẩm sẽ không được thụ lý.

4.Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ xin cấp visa du học Nhật Bản

- Buổi sáng từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ)

- Buổi chiều có thể nhận visa đã được cấp. Nhật Bản có Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh phụ trách nhận hồ sơ xin visa đối với người hiện đang sinh sống ở khu vực miền Nam từ các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào. Đối với những người sinh sống từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc, xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (tại Hà Nội). 

5. Thời gian xét duyệt hồ sơ

- Thời gian xét duyệt ít nhất là 01 tuần làm việc. Sau khi xét duyệt hoàn tất, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản sẽ liên lạc với từng trường hợp bằng điện thoại.

- Trường hợp cần thiết Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản phải phỏng vấn đương sự xin visa thì thời gian xét visa sẽ lâu hơn 01 tuần làm việc, đề nghị quý vị sắp xếp xin visa sớm để kịp thời gian.

- Ngoài trường hợp nhân đạo, các trường hợp xin cấp nhanh visa sẽ không được xét. Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên lạc sớm. Trường hợp hồ sơ xin visa sau khi xét duyệt có kết quả từ chối cấp visa, thì trong vòng 06 tháng, người xin visa không được nộp lại hồ sơ xin visa với cùng một mục đích.

Với những hướng dẫn về quy trình xin cấp visa như trên chúng tôi hi vọng các bạn đang làm visa du học Nhật Bản sẽ xin cấp được một cách nhanh chóng để thuận tiện cho việc hoàn tất thủ tục để du học. Nếu các bạn có những thắc mắc gì liên quan tới các vấn đề xin cấp visa du học Nhật Bản hay các vấn đề du học Nhật Bản hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Học từ vựng về đồ dùng học tập bằng tiếng Nhật

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng ABC học các từ vựng về tên các loại đồ dùng học tập trong tiếng Nhật nhé!



1.鉛筆(えんぴつ): Bút chì

2.消しゴム(けしごむ) : Tẩy

3.ペン: Bút mực

4.ボールペン:Bút bi

5.シャープペンシル : Bút chì ngòi nhọn

6.チョーク: Phấn

7.黒板(こくばん): Bảng đen

8.ホワイトボード: Bảng trắng

9.筆(ふで): Bút lông

10.紙(かみ): Giấy

11.原稿用紙(げんこうようし): Giấy viết luận (Có ô cho từng chữ)

12.色紙(いろがみ): Giấy màu

13.折り紙(おりがみ): Giấy gấp mô hình

14.はさみ: Kéo

15.のり: Keo dán, hồ dán

16.ホッチキス: Bấm

17.ステープル: Ghim bấm

18.クリップ : Kẹp giấy

19.バインダー: Bìa kẹp giấy (Để kê khi viết)

20.本(ほん): Sách

21.教科書(きょうかしょ): Sách giáo khoa

22.クレヨン: Chì màu

23.ノート: Vở, tập

24.辞書(じしょ): Từ điển

25.電卓(でんたく): Máy tính bỏ túi

26.輪ゴム(わごむ): Dây thun

27.定規(じょうぎ): Thước kẻ

28.コンパス: Com-pa

29.鉛筆削り(えんぴつけずり):Đồ chuốt bút chì, đồ gọt bút chì

30.画鋲(がびょう): Ghim đính (Để dán hình lên bảng).

Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật.

4 bước giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật siêu hấp dẫn

Tưởng tượng bạn mới đến Nhật du học hoặc bạn vừa mới bắt gặp những người bạn Nhật, điều đầu tiên mà bạn sẽ luôn nghĩ tới đó là gây ấn tượng đầu tiên với mọi người. Ấn tượng đầu tiên sẽ luôn ít nhất đến từ 2 yếu tố: ngoại hình và phần tự giới thiệu bản thân mình. Trong khi sự ảnh hưởng của ngoại hình chỉ mang tính chất tương đối, cách nào nói chuyện lại là nhân tố quyết định ấn tượng của bạn với người khác. Do đó, chúng ta sẽ cùng xem những bước và cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật giúp bạn “ghi điểm” nhé!



