ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Quy trình tuyển chọ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản

Trong các chương trình cung ứng nhân lực ngoài nước thì Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là chương trình đòi hỏi tương đối khắt khe về nhiều mặt như: tuyển chọn đầu vào, thi tuyển, phái cử,… Về bản chất, đây là con đường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản tham gia dễ dàng nhất. Bởi các chương trình khác yêu cầu rất cao như: kỹ thuật viên, phiên dịch, thương mại và chuyển giao công nghệ.


1. Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh

Phổ biến: Công ty tại Việt Nam tuyển chọn lao động chung theo tiêu chí các xí nghiệp Nhật Bản thường tuyển theo các yếu tố như: ngoại hình, thể lực, sức khỏe, bằng cấp, độ tuổi, ý thức – kỷ luật,…

Tuyển dụng gấp: Sau khi có đơn đơn tuyển thực tập sinh kỹ năng từ phía các công ty tiếp nhận Nhật Bản, Công ty tiến hành gửi thông báo tuyển quảng cáo trên phương tiện truyền thông báo trí trong khu vực người lao động có thể nộp hồ sơ. Ngoài các văn phòng đại diện, một số tổ chức được đặc biệt quan tâm và có thể đứng ra thay mặt công tuyển chọn thực tập sinh như: các trung tâm giới thiệu việc làm tại các địa, các trường nghề, phòng lao động, hội phụ nữ tại địa phương,...

Công ty sẽ bố trí chỗ ăn ở, phương tiện đi lại giúp người lao động hoàn tất các thủ tục nhanh gọn nhất. Quá trình thi kiểm tra tay nghề và tuyển dụng được đảm bảo công khai minh bạch, với sự giúp đỡ của các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, trình độ tay nghề và kỹ thuật cao ở mọi ngành nghề, do các chuyên gia giám sát chuyên ngành hướng dẫn.

2. Kiểm tra sức khoẻ

Ở một số công ty, để tránh mất thời gian và kinh tế, công ty yêu cầu người lao động khám sức khỏe ngay từ đầu tại các cơ sở y tế có thẩm quyền theo tiêu chuẩn của đại sứ quán Nhật Bản, quy định của JITCO
Hoặc: sau khi kiểm tra tay nghề Công ty sẽ tiến hành đưa lao động trúng tuyển đi kiểm tra sức khoẻ

3. Đào tạo định hướng làm việc Nhật Bản cho thực tập sinh

Người lao động sẽ được đào tạo và học các khoá học định hướng trong vòng 3 tháng nhằm phù hợp với yêu cầu về trình độ tay nghề về ngành nghề của nhà tuyển dụng trước khi thi tuyển.
Do văn hóa và môi trường công việc tại Nhật Bản có rất nhiều khác biệt với Việt Nam, nên đây là công việc bắt buộc khi công ty muốn phái cử những thực tập sinh tốt nhất.

4. Thi tuyển/phỏng vấn trực tiếp

Hầu hết các xí nghiệp Nhật Bản đều trực tiếp bay sang Việt Nam để tuyển chọn từng lao động, ngay cả việc chỉ tuyển chọn từ 1-2 thực tập sinh. Đối với một số công ty không thu xếp được thời gian sang Việt Nam tuyển chọn thông thường vẫn giao phó lại cho nghiệp đoàn – cơ quan trực tiếp quản lý thực tập sinh kỹ năng trong thời gian làm việc 3 năm tại Nhật Bản.

Các ứng viên sẽ được đại diện chủ sử dụng lao động kiểm tra trình độ tay nghề, phỏng vấn, thi thể lực, các bài test IQ, thi kỹ năng,… Việc tuyển chọn khắt khe cũng là yếu tố khiến xí nghiệp Nhật gần như đặt toàn bộ niềm tin vào người lao động trong thời gian hợp đồng. Rủi ro như: dừng tiếp nhận, công việc không phù hợp, quan hệ chủ - tớ xấu, từ phía người lao động khi có hợp đồng làm việc tại Nhật Bản là rất thấp.



Mô hình tổng thể của chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản

5. Đào tạo nâng cao cho Thực tập sinh Nhật Bản

Những lao động trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao cả về kiến thức công việc, tiếng Nhật và tay nghề để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Thời gian đào tạo dựa theo yêu cầu của xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản, thông thường từ 3-5 tháng

6. Xin visa/thị thực Nhật Bản

Đơn xin cấp thị thực sẽ được chủ sử dụng lao động nộp cho đại diện sứ quán của nước sử dụng lao động theo dạng block visa hoặc giấy phép lao động.
Công ty trực tiếp làm toàn bộ việc này trong thời gian thực tập sinh được đào tạo nâng cao

7. Đặt vé và xuất cảnh

Chủ sử dụng lao động tại Nhật Bản sẽ chuyển PTA hoặc các giấy tờ cần thiết, chi phí đi lại cho bên tuyển dụng sắp xếp xuất cảnh theo kế hoạch. Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục xuất cảnh cho thực tập sinh.

8. Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản

Người lao động được nghiệp đoàn hướng dẫn thích nghi với môi trường, sinh hoạt, đi lại, tàu xe, ngân hàng. Khoảng thời gian này kéo dài từ 1-2 tuần và thường tại khu nhà ở của nghiệp đoàn
Phía xí nghiệp Nhật Bản sẽ đào tạo, hướng dẫn thực tập sinh trong công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động,… khoảng thời gian này kéo dài từ 2-6 tuần.

(Nguồn: Tổng hợp)

Những điểm hấp dẫn của du học Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến như là trung tâm kinh tế và giáo dục của Châu Á. Hiện nay số lượng du học sinh trên toàn thế giới đang học tập tại Nhật Bản là 132,720 người đến từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, vậy yếu tố nào khiến cho du học sinh quốc tế đến với Nhật Bản để học tập và nghiên cứu như một địa chỉ uy tín và duy nhất tại Châu Á?

Chất lượng giáo dục cao, môi trường nghiên cứu xuất sắc.


Trong số các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới thì Nhật Bản được biết đến như một sự hình thành nền kinh tế từ đống đổ nát sau chiến tranh. Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản phụ thuộc vào 5 yếu tố chính: Tinh thần dân tộc, khả năng sang tạo, nền văn hóa đặc trưng, nhân cách Nhật Bản và hệ thống giáo dục hoàn hảo. Chất lượng giáo dục của các trường đào tạo tại Nhật bản luôn được đặt lên hàng đầu và cách giáo dục lấy học sinh làm trung tâm nghiên cứu đã đào tạo ra hàng ngàn nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới trong đó có rất nhiều người đoạt giải Nobel về Văn Học, Y học, Vật Lý, Hóa Học..v.v.. và nhiều công trình nghiên cứu về vũ trụ khác. Tính cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học ở một môi trường hoàn hảo gần như phát huy triệt để khả năng sáng tạo của sinh viên khiến cho việc hình thành một nền tảng cán bộ khoa học trở lên vững chắc. Bên cạnh đó là môi trường làm việc lý tưởng tại những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới trong các lĩnh vực khác nhau như Toyota (ôtô), Sony, Panasonic (điện tử)…v.v… đã thúc đẩy nền giáo dục của Nhật Bản trở thành nơi đầu tiên và duy nhất du học sinh quốc tế muốn theo học.

Giàu bản sắc văn hóa

Nhật Bản hiện đại ngày nay là sự giao hòa của Văn hóa và Xã hội giữa cái Cũ và cái Mới, Đông và Tây, cái tự nhiên và nhân tạo. Những yếu tố này ban đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng chúng vẫn tồn tại và đan xen trong sự hòa hợp của Nhật Bản. Ví dụ như bạn có thể thấy một ngôi chùa cũ kĩ nằm sát bên với một tòa nhà chọc trời hiện đại. Với truyền thống lâu đời của Nhật Bản từ thời kỳ Azuchi-Momoyama (cuối 16 đến đầu thế kỷ 17) đến thời kỳ Edo, kéo dài gần 300 năm Nhật Bản đã linh hoạt đồng hóa văn hóa của văn minh phương Tây với văn hóa của họ. Tuy nhiên, ngay cả với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản và sự phát triển của công nghệ tiên tiến sau Thế chiến II, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì văn hóa ban đầu. Đó là để nói, cũ và mới có cùng chung sống cho đến ngày hôm nay. Đây là những gì mang lại sự đa dạng của Nhật Bản và niềm đam mê vẫn còn thu hút nhiều người nước ngoài.


Nếu như bạn đã đến Nhật Bản, bạn có thể nói rằng bạn là một fan hâm mộ lớn của khu nghỉ dưỡng suối nước nóng "Onsen". Người khác có thể biết về J-Pop, phim Nhật, hay thậm chí là nghệ thuật làm móng tay. Ngay cả những người chưa bao giờ tới Nhật Bản cũng có thể biết đến vẻ đẹp và món ăn của ẩm thực Nhật Bản như: Trà đạo, cắm hoa Ikebana , hoặc truyền thống thể thao như Judo, Kendo và Naginata. Có rất nhiều, nhiều điều khác mà làm cho Nhật Bản hấp dẫn chúng ta.

Môi trường làm việc mơ ước


Nhật Bản ngày nay buộc phải thay đổi chính sách việc làm với sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp tại Nhật do xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập. Các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật đã mở rộng các chi nhánh ra bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản và sự đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển đã tạo ra một nhu cầu nhân lực lớn để phục vụ quá trình phát triển này. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích thành phần lao động quốc tế bằng cách chuyển đổi Visa lao động cho du học sinh sau khi tốt nghiệp miễn là du học sinh được công ty tuyển dụng phía Nhật Bản chấp nhận. Như một hệ quả tất yếu tổng hợp dung hòa các yếu tố đã khiến cho Nhật Bản ngày càng thu hút được nhiều du học sinh quan tâm và theo học. Theo thống kê của ABC  hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 2 về số lượng du học sinh Việt Nam đang theo học (sau Úc). Tuy nhiên dự báo trong những năm tới sẽ là năm bùng nổ du học Nhật Bản do số lượng du học sinh đi Úc ngày càng giảm dần do chính sách cấp Visa của Úc đã thắt chặt lại và chính sách tiếp nhận du học sinh Việt Nam của chính phủ Nhật đã cởi mở hơn rất nhiều so với các năm trước.