1 – Giao tiếp bạn bè, thông thường:

Bước 1: Nói “Hajimemashite”

Lần gặp đầu tiên, trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật, luôn nhớ nói 

“Hajimemashite” (はじめまして). “Hajimemashite” sang tiếng Việt có thể hiểu nôm na là “Lần đầu gặp mặt” hoặc “Rất vui khi được gặp bạn” hay “Hãy bắt đầu 1 tình bạn mới”. Có thể trong tiếng Việt chẳng bao giờ bạn nói thế này, nhưng đây là câu nói thể hiện phép lịch sự và đặc trưng phong cách giao tiếp Nhật nên cố gắng luôn nhớ những điều cơ bản này nhé! Đây là nền tảng giúp bạn gây ấn tượng tốt với người Nhật đó!

À, nhớ nói với một thái độ và ánh mắt thật chân thành, đồng thời cúi gập người 90 độ nữa!

Bước 2: Nói câu chào dựa vào thời điểm

Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật như thế nào để gây được thiện cảm với người đối diện?

Trước hoặc sau khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật bạn có thể nói thêm “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu”, “Konnichiwa”, hoặc “Konbanwa” tùy vào thời gian là sáng, chiều, hay tối. 3 câu chào này dịch sang tiếng Việt sẽ lần lượt là “Chào buổi sáng”, “Chào buổi chiều”, và “Chào buổi tối”. Theo 1 số quy ước cố định thì:

Ohayou”/”Ohayou gozaimasu” – “Chào buổi sáng” – dùng vào thời gian trước 12h trưa.

“Konnichiwa” – “Chào buổi chiều” – dùng vào thời điểm trước 5 giờ chiều.

“Konbanwa” – “Chào buổi tối” – dùng vào thời điểm sau 5 giờ chiều cho đến nửa đêm.

Tuy nhiên tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và địa phương mà việc sử dụng đôi khi không cứng nhắc như trong quy ước. Ví dụ: Bạn có thể sử dụng Ohayo để chào một người vào buổi chiều nếu đó là lần đầu bạn gặp họ trong ngày. Hay Konichiwa còn có nghĩa là Xin chào nên có thể sử dụng chào cả ngày.

Bước 3: Tự giới thiệu bản thân

Một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật sẽ bao gồm: tên, tuổi, quê quán. Ví dụ:

– Giới thiệu tên:

私は[tên – ví dụ: Okami]です.

watashi wa Okami desu.

Tên tôi là Okami.

– Tuổi tác:

年齢は21歳です/21歳です.

Nenrei wa 21 sai desu.

Tôi hiện tại 21 tuổi.

– Quê quán, nơi sống:

ハノイからきました/ハノイに住んでいます。

Hanoi kara kimashita/ Hanoi ni sundeimasu.

Tôi đến từ Hà Nội/ tôi đang sống ở Hà Nội.

Sau đó bạn có thể thêm 1 vài thông tin khác ví dụ như trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, sở thích cá nhân:

– Trình độ học vấn:

工科大学の学生です/工科大学で勉強しています/工科大学を卒業しました。

koukadaigaku no gakusei desu/ koukadaigaku de benkyoushiteimasu/ koukadaigaku wo sotsugyoushimashita.

Tôi là sinh viên đại học Bách Khoa/ tôi học trường đại học Bách Khoa/ tôi tốt nghiệp đại học Bách Khoa.

– Nghề nghiệp:

私はエンジニアです。

Watashi wa enjinia (engineer) desu.

Tôi là kỹ sư.

– Sở thích:

私の趣味は本を読みます。

Watashi no shumi wa hon wo yomimasu.

Sở thích của tôi là đọc sách.

Bước 4: Nói “Yoroshiku onegaishimasu”

Sau khi đã tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật xong, luôn nhớ phải kết thúc bằng câu “Yoroshiku onegaishimasu” (よろしくおながいします). Dịch là “Xin hãy đối xử tốt với tôi” hoặc là “Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn”. Xét theo giao tiếp văn hóa tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì câu nói này thường không được dùng lắm (chỉ trong trường hợp cần lịch sự lắm thì chúng ta mới nói), tuy nhiên trong tiếng Nhật thì đây là 1 câu thông dụng trong lần gặp mặt đầu tiên.

Trong trường hợp giao tiếp thông thường (ví dụ với bạn bè), bạn có thể chỉ cần nói “Yoroshiku” (vẫn lưu ý nên nói lịch sự chút). Và trong trường hợp nếu người đối diện là người trẻ tuổi thì bạn có thể đơn thuần nói “[Tên của bạn] desu. Yoroshiku” (“Rất vui khi được gặp bạn, tôi là [tên của bạn]”).

2 – Trong trường hợp phỏng vấn:

Trong trường hợp phỏng vấn, phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật chắc chắn sẽ phải khác đôi chút và điều tối quan trọng bạn cần quan tâm đó là phải nói 1 cách lịch sự và dùng ngôn từ lịch sự. Còn lại thì về cơ bản, cách thức giới thiệu bản thân vẫn như trên. Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào 1 số lời khuyên khi đang tự giới thiệu bản thân trong phỏng vấn.

Tips 1: Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật 1 cách chi tiết và ngắn gọn bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

Về cơ bản tự giới thiệu bản thân là cách để cho những người phỏng vấn hiểu hơn về trình độ, khả năng xử lý tình huống và trình độ tiếng Nhật của bạn. Và dựa vào phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật người phỏng vấn sẽ đưa ra các câu hỏi khác nhau, Vì vậy càng giới thiệu lan man sẽ khiến bạn mất điểm trước người tuyển dụng và gây khó khăn cho bạn khi trả lời các câu hỏi của họ. Ngoài ra 1 điều khác cần lưu ý là bạn cần phải tỏ sự tự tin đúng mực và có sự cẩn thận, biết lắng nghe. Nói chuyện 1 cách tự nhiên và thoải mái, nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. 1 lưu ý khác là đừng tỏ ra quá tự tin, tự mãn, nếu không bạn sẽ gây “khó chịu” không nhỏ cho người tuyển dụng.

Tips 2: Nói về sở trường của bạn

Đây là lúc mà nhà tuyển dụng quan tâm xem là khả năng, sở trường của bạn có đáp ứng với yêu cầu công việc của họ hay không. Bạn hãy cố gắng nói ra những sự hiểu biết về công việc này mà bạn tìm hiểu, và đưa ra những sở trường của bạn mà thích hợp với công việc. Tránh nói lan man, nói những thứ không liên quan tới công việc.

Tips 3: Cẩn thận khi nói về nhược điểm bản thân hoặc khi phải tự nói nhược điểm bản thân

Trong phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi tham gia phỏng vấn ở các công ty, đây có lẽ là vấn đề khá gây “đau đầu” nhất vì nó rất dễ gây mất điểm trước nhà tuyển dụng. Lời khuyên ở đây là bạn có thể đưa ra 1 – 2 nhược điểm không hoặc rất ít gây ảnh hưởng tới công việc (ví dụ như việc bạn chưa nắm rõ được về 1 vấn đề/lĩnh vực nào đó). Ngoài ra cần lưu ý tránh việc nói những thứ có thể khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là người kém cỏi, thiếu khả năng hoặc thiếu sự cẩn thận.

Trên đây là tổng hợp các bước và lời khuyên cho cách tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật. Chúc các bạn vui vẻ và thành công trong việc giao tiếp tiếng Nhật!

Không khen ngợi nhân viên - nguyên tắc kỳ lạ ở Nhật Bản

“Hãy im đi!” người đàn ông ở đầu bàn la lớn. Mọi người liếc sang Keiko Sakurai, người ngay sau đó nhận ra mình đã phạm sai lầm.

Đây là sự cố xảy ra nhiều năm trước, khi Sakurai còn làm kế toán ít kinh nghiệm cho một công ty lớn tại Nhật. Người đàn ông nói trên là khách hàng của bà, một lãnh đạo tuổi tầm 40 tuổi công tác tại một công ty năng lượng.Theo phong tục của người Nhật, bà hiểu rằng ông ta có quyền lớn tiếng với mình vì văn hoá Nhật yêu cầu sự kính trọng tuyệt đối với người lớn tuổi hơn.



Người khách hàng này đã chỉ trích các phương thức kế toán của Sakurai về những khoản nhậu nhẹt sau giờ làm việc. Sakurai giải thích rằng phương thức này không có gì sai, nhưng ông khách tiếp tục than phiền. Sakurai sau đó chỉ ra rằng cách của bà hoàn toàn nằm trong khuôn khổ hợp đồng.

“Đó là khi ông ta bắt đầu mắng mỏ tôi,” Sakurai nhớ lại. “Tôi đã phá vỡ quy tắc và cãi lại người lớn tuổi hơn. Ngay cả khi cho rằng mình đúng, tôi vẫn không được phép cãi lại.”

Dù các phương thức của Sakurai có đúng hay người khách hàng này có đồng ý với phần lớn kết quả công việc của bà đi chăng nữa đều không quan trọng.