Nguồn: Tổng hợp

Những điểm khác biệt của văn hoá Nhật Bản

Khi chúng ta đi đến những vùng đất khác, một đất nước khác, chúng ta sẽ luôn có những điều ngạc nhiên, hay đôi khi chúng ta không thể tin được văn hóa đó là sự thật, có những điều không có ở Việt Nam thì khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật bản, bạn sẽ thấy những điều đó lại là những điều rất bình thường và đương nhiên.


 1: Giữ chỗ trong quán ăn không phải là ngồi giữ chỗ và dùng các đồ vật như điện thoại, ví tiền, thẻ tích điểm.

Khi vào các quán ăn ở Nhật Bản, các bạn không thấy ai ngồi ở đó, các bạn sẽ nghĩ là không có người ngồi, nhưng khi vào các bạn sẽ thấy có điện thoại, thẻ tích điểm hay ví ở đó, không phải là họ quên thẻ ở đó mà là họ đặt chỗ ngồi cho họ, bên Nhật Bản không có trường hợp bị mất đồ nên họ sẽ để đó và yên tâm sẽ không bị mất chỗ của mình.

Cũng có những vị khách khi đang ăn hay đang uống café họ phải đi đâu đó và sẽ quay lại ngay thì họ sẽ để đồ dùng của mình để trên bàn để đặt chỗ, người khác sẽ không ngồi vào được, khi quay lại họ sẽ ngồi và cũng để nói cho chủ quán biết là tôi sẽ quay trở lại để trả tiền.

2: Khách hàng là thượng đế – trả lời khách hàng là nhiệm vụ.

Khi khách hàng muốn gì thì các chủ quán ở Nhật luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu đó của họ, ngay cả trong những siêu thị nhỏ khi khách hàng muốn mua món đồ nào đó mà không thấy có thể hỏi ngay nhân viên bán hàng, nhân viên bán hàng sẽ tìm ngay món đồ đó cho bạn dù người đó đang bận xếp hàng hóa hay đang dở tay dọn dẹp hay chuyển hàng, họ sẽ ngay lập tức dừng công việc của mình lại giúp khách tìm món đồ, sau đó mới quay lại làm việc của mình.

Khi bạn đi ga tàu, trong ga tàu, các nhân viên ga tàu sẽ trả lời bạn một cách nhiệt tình các câu hỏi của bạn khi đi tàu, và khi có người tàn tật đi trên ga tàu ngay lập tức các nhân viên sẽ giúp người đó lên tàu và xuống tàu.

Khi vào các cửa hàng mua đồ khi làm rơi một món đồ nào đó, nhân viên sẽ chạy đến dọn dẹp ngay và xin lỗi bạn, chắc các bạn ở Nhật lâu rồi cũng đã có một lần gặp trường hợp này. Nhưng các bạn đừng có kiểm nghiệm chuyện này nhé! Bởi nếu đó là món hàng có giá trị thì sau khi nhân viên xin lỗi và dọn dẹp sẽ xuất hóa đơn để bạn thanh toán đó.

Sưu tầm

Những câu chào hỏi giao tiếp hàng ngày trong tiếng Nhật

あいさつの言葉(ことば): Lời chào hỏi 


1. 朝(あさ)、昼(ひる),夜(よる)のあいさつ:lời chào hỏi (sáng, trưa, chiều) 

おはよう:chào ông (bà) – buổi sáng
おはようございます:chào ông (bà) – buổi sáng (cách lịch sự)
こんにちは:chào ông (bà) – buổi trưa

こんばんは:chào ông (bà) – buổi tối
おやすみ:chúc ngủ ngon (chào trước khi đi ngủ)
おやすみなさい:chúc ngủ ngon (cách lịch sự)

2. 食事のときかわすあいさつ:Lời mời khi dùng bữa

いただきます:lời mời trước khi đi ăn, xin nhận
どうぞおあがり:hãy dùng, hãy ăn đi
おあがりなさい:hãy dùng, hãy ăn đi
どうぞおあがりください:xin mời dùng đi
どうぞめしあがれ:xin mời dùng đi

よろしゅう、おあがり:xin mời dùng (tiếng địa phương vùng Kansai)
ごちそうさま:cám ơn đã được ăn ngon
ごちそうさまでした:cám ơn đã được ăn ngon (quá khứ, cách lịch sự)
おそまつさま: (tôi) đã mời ông (bà…) dùng bữa ăn thanh đạm (câu nói khiêm tốn dùng khi mời ai ăn và được cám ơn)
おそまつさまでした:(xin lỗi) đã mời (anh…) dùng bữa ăn thanh đạm.