Trong văn hoá công sở tại Nhật, những lời nhận xét tích cực gần như không tồn tại.

Môi trường kinh doanh tại Nhật có những quy tắc rất khác so với các quốc gia phương Tây hay thậm chí những nước châu Á khác. Đối với các quản lý người nước ngoài công tác tại Nhật lần đầu tiên, việc đưa ra các nhận xét thẳng thắng có thể gây khó chịu. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên nhận xét về nhân viên theo cách lâu nay.

Phát minh ra từ ‘nhận xét’

Ngôn ngữ Nhật không có từ tương đương với ‘nhận xét’, bởi vì không ai làm điều đó, Sharon Schweitzer, CEO của Protocol và Etiquette Worldwide, nói. Vì vậy họ đã phải phát minh ra từ ‘fidobakku’, tức là mượn âm của từ ‘nhận xét’ trong tiếng Anh, ‘feedback’.

“Nếu bạn không nghe gì từ quản lý người Nhật của mình, bạn đang làm tốt,” Schweitzer nói. “Nếu quản lý của bạn yêu cầu cập nhật tiến độ dự án, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang không làm tốt.”

Các quản lý tại Nhật ít khi yêu cầu cập nhật tiến độ dự án bởi vì nhân viên phải liên tục cập nhật tình hình với họ. Quy trình này được gọi là hou-ren-sou, trong đó các cấp dưới phải gửi email cho cấp trên suốt cả ngày, về việc đi ăn trưa, về khối lượng công việc đã hoàn thành, về việc nghỉ giải lao giữa giờ, về tất cả mọi thứ.

Đối với các quản lý người nước ngoài, việc khen ngợi nhân viên có thể mang lại tác động xấu, Schweitzer cảnh báo. “Việc tán dương nhân viên sẽ làm bạn bị mất mặt và họ cũng mất mặt. Chỉ cần nói cảm ơn hoặc đừng nói gì cả.”

Tầm nhìn xa

Với cách nghĩ của một quản lý nước ngoài, có lẽ bạn sẽ cho rằng thời điểm để nhận xét nhau là vào đợt đánh giá hàng năm. Tuy nhiên cũng không có cái gọi là những cuộc nói chuyện mặt đối mặt với sếp để nghe nhận xét về hiệu quả công việc, Taro Fukuyama, một người Nhật và là CEO của AnyPerk, công ty khởi nghiệp với mục tiêu nâng cao sự hài lòng tại nơi làm việc, cho biết.

Việc gọi một nhân viên vào văn phòng của bạn để nghe đánh giá chất lượng công việc sẽ gây sợ hãi tột độ. Thay vào đó, cách tốt nhất để đánh giá nhân viên là mời họ đi nhậu, Fukuyama cho biết.

Trên thực tế, người Nhật có một thói quen gọi là nomikai – các đồng nghiệp cũng như sếp của họ đi nhậu đến khuya rất thường xuyên và những nhận xét hoặc đánh giá quanh ly rượu sake thường là về những vấn đề thiếu sót.

Nguyên nhân là do nhân viên ở Nhật ít khi nhảy việc, Fukuyama nói. Và bởi vì họ chỉ ở lại với một nơi, mục tiêu của họ là thăng tiến. Cơ hội thăng tiến tốt nhất là phục tùng mệnh lệnh và tránh sai sót.

“Cách tốt nhất để tránh sai sót là tránh rủi ro, và vì vậy hầu hết các nhân viên sẽ chỉ làm theo lệnh sếp,” Fukuyama nói. “Bạn có thể sẽ nghĩ rằng liệu như vậy có thực sự là một cách tốt hay không, tuy nhiên sự hiện diện của một quy tắc thống nhất sẽ giúp mọi người phải điều chỉnh để phù hợp với văn hoá chung.”

Không khen thưởng cá nhân

Các quản lý người nước ngoài sẽ không thể hoà nhập nếu không tự điều chỉnh. Jim Whittle đã trải nghiệm điều này.

Khi Whittle còn là quản lý trưởng tại Nhật của McVities Digestive Biscuits, có một nhân viên đã đề xuất với ông một ý tưởng hay. Người này đề nghị phân phát sản phẩm mẫu tại các trạm tàu điện ngầm đến hàng nghìn khách hàng tiềm năng.

Điều này đã giúp doanh số công ty tăng vọt và Whittle quyết định tán dương người nhân viên nói trên vì ý tưởng của bà.

Trước mặt cả nhóm của bà, Whittle đã khen thưởng người nhân viên này vì ý tưởng thành công, độc đáo. Thế nhưng điều này đã mang lại hậu quả ngoài ý muốn.

Ngay cả khi người nhân viên này xứng đáng nhận được những phản hồi tích cực, việc khen thưởng cá nhân khiến bà này bị mất sự tin tưởng và tôn trọng của các đồng nghiệp. Thay vì nêu cao tấm gương của bà, Whittle đã làm giảm niềm tin của những người xung quanh vào người nhân viên này.

“Có những quy tắc tại Nhật mà bạn cần phải học để có thể công tác một cách hiệu quả, nếu không, bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng từ các cộng sự,” Whittle nói.

Giờ đây Whittle đang làm việc tại văn phòng ở Tokyo của RSR Partners, một hãng tìm kiếm và tuyển dụng giảm đốc điều hành. Ông thường làm việc với những quản lý người nước ngoài và giúp họ sẵn sàng cho môi trường làm việc tại Nhật.

“Khác với những nơi khác, bạn không thể vừa xuất hiện đã trông đợi sẽ được đón nhận nhờ vào những thành công trong quá khứ,” Whittle nói. “Mấu chốt của vấn đề là xây dựng niềm tin và xây dựng những mối quan hệ.”

‘Tàm tạm’

Sakurai hiện đang làm cố vấn cấp cao cho Aperian Global và phải thường xuyên đi lại giữa San Francisco và Tokyo. Bà giúp các giám đốc điều hành sẵn sàng cho cuộc sống tại Nhật. Bà cũng dạy các quản lý người Nhật những phong tục tập quán ở những môi trường kinh doanh nước ngoài.

Trong các khoá huấn luyện tại Nhật, Sakurai thường yêu cầu các quản lý hoàn thành một bài tập ở nhà: Viết ra 10 nhận xét tích cực về một cấp dưới.

“Người ta thường cảm thấy điều đó rất khó khăn,” Sakurai nói. “Họ thường chỉ viết ra được 5 hoặc 6. Và hầu hết trong số họ đều đưa ra những nhận xét như ‘không tồi’ hoặc ‘tàm tạm’.

Thế nhưng các nhân viên trẻ tuổi hơn tại Nhật sẽ rất cảm kích trước những lời động viên từ sếp khi họ hoàn thành tốt công việc, Sakurai nói. Mọi thứ tại Nhật đang thay đổi một cách rất chậm rãi và một số công ty đang bắt đầu áp dụng phong cách quản lý tập thể, thông qua giao tiếp thường xuyên. Các quản lý người nước ngoài ở những công ty này lần đầu tiên có thể thử nghiệm ‘fidobakku‘ những thành quả tích cực.

“Nếu bạn cứ đi quanh và khen nhân viên ‘làm rất tốt’, họ sẽ tự hỏi là chuyện gì đang xảy ra, vì sao họ lại được khen chỉ vì hoàn thành nhiệm vụ của mình?” Sakurai nói.

Thay vào đó, hãy quan sát những tín hiệu từ nhân viên xem liệu lời khen của bạn có đang được chấp nhận một cách tích cực hay không, Sakurai nói.

Và như vậy, có lẽ cũng giống như ở bất cứ nơi nào, một lời động viên sẽ giúp nhân viên bạn có được sự khích lệ tinh thần mà họ đang cần.

(Nguồn: Isenpai)

Những điều cần biết khi săn học bổng du học Nhật Bản

Bài viết dựa trên những kinh nghiệm từ các du học sinh Việt Nam, những bạn đã thành công trong việc săn được một học bổng có giá trị ở Nhật Bản.



Và bây giờ đến lượt các bạn, hãy chuẩn bị một cây bút và một mảnh giấy để vạch ra những bước cần thiết  cho việc thực hiện ước mơ du học tại xứ sở hoa anh đào nào!

1. Đặt ra mục tiêu:

Hãy tự chất vấn bản thân rằng bạn có "thành thật" với chính mình? Bạn đã "suy nghĩ" thật kỹ càng? Bởi vì con đường bạn chọn sẽ là một con đường thật dài và chỉ có mình bạn.

Mục tiêu thực sự của bạn là gì? Bạn cần một học bổng để thực hiện ước mơ của mình hay đơn giản là cố gắng để có một chuyến “du lịch” ở nước ngoài hoặc chỉ để "khoe mẽ" với bạn bè và người thân.