3. 出かけるとき,帰宅したときのあいさつ:Lời chào khi rời nhà, khi trở về

いってまさま:xin phép tôi đi
いって参ります:xin phép tôi đi (nói theo cách lịch sự)
いってらっしゃい:vâng (chúc) anh (chị …) đi
いってらっしゃい。気をつけてね。vâng (chúc) anh (chị …) đi cẩn thận nhé
(お)きをつけて、いってらっしゃい(ませ): cẩn thận nhé, chúc anh (chị …) đi
ただいま: lời chào khi đi đâu về
ただいま、帰りました。Dạ, thưa tôi đã về
おかえり:vâng, chào anh (chị…) đã về
おかえりなさい:vâng, chào anh (chị…) đã về (cách lịch sự)
おつかれさまでした:chắc anh (chị…) mệt lắm (lời cảm ơn khi ai đã bỏ công sức ra làm việc gì cho mình hay cho mọi người)

4. お祝いのあいさつ:Lời chúc

おめでとう:mừng cho anh (chị…)
おめでとうございます:xin chúc mừng anh (chị…)
新年おめでとうございます:xin chúc mừng năm mới
明けましておめでとうございます:xin chúc mừng năm mới
ご結婚おめでとうございます:chúc mừng hôn lễ của anh (chị…)
ご出産おめでとうございます:xin mừng anh (chị…) sinh cháu
ご入学おめでとうございます:chúc mừng anh (chị…) nhập học
ご卒業おめでとうございます: chúc mừng anh (chị…) đã tốt nghiệp
ご就職おめでとうございます:mừng anh (chị…) có việc làm
ご退院おめでとうございます:mừng anh (chị…) được xuất viện
お誕生日おめでとうございます:xin chúc mừng sinh nhập anh (chị…)
どうぞおしあわせに:vâng, xin chúc anh (chị…) hạnh phúc.

5.人とあったときのあいさつ:Lời chào hỏi khi gặp ai quen

いいお天気ですね。Trời đẹp (tốt) nhỉ
きょうもいい陽気ですね: hôm nay , trời cũng đẹp (tốt) nhỉ
寒いですね。Lạnh quá, trời lạnh nhỉ
今日は(お)寒いですね。Hôm nay trời lạnh quá nhỉ
よく冷えますね。Trời rét (buốt) quá nhỉ
よく降りますね。Mưa (tuyết) rơi nhiều nhỉ
毎日暑いですね。Ngày nào cũng nóng nhỉ
暖かくなりましたね。Trời đã trở nên ấm áp rồi há.
しのぎやすくなりましたね。Trời đã trở nên dễ chịu
お元気ですか。Anh (chị…) có khỏe mạnh không?
ご機嫌いかがですか。Sức khỏe anh (chị…) thế nào?
おかわりありませんか。Không có gì thay đổi phải không?
おかげさまで。Vâng, nhờ ơn trời
久しぶりですね。Lâu ngày quá nhỉ (mới gặp lại nhau)
お久しぶりですね。Lâu ngày quá nhỉ (cách lịch sự)
しばらくです。Lâu ngày nhỉ
ごぶさたしています。(xin lỗi) cho sự vắng mặt lâu ngày của tôi.

6.初対面のあいさつ: Lời chào hỏi khi gặp ai lần đầu

はじめまして、。。と申します。Xin chào ông (bà…), tôi tên là…
どうぞよろしく。Hân hạnh được quen biết ông (bà…)
どうぞよろしくお願いします。Xin hân hạnh được quen biết ông (bà…) (cách lịch sự)
お世話になります。Cám ơn sự giúp đỡ của ông (bà…)
こちらこそ。(không dám) tôi phải cám ơn ông (bà…) mới phải/ tôi cũng xin cám ơn ông (bà…)
こちらこそどうぞよろしく。Tôi cũng xin hân hạnh được quen biết ông (bà…)
こちらこそお世話になります。Tôi cũng xin cám ơn sự giúp đỡ của ông (bà…)

Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật!

Làm quen với tiếng Nhật

Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn bài học đầu tiên trong chương trình “Học tiếng Nhật sơ cấp và giao tiếp” của Trung tâm Nhật ngữ ABC – Trực thuộc công ty Cổ phần và phát triển Nguồn Nhân lực ABC.


Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị những đồ dùng và tài liệu phục vụ cho việc học tập hiệu quả đó là:
1. Vở tập viết chữ cái tiếng Nhật, tốt nhất là các bạn nên có một cuốn vở ô ly để viết chữ chính xác và đẹp hơn.
2. Bộ sách Minna no nihongo gồm 3 cuốn: Quyển sách chính, sách giải thích ngữ pháp, cuốn sách nghe.
3. Bút chì mềm 2B, tẩy.
Nào, các bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta cùng bắt đầu bài học nhé!