Dù là gì đi nữa câu trả lời của bạn phải là: Tôi cần một suất học bổng để nâng cao kiến thức đồng giảm tối thiểu chi phí từ gia đình dành cho tôi.

Vì vậy, những gì bạn thực sự cần là:

Xác định loại học bổng khả thi cho bạn

- Học bổng chính phủ: là học bổng dựa trên sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước, có nhiều suất học bổng loại này. Nổi bật nhất là chương trình học bổng trong đề án 322, học bổng của chính phủ Nhật Bản, bạn có thể tham khảo học bổng trên trang web của Cục Đào Tạo Quốc Tế của Sở Giáo Dục & Đào Tạo (http:// vied.vn)

- Học bổng của các trường: Dạng học bổng này được thông báo trực tiếp trên trang web của trường bạn yêu thích hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại trang web sau: fastweb.com, smexpress.com, scholarship.com, finaid.org. Để đánh giá mức độ tin cậy và giá trị của học bổng được quảng cáo, bạn nên tìm đến các trang web cung cấp thông tin uy tín bậc nhất của các trường đại học tại Nhật Bản

- Học bổng của các tổ chức: Đừng bỏ qua các trang web của các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, các công ty như Microsoft, Ford, Coca Cola và Toyota với nhiều học bổng hấp dẫn. Hay chỉ là các học bổng ngắn hạn hoặc chương trình nghiên cứu sau đại học (Chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ) nhiều năm với khoản chi phí hỗ trợ cho phép bạn thực hiện các nghiên cứu khoa học.

Mặt khác các bạn hãy xem qua các diễn đàn của sinh viên để có thể trao đổi, thảo luận và nhận được lời khuyên từ những "người đi trước" có kinh nghiệm săn học bổng. Hiện nay, số lượng diễn đàn sinh viên Việt Nam ở nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Đây thực sự là nguồn thông tin hữu ích về văn hóa, lối sống, môi trường làm việc và học tập, và các học bổng có giá trị.

Điển hình là các trang: www.vietabroader.org của du học sinh Việt Nam trên khắp thế giới, cộng đồng sinh viên trong chương trình 322 của chính phủ ..

Hãy cẩn thận trước những học bổng không có nhiều thông tin hoặc không có độ tin cậy cao. Nếu bạn được yêu cầu để chuyển một khoản tiền để tiếp tục việc săn học bổng, thì hãy tránh xa các học bổng này.

2. Kết quả học tập xuất sắc (Sự xuất sắc về mặt học thuật trong chương trình cử nhân)

Điểm trung bình 7.0 là con điểm tối thiểu bạn phải có, để đạt được cơ hội để xin học bổng. Nói một cách khác, điểm số các bạn càng cao thì cơ hội du học sẽ càng mở rộng cửa để chào đón các bạn.

3. Kinh nghiệm

Bạn cần phải có một bản báo cáo về quá trình làm việc hoặc các chủ đề bạn đã nghiên cứu nhằm thể hiện được kinh nghiệm trong quá trình học tập, điều này sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên tiềm năng. Đây cũng là điều cần thiết cho các học bổng trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

4. Các hoạt động ngoại khóa

Nếu bạn là người tham gia tích cực các chương trình ngoại khóa do lớp, trường hay các tổ chức khác tổ chức thì cơ hội để có một suất học bổng sẽ rất lớn với bạn.

5. Chuẩn bị:

Viết bài luận: Đây là bước rất quan trọng trong việc có được một học bổng, bạn cần phải thể hiện sự ấn tượng và khả năng xuất sắc nhất của mình. Đặc biệt là thể hiện niềm đam mê và hoài bão của mình “to lớn” đến mức độ nào. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng nếu bạn nhận được học bổng, bạn sẽ sử dụng kiến thức để giúp đỡ cộng đồng, chứ không chỉ để làm giàu cho mình.

Thư giới thiệu: Bạn cần có thư giới thiệu của một giảng viên hay một giáo sư để đánh giá đúng năng lực của bạn. Đây cũng là một bước rất quan trọng trong quá trình săn học bổng.

Ngoại ngữ: Một số nước không yêu cầu ứng viên phải thông thạo một ngôn ngữ nước ngoài, nhưng hầu hết nếu bạn muốn giành được một học bổng, bạn cần phải biết một ngoại ngữ. Điều đó không chỉ mang đến sự dễ dàng cho bản thân mà còn là một thế mạnh cho việc học của bạn để cạnh tranh với các ứng viên khác. TOEFL hay IELTS là các chứng chỉ cần thiết nếu bạn muốn du học tại các nước nói tiếng Anh.