Tiếng Nhật là gì ?

♦ Tiếng Nhật là 1 kiểu chữ chắp dính. Có nghĩa là chúng ta chắp dính các thành phần nhỏ lại để được một ngôn ngữ. 
♦ Khác với tiếng Việt của chúng ta, để đọc được một từ trong tiếng Nhật, chúng ta chỉ cần gọi tên của tất cả những chữ cái có trong từ đó.
Ví dụ: Ta có một từ : ABC
Nhiệm vụ của ta chỉ là đọc tên 3 chữ cái: A, B, C thì sẽ được một từ là ABC
Tiếng Nhật có nguồn gốc từ đâu ?
♦ Tiếng Nhật mà chúng ta đang sử dụng hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc
♦ Trước khi du nhập tiếng Trung vào sử dụng, Nhật Bản chưa có chữ viết riêng cho mình
♦ Sau khi du nhập tiếng Trung Quốc, người Nhật Bản mới sáng tạo ra hai loại chữ viết đó là chữ Hiragana và Katakana như bây giờ

Tại sao tiếng Nhật lại xem như ngôn ngữ khó nhất thế giới ?

♦ Sau khi sáng tạo ra hai loại chữ Hiragana và Katakana, người Nhật vẫn giữ lại chữ Kanji (chữ Trung Quốc) cho riêng mình
♦ Như vậy, trong ngôn ngữ Nhật Bản tồn tại song song ba loại chữ cùng một lúc.
♦ Trong khi đó, với mỗi một chữ Kanji lại có hai cách đọc : Cách đọc theo âm Nhật và cách đọc theo âm Hán.
♦ Với mỗi cách đọc như vậy, lại không chỉ có một mà nhiều biến đổi nhỏ hơn nữa.
=>> Chính vì lí do này, tiếng Nhật mới trở thành ngôn ngữ khó nhất thế giới 
Thành phần tiếng Nhật:
♦ Tiếng Nhật được hình thành từ 3 loại chữ chính là: Hiragana , Katakana và Kanji ( Ngoài ra còn có chữ Romaji )

1. Bảng chữ mềm Hiragana
Đây là những chữ phiên âm của từ tiếng Nhật, giúp người ta dễ đọc và chia động từ
Ví dụ: わたし (watashi): tôi       あなた (anata): bạn

2. Bảng chữ chữ cứng Katakana
Thường dùng để viết những từ mượn ở nước ngoài, bảng này ít sử dụng hơn Hiragana
Ví dụ: カメラ(kamera): Máy ảnh
  
3. Chữ Hán Kanji
Giúp cho thể hiện ý nghĩa ngắn gọn hơn, dễ hiểu hơn, khi nhìn vào đoạn văn sẽ không bị rối
Ví dụ: 学生(がくせい): Học sinh, sinh viên
Bảng chữ Hiragana
Chia làm 5 bảng nhỏ:
1. Bảng Gojuuon (Bảng 50 âm)
2. Bảng dakuon (Âm đục)
3. Bảng handakuon (Bán đục âm)
4. Bảng youn (Âm đôi)
5. Bảng sokuon (Thúc âm)

4. Về cách học:
Đầu tiên các bạn đọc to các bảng chữ cái và nhớ mặt chữ trước
Chẳng hạn chữ あ các bạn nhận ra đọc là a, sau khi nhuần nhuyễn rồi các bạn mới 
tập nhớ ngược lại chữ “a” viết là [あ]
Cấu trúc tiếng Nhật:
♦ Ngữ pháp tiếng Nhật ngược so với tiếng Việt của chúng ta
Ví dụ:
Tiếng Việt : Tôi ăn cơm => Tiếng Nhật : Tôi cơm ăn
♦ 1 câu trong tiếng Nhật đầy đủ được thành lập từ từ vựng và các trợ từ
Ví dụ: 
わたし    は     やまだ    です。
( từ vựng ) ( trợ từ ) ( từ vựng ) ( từ vựng ) 

Chúc các bạn học tiếng Nhật vui vẻ!

Cơ hội thành công khi học tiếng Nhật

Khi đối mặt với con số 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 162.400 cử nhân, thạc sĩ chưa tìm được công việc phù hợp với bản thân, các bạn sinh viên mới và sắp ra trường đã có kế hoạch gì để vượt qua “cơn bão thất nghiệp”



Trang bị thêm kỹ năng mềm và khả năng ngôn ngữ là sự lựa chọn của nhiều sinh viên, người đi làm để gia tăng cơ hội nghề nghiệp. Khi mà có tới 1.600 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào Việt Nam, tiếng Nhật đã trở thành ngôn ngữ sớm được ưu chuộng và lựa chọn theo học để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự biết tiếng Nhật tại các công ty Nhật Bản.

Nhật Bản nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam

Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng, đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô, sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên. Rất nhiều các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản đã, đang và sẽ đầu tư tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê, đến đầu năm 2014, Nhật Bản có 2.619 dự án (còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư 37,5 tỷ USD, đứng thứ 2 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Nhật Bản luôn giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định tại Việt Nam và các dự án đầu tư của Nhật được đánh giá là hoạt động hiệu quả, công nghệ tốt. Nhật Bản luôn được đánh giá cao về phong cách làm việc, tính cần cù, thông minh, sáng tạo và luôn có tinh thần trách nhiệm.

Nhật Bản đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế công nghiệp và nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân Việt Nam. Tháng 7/2013, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược công nghệ hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam- Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trong đó ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp bao gồm: điện tử, máy công nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng và sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô.

Có thể thấy rằng trong những thập niên tới, Nhật Bản còn đầu tư rất nhiều vào Việt Nam khi hai nước đã nhất trí phát triển toàn diện quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản lên một tầm cao mới. Cùng với mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự biết tiếng Nhật tại Việt Nam


Theo nhận định của JETRO (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) thì từ sau năm 2012 tối thiểu có từ 80 ~ 90 công ty đầu tư mới. Điều này cho thấy làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản trong vài năm trở lại đây sau khi hạn chế tham gia vào hai thị trường lân cận là Trung Quốc và Thái Lan đã khiến cho nhu cầu nhân lực tiếng Nhật đang tăng đáng kể.

Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn với các vị trí như: phiên dịch, trợ lý, thư kí giám đốc, nhân viên văn phòng, nhân viên tổng vụ, kỹ sư IT biết tiếng Nhật… Tuy nhiên, qua các sàn giao dịch việc làm cho thấy, số người lao động biết tiếng Nhật đang rất thiếu; không chỉ thiếu về số lượng, mà còn thiếu cả về trình độ chuyên môn.

Chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “Tuyển dụng nhân sự Tiếng Nhật”, chúng ta có thể nhận được khoảng 1.040.000 kết quả tìm kiếm trả về trong vòng 0,45 giây. Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân sự biết tiếng Nhật hiện nay là rất lớn. Các doanh nghiệp Nhật đang “khát” nguồn nhân sự có trình độ và năng lực Nhật ngữ.

Những Cử nhân Ngôn ngữ Nhật sau khi tốt nghiệp, họ đã có thể dễ dàng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau và đạt đến mức thu nhập “khủng” trong các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Nhật Bản; nhân viên văn phòng, chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại tại các công ty 100% vốn Nhật Bản hay liên doanh với Nhật Bản; chuyên viên tại các công ty du lịch, hướng dẫn giao dịch với các đối tác Nhật Bản; giảng dạy tại các cơ sở giáo dục hoặc làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng khách sạn Nhật Bản;…

Thêm vào đó, khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng trong những năm gần đây. Việc đầu tư sâu hơn vào lực lượng hướng dẫn viên, quản lý khách sạn nhà hàng giỏi tiếng Nhật là một đòi hỏi tất yếu đối với các công ty du lịch Việt Nam.

Các vị trí được doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng nhiều nhất là biên phiên dịch tiếng Nhật, thư ký, trợ lý giám đốc, nhân viên hành chính văn phòng, nhân viên tổng vụ, nhân sự, kỹ sư IT biết tiếng Nhật. Đặc biệt là nhu cầu tuyển nhân viên công nghệ thông tin biết tiếng Nhật rất lớn nhưng không có đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Hợp tác giữa các doanh nghiệp CNTT Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác mới được khai thác ở mức rất thấp. Có tới 54,7% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tuyển người Việt Nam giỏi tiếng Nhật và có thể hòa hợp phong cách làm việc của người Nhật cũng như không thể tuyển dụng được người Việt Nam cho chức vụ quản lý. Đây cũng là bài toán khó cho nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và nguồn nhân lực tiếng Nhật chất lượng cao nói riêng.

Tuy nhiên, với đa dạng về các lĩnh vực, vị trí tại các doanh nghiệp Nhật Bản chính là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên yêu thích tiếng Nhật.

– Nhu cầu lao động biết tiếng Nhật ngày càng gia tăng: http://www.thesaigontimes.vn/123035/Nhu-cau-lao-dong-biet-tieng-Nhat-ngay-cang-tang.html

– Đắt hàng lao động tiếng Nhật: http://www.baomoi.com/Dat-hang-lao-dong-tieng-Nhat/146/16473945.epi

– Nhân sự biết tiếng Nhật cơ hội luôn rộng mở: http://tbsvn.com.vn/bai-viet-chia-se/nhan-su-biet-tieng-nhat-co-hoi-luon-rong-mo/

– Sinh viên tiếng Nhật đắt hàng: http://baodansinh.vn/sinh-vien-tieng-nhat-dat-hang-d3970.html


– Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên Ngôn ngữ Nhật là rất cao: http://daihoc.fpt.edu.vn/co-hoi-nghe-nghiep-cua-sinh-vien-ngon-ngu-nhat-la-rat-cao/

 Mức lương, chế độ đãi ngộ nhân sự biết tiếng Nhật ?