Mọi thông tin chi tiết về du học Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Top 6 ngân hàng tốt nhất để mở tài khoản tại Nhật

Đặt chân tới một đất nước xa lạ như Nhật Bản, nhiều bạn trẻ vô cùng bỡ ngỡ trong những tháng ngày đầu tiên xa nhà, các bạn ấy băn khoăn không biết nên làm gì để thích nghi nhanh chóng với nhịp sống hối hả tại nơi đây.

Việc đầu tiên là hãy mở ngay cho mình một tài khoản ngân hàng ngay sau khi nhận được thẻ nước ngoài tại Nhật nhé.



Hầu hết các giao dịch ở đây từ việc nhận tiền lương làm thêm, thanh toán hóa đơn điện, nước, bảo hiểm, điện thoại ... đều phải thực hiện thông qua ngân hàng.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là nên chọn ngân hàng nào để mở tài khoản tại Nhật?

Ngân hàng Yucho Ginko (Japan Post Bank)

Hay còn gọi là ngân hàng Bưu điện. Ưu điểm của ngân hàng này đó là không yêu cầu bạn phải có : ikan (con dấu) hay thời gian bạn ở Nhật bao lâu, số dư tài khoản tối thiểu, đó là những điểm thuận lợi dành cho các bạn du học sinh lần đầu tới Nhật.

Bên cạnh đó, với ngân hàng Yucho Ginko, bạn sẽ không phải mất phí duy trì tài khoản, phí rút tiền tại ATM, chuyển tiền. Và đặc biệt là cứ chỗ nào có bưu điện là có ngân hàng Bưu điện (Japan Post Bank)

Ngân hàng Shinsei Bank

Tương tự như ngân hàng Bưu điện, bạn có thể mở tài khoản tại ngân hàng này ngay khi có thẻ cư trú, sử dụng dịch vụ tại ngân hàng này bạn cũng không mất phí duy trì tài khoản cũng như phí rút tiền tại ATM.

Ngoài ra họ còn có cả ngân hàng trực tuyến bằng tiếng Anh, khá tiện lợi cho những bạn chưa rành tiếng Nhật và những bạn yêu thích mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên. ngân hàng này lại không có nhiều quầy giao dịch và không thể chuyển tiền bằng ATM.

Ngân hàng Suruga

Về quy định cũng như các chính sách của ngân hàng Suruga cũng tương tự như ngân hàng Yucho Ginko và Shinsei Bank. Tuy nhiên đây là ngân hàng nhỏ nên có khá ít văn phòng giao dịch.

Có một điểm khá hay là ngân hàng này phát hành thẻ Visa debit cho bạn giúp bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch, thanh toán online.

Ngân hàng Mizuho, MUFG, Sumitomo Mitsui

Đây là các ngân hàng lớn và lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn mới chân ướt, chân ráo sang Nhật thì sẽ không thể mở tài khoản tại ngân hàng này bởi bạn cần sống ở Nhật ít nhất 6 tháng và phải cs ikan (con dấu) mới có thể mở tài khoản ở đây.

Ngoài ra do lượng khách hàng của họ là rất lớn, hầu như mỗi người dân Nhật đều sở hữu tài khoản ngân hàng này. Do đó họ cũng hạn chế nhiều điều kiện khi mở tài khoản cho người nước ngoài, các bạn sẽ phải trả phí duy trì tài khoản, cũng như phí giao dịch khá cao.

Do đó, việc lựa chọn ngân hàng nào hoàn toàn là phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của bạn. Nếu bạn thấy ngân hàng nào phù hợp với mình thì mở tài khoản tại đó nhé. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình quyết định cuối cùng nhé!

(Nguồn: Sưu tầm)

Phức tạp như chuyện dùng điện thoại ở Nhật

Nếu như ở Việt Nam việc bạn sở hữu và sử dụng một chiếc điện thoại vô cùng dễ dàng thì chuyện đó lại hoàn toàn trái ngược khi bạn sống ở Nhật Bản.

Bạn có biết mạng viễn thông ở Nhật được thiết kế để điện thoại ở nước ngoài không thể sử dụng được ở Nhật?  Vì vậy, dù muốn hay không việc mà bạn cần làm đầu tiên khi sang Nhật Bản là mua một chiếc điện thoại mới. Sau đó để sử dụng được nó cũng không hề dễ dàng.