Khi làm việc tại các doanh nghiệp Nhật, mọi người sẽ hiểu là họ trả mức lương đúng với đúng công sức mình bỏ ra. Tùy vào mỗi vị trí và trình độ mà mức lương sẽ có sự khác biệt.

· Vị trí quản lý: 1000-2000USD.

· Vị trí biên phiên dịch ở KCN: 600-1000USD.

· Nhân viên hành chính tổng vụ biên phiên dịch ở nội thành: 400-700USD.

· Trình độ cao như N1: 1000USD trong nội thành.

· Kỹ sư biết tiếng Nhật : 600-800USD.

· Kỹ sư cầu nối: vị trí khó tuyển nhất, yêu cầu hiểu biết rõ về CNTT và thành thạo tiếng Nhật, mức lương 1000-2000USD.

· Công việc yêu cầu chuyên môn nhưng không yêu cầu quá cao về tiếng Nhật (tương đương N3): 400-600USD.

Mức lương cạnh tranh: nếu so sánh giữa mức lương công ty Nhật Bản và các công ty khác, kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài, ta có thể thấy dù ở cùng độ tuổi và vị trí, những người làm việc ở công ty Nhật có mức lương cạnh tranh hơn. Ngoài lương, doanh nghiệp Nhật Bản cũng chú trọng vào lợi ích nhân viên. Chẳng hạn như bảng lương cho nhân viên đều tuân thủ luật pháp, và theo định kì, lương sẽ được tăng dựa trên thực lực, thành tích và đóng góp cho cộng đồng.

Cơ hội của bạn ở đâu?


Bạn có biết hơn 400.000 sinh viên ra trường mỗi năm nhưng chỉ có 30% trong số đó xin được việc. Bạn có biết xin việc trong cơ quan Nhà nước cần những điều kiện gì? Bạn có muốn một công việc với mức lương có thể nuôi sống bản thân và gia đình?

Cơ hội không đâu xa mà nó nằm ngay trong tầm tay của các bạn. Với những thông tin về quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trên, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật, bạn có nghĩ mình sẽ làm việc trong các công ty Nhật, mức lương cao và trợ cấp tốt. Không khó để bạn có thể làm nhân viên cho các công ty Nhật ở Việt Nam. Điều quan trọng là bạn phải biết mình phải làm những gì?

Yêu cầu đầu tiên của bạn là phải biết tiếng Nhật. Ngoại ngữ quan trọng để bạn có thể giao tiếp và làm việc. Nhật Bản rất coi trọng hiểu biết của bạn về tiếng Nhật bên cạnh bằng cấp. Khi bạn đã có bằng cấp trong tay, chỉ cần trang bị cho mình thêm tiếng Nhật, bạn có thể xin việc dễ dàng tại các công ty Nhật đầu tư và đặt cơ sở tại Việt Nam với mức lương đáng mơ ước.

Vậy làm thế nào để sinh viên Việt Nam có thể học tốt được tiếng Nhật và nắm được những cơ hội việc làm thu nhập hấp dẫn này. Học tiếng Nhật bằng nhiều con đường trong đó con đường đi du học 1,5-2 năm ở Nhật Bản cũng sẽ là một lựa chọn cho các bạn trẻ dám đầu tư cho tương lai. Du học Nhật ngoài học tiếng, học thêm kiến thức về chuyên ngành, bạn còn có cơ hội làm việc tại Nhật Bản - đất nước dân số già đang rất cần lao động. Trong thời đại toàn cầu hoá, việc xây dựng một nền tảng năng lực vững chắc cũng chính là cách để bạn tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Hãy bước ra thế giới bên ngoài, vì chính bạn, vì gia đình và để một ngày bạn có thể cống hiến cho những người xung quanh.

Còn bạn đã có kế hoạch gì giúp mình “đứng vững” trong “cơn bão thất nghiệp” chưa ? Hãy thử làm quen với tiếng Nhật, có thể bạn sẽ thích thú với ngôn ngữ mới và tự tin tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Tiếng Nhật là vô cùng quan trọng, nó có thể thay đổi cả cuộc đời bạn trong vòng 5 năm tới. Hãy là người thông minh nắm bắt xu hướng và nhu cầu xã hội hiện tại.

Chúc các bạn may mắn và thành công với sự lựa chọn đi đến cơ hội cho chính mình.

Bất ngờ với phong tục đón Tết của người Nhật Bản

Hầu hết các nước châu Á đều đón tết theo âm lịch, nhưng Nhật Bản lại đón tết theo dương lịch. Phong tục đón Tết ở Nhật Bản rất khác so với Tết ở Việt Nam. Đối với các bạn thực tập sinh, thì các bạn cũng có nhiều nhất là 3 cái Tết tại đất nước hoa anh đào.

Hôm nay, hãy cùng ABC tìm hiểu về những điều đặc biệt và độc đáo trong phong tục đón Tết của người Nhật Bản nhé!

1.Treo shimenawa trước cửa nhà.

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh shimenawa trước cửa nhà của các gia đình Nhật Bản. Với mong muốn đuổi ma quỷ, chào đón những điều may mắn, vị thần đến với gia đình. Các trang trí shimenawa thường sặc sỡ sắc màu, ấm cúng, biểu tượng cho những điều tốt đẹp, bình yên trong cuộc sống.


2. Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa.

Kadomatsu thường được làm bằng 3 ống tre tương, và cành thông được xếp theo số lẻ, với mục đích là hạnh phúc đông đầy, không thể chia hết được. Còn cây thông được xem như có sức sống bất diệt, mong muốn mọi điều tốt lành đến với gia chủ.


Hiện nay người Nhật tổ chức đón năm mới vào ngày 01/01 theo dương lịch hàng năm, trước đây người dân xứ sở hoa anh đào cũng đón năm mới theo âm lich, như Việt Nam và một số nước Châu Á

3. Đặt Wakazari trong bếp.

Người Nhât đặt Wakazari trong bếp với mon g muốn tạ ơn những vị thần lửa và thần nước, đã đem đến cuộc sông no ấm, những bữa cơm gia đình ngon tuyệt cho họ. Bên cạnh đó, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu bình an trong năm.



4. Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần.

Nhằm tỏ lòng thành biết ơn tới tổ tiên, và các vị thần, người Nhật Bản thường cúng các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu, vì người Nhật quy định lúc này cả người về thần sẽ cùng dùng bữa với nhau.


5. Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni

Theo phong tục tập quán tại Nhật, thì mùng 1 vị thần Toshidon sẽ xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan, vân lời cha mẹ bánh dầy Ozoni. Từ đs, mùng 1 Tết, người dân Nhật thường hay ăn bánh Ozoni


6. Lì xì đầu năm mới

Ở Nhật cũng như ở Việt Nam, vẫn còn giữ gìn phong tục lì xì năm mới. Lì xì cho trẻ con hay ăn chóng lớn, học giởi, ngoan ngoãn, lì xì cho bố mẹ, ông bà, mong họ có cuộc sống hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi.


Trên đây, chỉ mới là một số phong tục đón Tết của người dân Nhật Bản. Lao động Việt Nam khi sinh sống và làm việc tại đây, có thể còn nhiều bỡ ngỡ với phong tục đón Tết của họ. Nhưng cho dù có khác biệt, thì ý nghĩa của Tết thì nơi nào cũng giống nhau. Tết là sum họp, Tết là đoàn viên.

Vậy là với các bạn thực tập sinh, du học sinh tại Nhật Bản thời gian Tết đã đến rất gần, hi vọng với những chia sẻ trên đây các bạn có những hiểu biết thêm về những phong tục trong ngày Tết của Nhật Bản và cùng đón một cái Tết thật vui vẻ nhé!

(Nguồn: Sưu tầm)

Vui học tiếng Nhật - Từ vựng tiếng Nhật về trái cây

Những từ vựng tiếng Nhật về Trái cây
アーモンド: Hạnh nhân
Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

アップル/りんご: Táo


きんかん(金柑) : Tắc

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

サポディラ/ サポジラ: Sapôchê, hồng xiêm

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

スターアップル (水晶柿): Vú sữa

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

ドラゴンフルーツ: Thanh long

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

マンゴー: Xoài

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

マンゴスチン: Măng cụt

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

みかん: Quýt

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

れいし (茘枝) : Vải

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

さくらんぼ/ チェリー: Anh đào


アボカド: Bơ

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

ザボン: Bưởi

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

ランサット:Bòng bong

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

オレンジ: Cam

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

バナナ: Chuối

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

ランブータン/ ランブタン: Chôm chôm

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

レモン: Chanh vỏ vàng

ライム: Chanh vỏ xanh
Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

パッションフルーツ: Chanh dây

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

いちご/ ストロベリー: Dâu/ Dâu tây

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

ハネデューメロン: Dưa mật / Dưa ruột xanh

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

キャンタロープ: Dưa ruột vàng
ココナッツ/ ココナツ: Dừa


パイナップル/ パインアップル: Dứa/ Thơm


パパイア/ パパイヤ/ パパヤ: Đu đủ

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

カシュー: Điều ; カシューナッツ: Hạt Điều


柿 (かき)/ パーシモン: Hồng

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

栗 (くり)/ チェスナット: hạt dẻ
五斂子 (ごれんし)/ スターフルーツ: khế

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

キウイ/ キーウィ/ キウイフルーツ: kiwi


なし (梨): lê

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

ざくろ(石榴): lựu

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

あんず (杏) / アプリコット: mơ

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

タマリンド: me


パラミツ/ ジャックフルーツ: mít

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây

すもも ( 李 )/ プラム: mận

Vui học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề trái cây
Chúc các bạn học tiếng Nhật vui vẻ! 

Top