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn những điều cần thiết khi dùng điện thoại ở Nhật.

1/ Dùng điện thoại ở Nhật phải đăng ký thuê bao



Để tiện liên lạc với bạn bè người thân, điện thoại của bạn không thể thiếu đi chiếc sim. Việc đăng kí sim ở Nhật cũng cần rất nhiều thủ tục. Khi sống ở đất nước này, bạn sẽ phải dùng thuê bao trả sau và nó sẽ gắn liền với bạn do đó để đăng kí được thuê bao bạn cần chứng minh một số giấy tờ tùy thân như:

-       Hộ chiếu

-       Thẻ ngoại kiều hay là thẻ lưu trú, thẻ này bạn đã được cấp ở sân bay khi nhập cảnh

-       Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng ( dùng để trừ cước hàng tháng).

Bạn không nhất thiết là phải trả tiền cước di động của mình hàng tháng qua thẻ ngân hàng. Nếu muốn bạn sẽ được gửi hóa đơn về tận nhà để thanh toán và bạn phải mang nó đến các đại lý mà mình đăg kí hoặc các cửa hàng tiện ích (conbini). Tuy nhiên việc trả tiền qua thẻ ngân hàng sẽ tiết kiệm và dễ dàng hơn nhiều.

2/Lưu ý khi chọn nhà mạng

Ở Nhật Bản có 3 nhà mạng lớn là Docomo,Au và Softbank. Để chọn được nhà mạng tốt thì bạn nên căn cứ vào các tiêu chí như:

– Giá cước

– Chất lượng đường truyền

– Các chương trình khuyến mãi

– Nhãn hiệu điện thoại được phân phối

3/Lưu ý khi chọn gói cước cho điện thoại



Sau khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý thì bạn cần tiếp tục chọn được gói cước phù hợp của nhà mạng đó. Hầu như các gói cước của nhà mạng không quá chênh lệch về giá và chất lượng dịch vụ đi kèm.

Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:

– Tiền cước cố định hàng tháng

– Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh

– Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng)

– Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chọn trả từng tháng)

– Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)

Có rất nhiều loại chi phí phải không? Nhưng đi kèm với nó cũng có rất nhiều gói khuyến mãi. Ví dụ với hai nhà mạng là Au và Softbank sẽ cho phép bạn gọi miễn phí trong khung giờ từ 1:00 đến 21:00.

Khi bạn muốn chuyển nhà mạng hay cắt hợp đồng đều phải tuân theo những quy chế riêng. Khi làm hợp đồng với nhà mạng thì bạn sẽ dùng gói cước của họ trong hai năm. Đến tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không báo với nhà mạng để yêu cầu cắt hợp đồng thì nhà mạng sẽ tự động gia hạn thêm 2 năm nữa.

Còn khi chưa hết thời gian hợp đồng mà bạn muốn chuyển mạng hay cắt hợp đồng thì bạn sẽ phải trả số tiền 9500 yên, chưa tính tiền thuế cho nhà mạng.

Một điều cần lưu ý đó là khi bạn sử dụng gói cước của nhà mạng chưa đến 6 tháng tính từ ngày kí hợp đồng mà bạn lại muốn cắt hay chuyển sang nhà mạng khác bạn sẽ phải bồi thường số tiền là 21000 – 26000 yên. Chưa kể là có thể bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, điều đó tùy thuộc vào nhà mạng mà bạn sử dụng.

Khi bạn sử dụng gói cước khuyến mãi dành cho sinh viên, học sinh, nó chỉ kéo dài trong 2 -3 năm, sau khi gói cước này hết mà bạn vẫn chưa tốt nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể chuyển sang một nhà mạng khác, vẫn giữ nguyên số điện thoại, bạn sẽ được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mãi cho gói cước sinh viên ở nhà mạng mới. Ngoài ra bạn còn được tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển nhà mạng.

Khi bạn phải về nước một thời gian dài, không xác định có quay lại Nhật hay không thì bạn nên cắt hợp đồng với nhà mạng để tránh rơi vào hoàn cảnh không dùng gói cước của nhà mạng đó nữa nhưng vẫn phải trả một khoản tiền khổng lồ.

Hi vọng với những thông tin hữu ích này việc dùng điện thoại ở Nhật Bản sẽ không còn quá phức tạp đối với bạn nữa.

Top